Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trường5 bài học rút ra từ Chiến lược thời trang tuần hoàn mới của EU

5 bài học rút ra từ Chiến lược thời trang tuần hoàn mới của EU

15 dich1 22.01.2024

Vào ngày 05 tháng 12 năm 2023, Liên minh Châu Âu (EU) đã công bố các quy định mới nhằm giải quyết những thách thức môi trường gây ra bởi ngành công nghiệp thời trang – ngành gây ô nhiễm thứ ba trên thế giới sau ngành nhiên liệu hóa thạch và nông nghiệp. Ngành công nghiệp này đã thải ra 10% tổng lượng khí thải carborn của thế giới và dự kiến sẽ chiếm ¼ khí thải toàn cầu vào năm 2050.

Nguyên nhân chính đằng sau điều này là sự tiêu thụ quá mức. Do sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm thời trang giá rẻ nhưng chất lượng thấp từ các chuỗi thời trang nhanh lớn như Shein, Primark, Forever21, Uniqlo, Zara, và H&M, mức tiêu thụ quần áo toàn cầu tăng gần gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015 và dự kiến sẽ đạt mức đáng kinh ngạc là 102 triệu tấn vào năm 2030.

Tác động môi trường của thời trang nhanh

Thời trang nhanh có tác động tiêu cực đến môi trường theo nhiều cách khác nhau. Ngành công nghiệp thời trang là ngành tiêu thụ nước lớn thứ hai. Thực vậy, quy trình nhuộm và xử lý vải hiện nay cần khoảng 93 tỷ mét khối nước hàng năm – đủ nước cho 5 triệu người. Các quá trình này cũng chiếm 20% lượng nước thải toàn cầu.

Hơn nữa, ngành công nghiệp này tạo ra lượng chất thải khổng lồ. Số lần mọi người mặc một bộ quần áo đã giảm hơn 1/3 xuống mức trung bình 7 lần trong 15 năm qua, một yếu tố góp phần tạo ra 92 triệu tấn chất thải dệt may đáng kinh ngạc trên toàn thế giới mỗi năm. Chưa đến 1% quần áo đã qua sử dụng được tái chế thành quần áo mới, trong khi 87% sợi quần áo được đốt hoặc đưa vào bãi rác – tương đương với việc một xe rác chứa đầy quần áo bị đốt hoặc đổ mỗi giây. Các bãi chôn lấp quần áo phổ biến nằm ở Accra (Ghana), Panipat (Ấn Độ) và sa mạc Atacama (Chile), nơi vải dệt có thể mất tới 200 năm để phân hủy.

Thêm nữa, vải tổng hợp (làm bằng nhựa) sẽ bong ra các sợi nhựa mỗi khi giặt, phần lớn sẽ trôi ra đại dương. Khoảng 60% quần áo và 70% hàng dệt may gia dụng được cho là có chứa nhựa. Kết quả là ước tính có khoảng nửa triệu tấn sợi nhựa được thải ra đại dương hàng năm, tương đương với 50 tỷ chai nhựa. Những sợi nhỏ này đang lan rộng qua chuỗi thức ăn, đe dọa sức khỏe của động vật và con người.

Toàn bộ chuỗi cung ứng thời trang không chỉ phân tán mà còn thiếu minh bạch. Các chuỗi thời trang nhanh lớn đã gia công hoàn toàn quy trình sản xuất tại các nhà máy dệt may ở Trung Quốc và Bangladesh, nơi chi phí nhân công và sản xuất rất rẻ. Vì có rất ít sự giám sát từ các công ty may mặc về quy trình sản xuất và điều kiện làm việc chủ yếu là nữ công nhân dệt may tại các nhà máy ở xa này do đó các vấn đề về môi trường và nhân quyền trong ngành sản xuất dệt may từ lâu đã bị bỏ qua.

Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn của EU

EU đã đi đầu trong việc giải quyết những thách thức này và ủng hộ việc chuyển đổi từ thời trang nhanh sang thời trang tuần hoàn thông qua một loạt chính sách toàn diện.

Chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn của EU năm 2022 là nền tảng cho những nỗ lực này. Đây là một phần trong nỗ lực của khối 27 quốc gia nhằm thiết lập nền kinh tế tuần hoàn trong các ngành, đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, và thực hiện các cam kết được đưa ra trong Thỏa thuận xanh châu Âu 2019, Kế hoạch hành động Kinh tế tuần hoàn năm 2020 (CEAP) và Chiến lược công nghiệp cho ngành thời trang.

Chiến lược mới đưa ra các quy định, mang tính ràng buộc – hoặc cập nhật các quy định hiện hành – đối với các quốc gia thành viên và các công ty kinh doanh trong hoặc với khối sẽ được thực thi trong một vài năm. Điều này có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng EU?

1.Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội mua những quần áo bền vững

Theo quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (ESPR), các yêu cầu thiết kế sinh thái mang tính ràng buộc đối với hàng dệt may được đặt ra. Những yêu cầu này nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của quần áo, bằng cách khuyến khích các công ty trở nên tuần hoàn hơn, làm cho vật liệu bền hơn hoặc có thể tái chế, sử dụng phương pháp nhuộm không dùng nước, sử dụng chất thải làm nguyên liệu thô cho vải, ra mắt ít bộ sưu tập ra thị trường và cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ hoặc bộ sưu tập đồ cũ.

