Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTrung Quốc cam kết mở ra hy vọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ảm đạm

Trung Quốc cam kết mở ra hy vọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ảm đạm

economy

10 năm qua kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng trong quá trình mở cửa mạnh mẽ của Trung Quốc, sự tăng trưởng vượt bậc trong thương mại và đầu tư, và đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình toàn cầu hóa.

Mở cửa mạnh mẽ là yếu tố then chốt trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình và là một phần không thể thiếu trong Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc thời đại mới - tầm nhìn phát triển lấy người dân làm trung tâm của Ông Tập Cận Bình dựa trên điều kiện và sự phát triển của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình đã trình bày rõ quan điểm tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến các nhà lãnh đạo G20 vào năm 2020, được tổ chức sau khi dịch Covid-19 bùng phát, rằng: Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách và mở cửa, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, mở rộng nhập khẩu và xuất khẩu, góp phần ổn định nền kinh tế thế giới.

Ông nhắc lại cam kết gần đây tại hội nghị Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc vào ngày 18 tháng 5 rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi chính sách tăng cường mở cửa. Vì chính sách này đem lại nhiều cơ hội thị trường, đầu tư và tăng trưởng hơn cho cộng đồng doanh nghiệp thế giới.

Năm 2013, một năm sau Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 18, Khu Thương mại tự do thí điểm Trung Quốc (Thượng Hải) (FTZ) đã được thành lập. Tính tới thời điểm hiện tại, có 21 FTZ trên cả nước.

Ngoài ra, đảo Hải Nam ở cực nam Trung Quốc đang được phát triển thành một cảng thương mại tự do, tương tự như Hong Kong, Singapore và các khu vực thương mại tự do hàng đầu trên thế giới.

Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – đây là một hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới hiện nay được 12 quốc gia phê chuẩn cho đến nay và Trung Quốc đã xin gia nhập Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - là hiệp định thương mại tự do giữa 11 khu vực Vành đai Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện cũng đang đàm phán một Hiệp định Toàn diện về Đầu tư  (CAI) với Liên minh Châu Âu (EU).

Vào năm 2013, Ông Tập Cận Bình đã đề xuất Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, đề nghị hợp tác trên toàn thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng.Các mục tiêu và dự án của sáng kiến kết hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền vững, và ngày nay, hơn 160 quốc gia và tổ chức quốc tế là một phần của sáng kiến ​​này. Một báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới vào năm 2019 cho biết Sáng kiến này có thể thúc đẩy mức tăng thu nhập từ 1,2 đến 3,4% ở các quốc gia đối tác và mức tăng 0,7 đến 2,9% trên toàn thế giới. Ngoài ra, nó có thể đưa 34 triệu người thoát khỏi mức nghèo trung bình vào năm 2030.

Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2013; đến năm 2021, quốc gia này trở thành là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 quốc gia và khu vực. Trong bảy tháng đầu năm 2022, thương mại quốc tế của Trung Quốc đạt 23,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,5 nghìn tỷ USD), tăng 10,4% so với năm 2021. Trung Quốc cũng trở thành quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp xuyên biên giới.

Sự mở cửa mạnh mẽ, toàn diện này đã góp phần vào quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương, đồng thời mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh bất ổn hiện nay đang đe dọa tương lai của toàn cầu hóa.

Căng thẳng ở Ukraine đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong cục diện chiến lược địa chính trị. Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, thông qua các lệnh trừng phạt đối với Nga, đang buộc các nước khác phải lựa chọn đứng về phe nào. Đồng thời, Washington đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc, đưa ra thông điệp về “mối đe dọa từ Trung Quốc” tại nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau, từ Hội nghị Thượng đỉnh G7 đến Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm nay.

Hoa Kỳ cũng đã xây dựng các chiến lược mới như Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Tổng thống Hoa Kỳ - Joe Biden và “Đạo luật Khoa học và chip” gần đây để nâng cao vị thế ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia và giúp ngành này cạnh tranh hơn với Trung Quốc. Tất cả điều này nhằm mục đích phân cực thế giới thành hai phe đối đầu, phương Tây và phần còn lại.

Những diễn biến gần đây không chỉ gây ra những rủi ro địa chính trị nghiêm trọng đối với hòa bình và phát triển toàn cầu, mà còn phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng tới quá trình toàn cầu hóa.

Mọi thứ có thể tồi tệ hơn, sự phân cực địa chính trị diễn ra vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang hứng chịu các cuộc khủng hoảng về năng lượng, lương thực, nợ và lạm phát cao, đối mặt với một tương lai ảm đạm và bất định hơn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng GDP thế giới xuống 3,2% cho năm 2022 và 2,9% cho năm 2023.

Trong hoàn cảnh đó, Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và cường quốc thương mại lớn nhất toàn cầu, đang có những đóng góp quan trọng trong việc duy trì toàn cầu hóa và duy trì chủ nghĩa đa phương. Các nỗ lực mở cửa của Trung Quốc chống lại sự phân cực và thúc đẩy hợp tác bao trùm cho tất cả các quốc gia và khu vực.

Trung Quốc có những đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị cấp bộ trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới lần thứ 12, tổ chức vào tháng 6 năm 2022 -  một biểu tượng cho chiến thắng của chủ nghĩa đa phương. Gần như tất cả các quốc gia đều có sự gia tăng thương mại vượt bậc với Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm 2022.

Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của Trung Quốc, kêu gọi hợp tác toàn diện, cùng có lợi cho tất cả các quốc gia, đang mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển. Tiềm năng thị trường rộng lớn đang mở rộng của Trung Quốc, bởi chính sách ngày càng cởi mở, đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư từ phương Tây, phá vỡ chiến lược phân cực của Washington.

Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực hàng đầu cho tăng trưởng thế giới và là nền tảng cho toàn cầu hóa, hòa bình và phát triển thế giới trong bối cảnh khó khăn hiện nay và trong những năm tới.

Nguồn: CGTN

Từ khóa: Trung Quốc; đóng góp; động lực; đa phương; phân cực; toàn cầu hóa; toàn cầu; mở cửa; mạnh mẽ.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409482
Go to top