Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐối thoại, nâng cao nhận thức của nhà xuất khẩu sẽ ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Đối thoại, nâng cao nhận thức của nhà xuất khẩu sẽ ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

 35 tin 1 22.04.2024Tiến sỹ Devmali Perera, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam nhận định, bằng việc thực hiện ngay các giải pháp ngắn hạn, đồng thời triển khai chiến lược dài hạn, Việt Nam có thể giải quyết các thách thức của CBAM và hướng tới thực hiện cam kết quốc gia về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2022, mức phát thải khí nhà kính tại Việt Nam đã tăng nhanh trong 30 năm qua song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc của đất nước.

Quá trình tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng phụ thuộc vào than đá, tạo ra lượng khí nhà kính đáng kể. Do đó, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU).

Tuy nhiên, CBAM sẽ không tác động đồng đều tới toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mà rõ ràng nhất với bốn ngành xuất khẩu chính: sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón. Đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU, việc thực hiện CBAM đem đến một số thách thức.

Để giải quyết thành công những thách thức trên đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác nhằm đảm bảo hàng xuất khẩu của Việt Nam duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường EU, đồng thời đóng góp vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Vậy, Việt Nam nên có những biện pháp gì để giảm thiểu tác động của CBAM trong ngắn hạn, thưa Tiến sỹ?

Tiến sỹ Devmali Perera: Trong ngắn hạn, Việt Nam với tư cách là một quốc gia nên tập trung chủ yếu vào hai việc.

Đầu tiên, Chính phủ nên tích cực tham gia đối thoại với EU và các đối tác thương mại khác để đàm phán về các thỏa thuận chuyển tiếp, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực.

Thông qua hợp tác với các quốc gia bị ảnh hưởng khác để chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược, Việt Nam có thể củng cố vị thế của mình trong quá trình vận động thực hiện CBAM một cách công bằng và hợp lý. Ví dụ, Châu Phi được dự đoán là bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi CBAM, với những tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế và xuất khẩu sang EU trong các lĩnh vực như nhôm, sắt thép, phân bón và xi măng.

Ở Châu Á, Thái Lan và Ấn Độ cũng dự kiến sẽ gặp phải những tác động đáng kể khi GDP giảm do các mặt hàng xuất khẩu thâm dụng carbon bị tác động bởi CBAM. Bằng cách tiếp tục đối thoại và hợp tác, Việt Nam có thể xây dựng thành công một kế hoạch chiến lược nhằm giải quyết thách thức trong dài hạn.

Thứ hai, nâng cao nhận thức của các nhà xuất khẩu Việt Nam về CBAM và những tác động của nó là việc cần làm.

Chính phủ nên phối hợp với các hiệp hội và đối tác quốc tế để tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo nâng cao năng lực về quản lý carbon và kỹ thuật sản xuất xanh; đồng thời, nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ và xác định các biện pháp tức thời để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất.

Điều này liên quan việc áp dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến, tiết kiệm năng lượng. Bằng cách thúc đẩy kiểm toán năng lượng và đưa ra ưu đãi tài chính cho việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình áp dụng. Cách tiếp cận này sẽ trang bị cho doanh nghiệp trong nước hành trang để có được cơ chế báo cáo carbon và giao dịch carbon bài bản trong tương lai, đảm bảo tuân thủ lâu dài và bền vững.

Việt Nam có thể xây dựng chính sách thuế carbon phù hợp với hoàn cảnh kinh tế trong dài hạn ra sao?

Tiến sỹ Devmali Perera: Chiến lược dài hạn hiệu quả nhất đối với Việt Nam bao gồm việc thiết lập cơ chế định giá carbon toàn diện và hệ thống báo cáo carbon bài bản, cùng với kế hoạch chiến lược nhằm giảm lượng khí thải carbon tại các doanh nghiệp Việt Nam. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đường cho các doanh nghiệp áp dụng thông lệ bền vững bằng cách điều chỉnh các ưu đãi kinh tế phù hợp với các mục tiêu bền vững về môi trường.