EU cũng cung cấp cho các doanh nghiệp các ưu đãi kinh tế để tạo ra sản phẩm bền vững hơn, như: giảm phí cho các thương hiệu cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời tăng phí cho các thương hiệu ít thân thiện với môi trường hơn. Các công ty bền vững có thể lựa chọn trợ cấp hoặc giảm thuế. Trong khi nghiên cứu, đổi mới và đầu tư vào thời trang tuần hoàn được hỗ trợ thông qua đấu thầu, cho vay và trợ cấp của EU và các quốc gia thành viên. Nhờ đó, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn để mua quần áo bền vững với giá cả phải chăng.

2.Quần áo bị trả lại hoặc vứt đi của người tiêu dùng sẽ không còn bị đưa vào bãi rác chung ở một đất nước xa xôi 

Để tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải dệt may, EU đã đưa ra Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với hàng dệt may. Quy định này sẽ được thực thi tại các quốc gia thành viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của hàng dệt may. EPR sẽ bao gồm lệnh cấm tiêu hủy hàng dệt may không bán được hoặc bị trả lại và nghĩa vụ tách việc thu gom chất thải dệt may khỏi các loại chất thải khác.

Khung chỉ thị về Chất thải của EU sẽ được cập nhật để ngăn chặn việc xuất khẩu chất thải dệt may. Chất thải dệt may đến các nước không thuộc OECD sẽ chỉ được phép với một số điều kiện nghiêm ngặt nhất định. Để ngăn chặn chất thải dệt may bị dán nhãn sai là sản phẩm qua sử dụng khi xuất khẩu, EU cũng sẽ đưa ra các tiêu chí xử lý cụ thể hơn.

3.Quần áo của người tiêu dùng sẽ thải ra ít vi nhựa hơn

Các quy định về quy trình sản xuất đã được đưa ra nhằm ngăn chặn việc vô tình phát tán vi nhựa từ hàng dệt may, có thể bao gồm các quy định về thiết kế sản phẩm, giặt sơ và các sản phẩm cải tiến như bộ lọc tích hợp trong máy giặt hoặc quy trình xử lý nước thải mới.

4.Người tiêu dùng sẽ có thêm thông tin về nguồn gốc và tính bền vững của những sản phẩm dệt may của mình

Hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số bắt buộc bao gồm các yêu cầu về tính tuần hoàn và môi trường đã được đưa ra để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và độ tin cậy trên toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may. Các công ty may mặc cần cung cấp thông tin dễ tiếp cận về độ bền, khả năng sửa chữa, nội dung tái chế và vật liệu được sử dụng để cho phép người tiêu dùng mua hàng thông minh. Thông tin này sẽ cần phải được đưa vào nhãn vật lý hoặc nhãn kỹ thuật số.

Tính minh bạch và công bằng hiện cũng được đảm bảo bởi Chỉ thị về Cẩn trọng Nâng cao bền vững của Doanh nghiệp sắp tới, một sáng kiến riêng của EU tác động đến ngành thời trang nhằm mục đích thúc đẩy hành vi bền vững, có trách nhiệm và minh bạch của doanh nghiệp trên toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty sẽ phải đáp ứng các nghĩa vụ thẩm định để xác định, ngăn chặn, giảm thiểu hoặc chấm dứt tác động tiêu cực từ các hoạt động và chuỗi cung ứng của họ đối với nhân quyền và môi trường. Chỉ thị này có thể sẽ có hiệu lực vào năm 2050 và sẽ không áp dụng đối với các công ty lớn của EU cũng như các công ty ngoài EU hoạt động trong khối. Trong trường hợp không tuân thủ, các quốc gia thành viên có thể phạt tiền và người tiêu dùng có thể khởi kiện.

5.Người tiêu dùng sẽ ít bị lừa bởi các chiến dịch tẩy xanh bởi các chuỗi thời trang nhanh

Các quy định chặt chẽ hơn chống lại hoạt động tẩy xanh được áp dụng theo Sáng kiến Yêu cầu Xanh, cấm sử dụng các tuyên bố chung chung như ‘Xanh’, ‘thân thiện với môi trường’ hoặc ‘tốt cho môi trường’ trừ khi được cơ quan có thẩm quyền hoặc nhãn sinh thái được EU công nhận.

Khi thế giới vật lộn với những tác động của việc tiêu thụ và lãng phí quá mức, EU nổi bật như người tiên phong, chủ động đưa ra chiến lược dệt may mới của mình như một ngọn hải đăng hy vọng. Với các chính sách và quy định rõ ràng nhằm hiện thực hóa tính tuần hoàn trong toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may, EU đang giải quyết các thách thức môi trường phát sinh từ cả phía cầu và phía cung của ngành.

Với chuỗi cung ứng rải rác khắp thế giới và EU đang là thị trường quan trọng đối với nhiều công ty quốc tế, nhiều khả năng tác động của những quy định tiên phong này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ngành thời trang toàn cầu. Mặc dù cuộc hành trình còn dài nhưng các sáng kiến của EU mang lại hy vọng rằng một tương lai nơi thời trang nhanh sẽ lỗi thời là có thể xảy ra.

Nguồn: Earth

Từ khóa: EU, sản phẩm dệt may, kinh tế tuần hoàn

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393611
Go to top