Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếDư âm khó khăn vẫn tác động doanh nghiệp dệt may

Dư âm khó khăn vẫn tác động doanh nghiệp dệt may

 15 tin 2 23.04.2024Xuất khẩu dệt may khởi sắc hơn nhưng doanh nghiệp chịu dư âm của năm 2023 với nhiều khó khăn, bất định

Đây là một trong những thông tin được ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ.

Từ đầu năm nay, xuất khẩu dệt may có tín hiệu khởi sắc hơn, doanh nghiệp ký đơn hàng dồi dào và giá thành có xu hướng tăng lên. Doanh nghiệp dệt may chuyển từ trạng thái “cái gì cũng nhận, cũng làm” của năm 2023 sang trạng thái có lựa chọn để không ký nhiều quá trong điều kiện giá vẫn còn thấp có thể dẫn đến lỗ... Nhờ vậy, trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,54 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2023.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu của cả năm, Phó Chủ tịchVITAS cho rằng, những “dư âm” khó khăn của năm 2023 vẫn tác động, nhất là những bất định bên ngoài như tăng phí từ vận tải biển do tình trạng bất ổn ở Biển Đỏ, khách hàng có thể gây áp lực buộc doanh nghiệp dệt may phải chia sẻ.

Về lâu dài, chuyển đổi xanh đang tạo áp lực lớn. Cụ thể, các thị trường lớn như EU đã có nhiều yêu cầu về tăng trưởng xanh như thời trang bền vững hay chiến lược dệt may bền vững, bắt đầu từ thiết kế sinh thái, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm bền vững. Thậm chí, khâu thải bỏ cũng phải bền vững, phải tái chế và sử dụng lại. Yêu cầu này cũng áp dụng cả với hàng tồn kho.

Bên cạnh đó, nhiều nhãn hàng đưa ra yêu cầu riêng như mức độ sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất để đến năm 2050 phải sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Không thực hiện, doanh nghiệp phải mua tín chỉ carbon, có thể làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Việc thiếu hụt lao động cũng là khó khăn hiện hữu với các doanh nghiệp sau khi gần 80.000 lao động mất việc làm trong nửa đầu năm 2023 đã trở về quê tìm việc và không quay lại nữa…

Để ngành dệt may vượt qua khó khăn phát triển bền vững trong dài hạn, Phó Chủ tịch Trương Văn Cẩm kiến nghị Chính phủ  đẩy nhanh thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội để giúp lao động gắn bó lâu dài, hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xem xét chuyển gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng để có thể hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Việc chuyển đổi này cần rất nhiều tài chính để đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ…

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Từ khóa: tín chỉ carbon, chuyển đổi xanh, ngành dệt may

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416774
Go to top