Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếGiải pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc - Tìm hiểu về Chính sách Tài khóa và Tiền tệ của Trung Quốc

Giải pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc - Tìm hiểu về Chính sách Tài khóa và Tiền tệ của Trung Quốc

Chinas stimulus measures Real Estate Development Investment 1Chính sách tiền tệ

Chính sách chuyển lợi nhuận của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC)

Vào tháng 3 năm 2022, PBOC đã thông báo chuyển khoản lợi nhuận 1 nghìn tỷ NDT (149,6 tỷ USD) cho chính phủ. Theo tuyên bố, số tiền này sẽ được sử dụng để hoàn thuế và chuyển cho chính quyền địa phương để giúp hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tại địa phương.

Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR)

Một trong những công cụ chính sách tiền tệ khác của chính phủ là cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng. RRR là lượng thanh khoản mà các ngân hàng phải giữ lại so với số tiền đầu tư. Tỷ lệ RRR thấp hơn có nghĩa là các ngân hàng có nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu.

Tháng 12 năm 2021, PBOC đã cắt giảm 0,5% RRR; miễn giảm 1,2 nghìn tỷ NDT (179,6 tỷ USD) cho các ngân hàng. Ngân hàng trung ương trước đó đã cắt giảm RRR một khoảng tương tự như vậy vào tháng 7 năm 2021, miễn giảm khoảng 1 nghìn tỷ NDT (179,6 tỷ USD). Theo các nhà phân tích, điều này sẽ cho phép các ngân hàng cung cấp nhiều khoản vay hơn cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tình trạng kinh tế suy giảm vào cuối năm nay.

Trong năm 2022, lần cắt giảm RRR đầu tiên vào ngày 25 tháng 4; tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ hơn so với các lần cắt giảm trước đó là 0,25%, chỉ được miễn khoảng 530 tỷ NDT (79,3 tỷ USD).

Cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR)

Một công cụ quan trọng khác để kích thích nền kinh tế là cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR). Lãi suất cho vay cơ bản LPR là tiêu chuẩn về lãi suất cho vay và thế chấp doanh nghiệp đối với các ngân hàng thương mại do PBOC quy định. Định mức LPR được thiết lập vào ngày 20 hàng tháng và dựa trên tỷ lệ đề xuất của 18 ngân hàng thương mại, bao gồm cả 2 ngân hàng nước ngoài. LPR cũng được củng cố bởi lãi suất cơ sở cho vay trung hạn (MLF) do PBOC quy định.

Việc hạ thấp LPR sẽ làm giảm chi phí các khoản vay mới cho người đi vay, giúp tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế đồng thời giúp thúc đẩy doanh số bán nhà ở khi các khoản thế chấp mới trở nên ít hơn.

Vào tháng 5 năm 2022, PBOC đã cắt giảm LPR 5 năm với số tiền kỷ lục (từ 4,6% xuống 4,45%), để góp phần thúc đẩy lĩnh vực bất động sản.

Các chương trìnhcho vay lại

Kể từ khi đại dịch bùng phát, PBOC tăng cường các chương trình cho vay lại để mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Các khoản cho vay lại được ngân hàng trung ương cung cấp cho các ngân hàng thương mại. PBOC cũng đặt ra lãi suất cho vay lại để có thể kiểm soát mức phí của các khoản vay và cho phép các ngân hàng phát hành các khoản vay thấp hơn bằng cách giảm lãi suất cho vay lại.

Một số ví dụ gần đây về các chương trình này bao gồm hạn ngạch cho vay để hỗ trợ ngành giao thông vận tải được triển khai vào tháng 5 năm 2022 khoảng 100 tỷ NDT (15 tỷ USD) và hạn ngạch cho vay để hỗ trợ dịch vụ chăm sóc người cao tuổi khoảng 40 tỷ NDT (6 tỷ USD).

Vào tháng 12 năm 2021, PBOC cũng cắt lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và các ngành công nghiệp ở nông thôn.

Công cụ cho vay trung hạn (MLF)

MLF là một kênh quan trọng mà qua đó PBOC có thể cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Thông qua MLF, PBOC cung cấp các khoản vay trung hạn (khoảng 03 tháng đến 01 năm) cho các ngân hàng thương mại lớn để các ngân hàng có thể cung cấp nhiều dòng tiền hơn.