Bất kỳ quốc gia nào, kể cả Việt Nam, đều có khả năng tạo ra thị trường carbon của riêng mình và đánh thuế carbon đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong trường hợp các nhà xuất khẩu phải chịu thuế carbon trong nước bằng với mức thuế CBAM, EU tuyên bố sẵn sàng công nhận điều này và có thể khấu trừ một khoản tương đương. Do đó, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng thuế carbon đối với các doanh nghiệp địa phương.

Ví dụ, Ấn Độ gần đây đã giới thiệu Chương trình Giao dịch tín chỉ carbon (Carbon Credit Trading Scheme - CCTS) để đạt được các mục tiêu giảm thiểu phát thải carbon. Việc triển khai hiệu quả CCTS sẽ cho phép các doanh nghiệp Ấn Độ chứng minh sản phẩm của họ được sản xuất bằng công nghệ xanh và ít carbon, có khả năng giảm mức thuế CBAM họ phải đóng và thúc đẩy xuất khẩu năng lượng xanh sang EU.

Để hướng tới một nền kinh tế xanh hơn, chính phủ Việt Nam đã triển khai thuế bảo vệ môi trường từ năm 2010. Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam theo kịp các thông lệ tốt nhất trên thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14067:2020 về khí nhà kính vào năm 2020.

Bộ tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu và khuyến nghị cơ bản mà doanh nghiệp cần để tính toán và công bố chính xác lượng khí thải carbon của họ. Tuy nhiên, đến nay thị trường carbon của Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng chính sách thuế carbon phù hợp với nền kinh tế và tích cực nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về các chính sách này.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Việt Nam trong thập kỷ qua đã dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính tăng đáng kể. Với kịch bản này, điều quan trọng là phải tiến hành đánh giá chi tiết về lượng khí thải carbon trong nước.

Theo báo cáo của WB năm 2022, ngành năng lượng gây ra khoảng 65% lượng phát thải khí nhà kính (chiếm tỷ lệ cao nhất) của Việt Nam năm 2020 và ngành nông nghiệp khoảng 19%. Do đó, đánh thuế theo ngành sẽ hiệu quả hơn thay vì áp dụng một mức thuế carbon chung cho tất cả. Những ngành phát thải nhiều nhất như năng lượng, đặc biệt là sản xuất năng lượng phụ thuộc vào than đá, có thể bị đánh thuế ở mức cao nhất. Hơn nữa, việc thực hiện thuế carbon theo từng giai đoạn sẽ cho phép các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh và đầu tư vào công nghệ sạch hơn.

Một cách tiếp cận bền vững hơn là khuyến khích các doanh nghiệp khử cacbon trong chuỗi cung ứng của họ. Chính phủ có thể sử dụng nguồn thu từ thuế carbon để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, nâng cấp công nghệ và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển theo các phương pháp bền vững. Ngoài ra, các ưu đãi tài chính như giảm thuế, trợ cấp mua công nghệ xanh hoặc trợ cấp cho các dự án bền vững có thể hỗ trợ doanh nghiệp. Bằng cách liên kết trực tiếp lợi ích tài chính với nỗ lực giảm phát thải, các doanh nghiệp sẽ có động lực hơn để đầu tư vào quá trình khử cacbon.

Tóm lại, việc triển khai thành công các chính sách thuế carbon và quá trình khử cacbon trong chuỗi cung ứng xoay quanh sự phối hợp và nhận thức chung từ nhiều bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và công chúng nói chung.

Các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản đang xem xét áp dụng thuế carbon trong thời gian tới. Động thái này có thể sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu xuất khẩu, đặc biệt đối với các quốc gia có tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Do đó, cần thực hiện các giải pháp ngắn hạn nhằm giảm thiểu tác động của CBAM đối với xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời hướng tới thực hiện cam kết quốc gia về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Nguồn: Thương hiệu Công luận

Từ khóa: CBAM, nhập khẩu, thuế carbon, EU

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410223
Go to top