Lãi suất của các khoản vay trung hạn (MLF) do PBOC quy định cho các ngân hàng. Do đó, lãi suất MLF thấp hơn hỗ trợ việc vay vốn của các ngân hàng trở nên thấp hơn. Lãi suất MLF cũng ảnh hưởng đến lãi suất cho vay cơ sở (LPR) nên việc cắt giảm MLF sẽ giảm chi phí cho các khoản vay của các công ty và cá nhân.

Lần cuối cùng PBOC cắt giảm lãi suất MLF vào tháng 01 năm 2022, từ 2,95% xuống 2,85% đối với các khoản vay MLF trong một năm với giá trị 700 tỷ NDT (104,8 tỷ USD). Vào tháng 3 năm 2022, PBOC đã bơm 100 tỷ NDT (15 tỷ USD) của quỹ MLF 1 năm vào hệ thống ngân hàng nhưng không cắt giảm lãi suất MLF như dự kiến.

Chính sách tiền tệ “thận trọng” của Trung Quốc đã giúp ích gì cho nền kinh tế?

Trung Quốc đã kiên định trong việc sử dụng chính sách tiền tệ “thận trọng” trong suốt đại dịch và không sử dụng các biện pháp có nguy cơ “tràn ngập” thị trường bằng thanh khoản.

Chính sách tiền tệ “thận trọng” có nghĩa là sử dụng các công cụ tiền tệ đạt mục tiêu cao, ví dụ như các khoản vay chính sách và điều chỉnh để hỗ trợ cho các ngành và nhóm người cụ thể, cũng như các công cụ rộng hơn, chẳng hạn như cắt giảm RRR và LPR để tăng tính thanh khoản thông qua hệ thống ngân hàng.

Ngay trước 2 kỳ họp được tổ chức vào đầu tháng 3 năm 2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của Trung Quốc, đã đăng một bài báo trên tài khoản WeChat chính thức, nêu bật những lợi ích của chính sách này đối với nền kinh tế Trung Quốc, đảm bảo sự ổn định trong những năm trước và trong suốt đại dịch.

Một trong những lợi ích của chính sách này là duy trì giá cả hàng hóa ổn định. Theo PBOC, Trung Quốc là quốc gia giữ bình ổn đáng kể đối với giá cả hàng hóa khi chi phí hàng hóa và lạm phát ở các nước phát triển tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Vào tháng 1 năm 2022, chỉ số giá hàng hóa toàn cầu (CPI) tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực Mỹ và châu Âu lần lượt tăng 7,5% và 5,1%. Theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS), CPI của Trung Quốc chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, duy trì mức tăng CPI trung bình là 2,1% kể từ năm 2018.

Hơn nữa, chính sách này đã cho phép Trung Quốc duy trì tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ ổn định, bất chấp những xáo trộn trên thị trường tài chính quốc tế. Trong 973 ngày giao dịch trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2021, tỷ giá của đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã tăng giá trong 485 ngày giao dịch, giảm giá trong 487 ngày giao dịch, và vẫn đi ngang trong 1 ngày giao dịch. Theo PBOC, những thay đổi này phản ánh sự biến động bình thường trong giao dịch hai chiều của đồng nhân dân tệ.

Ngoài ra, những lợi ích đạt được cũng giúp ngăn chặn tình trạng lạm phát nghiêm trọng vốn cản trở sự tăng trưởng kinh tế và cho phép Trung Quốc thực hiện các biện pháp thích hợp trong trường hợp nền kinh kế có xu hướng đi xuống.

Chính sách tiền tệ “thận trọng” cho phép PBOC linh hoạt và chính xác hơn trong cách tiếp cận các biện pháp kích thích kinh tế, cho phép nhiều cơ hội hơn để bơm thanh khoản vào các lĩnh vực cần nhất khi được yêu cầu. Điều này thường đạt được thông qua các biện pháp như cắt giảm RRR, cắt giảm LPR, cắt giảm lãi suất cho vay lại, tăng tỷ trọng các khoản cho vay ở các doanh nghiệp nhỏ và các biện pháp tiền tệ khác để kích thích nền kinh tế.

Chúng ta có thể mong đợi nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế hơn vào năm 2022?

Theo ước tính của Bloomberg, tổng số tiền Trung Quốc cam kết kích thích kinh tế cho năm 2022 hiện lên tới 35,5 nghìn tỷ NDT (5,3 nghìn tỷ USD) - cao hơn đáng kể so với năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức 37,5 nghìn tỷ NDT (5,6 nghìn tỷ USD) năm 2020. Trừ chi tiêu ngân sách chung, gói kích thích tài chính và tiền tệ đã đạt 8,8 nghìn tỷ NDT (1,3 nghìn tỷ USD) tính đến thời điểm hiện tại năm 2022 và 12,8 nghìn tỷ NDT (1,9 nghìn tỷ USD) vào năm 2020.

Năm 2020, PBOC đã bắt đầu triển khai các công cụ chính để kích thích nền kinh tế và tăng cường hỗ trợ hơn vào năm 2022. Ví dụ: năm 2020, PBOC đã cắt giảm tỷ lệ RRR 3 lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020. Điều này cho thấy chính phủ vẫn còn dư địa để nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ và mở rộng các biện pháp tài khóa để thúc đẩy nền kinh tế vào năm 2022.

Mặc dù việc cắt giảm RRR vào tháng 4 ít hơn dự kiến và việc không cắt giảm MLF vào tháng 3 đã khiến một số nhà phân tích tin rằng việc cắt giảm RRR và lãi suất cho vay nhiều hơn nữa là khó xảy ra, từ khi chính phủ gợi ý rằng họ vẫn chưa chuyển sang các công cụ này. Vào ngày 31 tháng 5 chính phủ công bố 33 giải pháp kích thích nền kinh tế nhằm kêu gọi “Thúc đẩy việc giảm lãi suất cho vay thực tế một cách ổn định và vừa phải” và “tiếp tục phát huy tính hiệu quả của cải cách cơ chế để thiết lập LPR”.

Các biện pháp này cũng khuyến khích các tổ chức tài chính thiết lập trái phiếu xanh cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp xanh, khởi nghiệp và đổi mới.

Việc mở rộng kích thích tài khóa cũng có khả năng được thực hiện. Cụ thể như cơ quan quản lý thuế nhà nước đã mở rộng chương trình hoàn thuế VAT cho nhiều công ty hơn, tăng số ngành được bảo hiểm từ 6 lên 13 ngành. Một chương trình hoãn đóng bảo hiểm xã hội cho các ngành bị ảnh hưởng nặng nề gần đây cũng được mở rộng đến 17 ngành khác nhau, ngoài 5 ngành trước đây đủ điều kiện tham gia chương trình.

Để khuyến khích chính quyền địa phương đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, các biện pháp đề xuất mở rộng phạm vi các dự án có đủ điều kiện được tài trợ thông qua SPB, ưu tiên cho cơ sở hạ tầng mới (các dự án trong lĩnh vực kỹ thuật số mới nổi như 5G và trí tuệ nhân tạo) và các dự án năng lượng mới.

Liệu các biện pháp kích thích được triển khai cho đến nay có đủ để xoay chuyển nền kinh tế vào nửa cuối năm 2022 hay không vẫn còn phải xem xét. Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể vì một số khu vực vẫn chưa hoàn toàn trở lại bình thường và việc hạn chế đi lại giữa các khu vực khác nhau trong nước vẫn còn.

Mặc dù các biện pháp được mở rộng nhưng vẫn không đủ để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5.5%. Cần nhiều biện pháp kích thích trực tiếp hơn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để đưa đất nước trở lại hoạt động hiệu quả vào cuối năm nay, nhưng các dấu hiệu hiện tại cho thấy chính phủ đang do dự trong việc thực hiện điều này. Định hướng mà chính phủ sẽ thực hiện trong mùa hè và mùa thu có thể trở nên rõ ràng hơn sau khi dữ liệu kinh tế của quý II được công bố vào tháng tới.

Nguồn: China Briefing

Từ khóa: Trung Quốc, biện pháp kích thích kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422463
Go to top