Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếSẽ có người thắng và người thua từ RCEP

Sẽ có người thắng và người thua từ RCEP

kc rcep2704Các nhà hoạch định chính sách nên giúp người dân chuẩn bị cho rủi ro có thể xảy ra bằng cách cung cấp cho họ một bức trang toàn cảnh về người thắng và người thua khi tham gia thỏa thuận thương mại tự do.

Câu ngạn ngữ “Không có bữa trưa nào là miễn phí” được nhận xét câu nói sáo rỗng, nhưng trở nên nổi bật trong bối cảnh các cuộc thảo luận đang diễn ra về việc Philippines được đề xuất gia nhập Hiệp định thương mại tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã có hiệu lực vào đầu năm 2022.

Thượng nghị viện, nơi sẽ phê chuẩn tất cả các điều ước quốc tế mà Philippines sẽ tham gia, đã hoãn phê chuẩn việc Philippines xin gia nhập khối thương mại kinh tế, chiếm 1/3 dân số thế giới, 1/3 sản lượng kinh tế toàn cầu, 1/3 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiềm năng trên toàn cầu và 1/4 thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế.

Sự trì hoãn việc phê chuẩn là do tác động của nền chính trị trong nước hơn là nền kinh tế quốc tế. Philippines đang trong giai đoạn bầu cử 3 năm một lần, một nửa số ghế của Thượng viện đã được chọn và một số thượng nghị sĩ đương nhiệm đang chạy đua cho việc tái bầu cử.

Việc thông qua thỏa thuận thương mại quốc tế có thể khiến hàng nghìn việc làm ở trong nước bị mất bởi vì dòng hàng hóa nước ngoài tràn vào; hành động này được cho là kiểu tự sát chính trị mà không một chính trị gia dày dạn nào muốn thực hiện trong khi việc tranh cử đang diễn ra. Vì vậy, việc phê chuẩn để Philippines được trở thành viên của Hiệp định thương mại tự do này được hoãn lại để cho nhóm lãnh đạo mới quyết định, những người sẽ được bầu vào tháng tới và nhậm chức vào đầu nửa cuối năm nay.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở cả khu vực công và tư nhân nên tận dụng khoảng thời gian trì hoãn này.

Xét về bối cảnh trong nước, vấn đề đối với hiệp định thương mại tự do là những người ủng hộ luôn có xu hướng nhấn mạnh những lợi ích mà Hiệp định sẽ mang lại, đồng thời lại hạn chế đề cập những tác động tiêu cực của Hiệp định. Những người ủng hộ sẽ luôn cố gắng thuyết phục công chúng bằng những hứa hẹn về hàng hóa tiêu dùng sẽ có giá thấp hơn, nhưng quên mất quy luật kinh tế rằng lợi ích đó phải đánh đổi bằng cách này hay cách khác.

Mặc dù, không phải là một thỏa thuận thương mại tự do, nhưng thực tế theo thỏa thuận thì luật thuế quan trong việc xuất nhập khẩu gạo giúp cho việc nhập khẩu gạo từ nước ngoài trở nên dễ dàng và rẻ hơn với mục đích giải quyết tình trạng thiếu hụt sản xuất trong nước theo chu kỳ, nhưng điều này sẽ gây ra thách thức cao cho nông dân trồng lúa trong nước. Như vậy, trong khi giải quyết một vấn đề, các nhà hoạch định chính sách đã tạo ra một vấn đề khác.

Không thể thoát khỏi hiện thực của kinh tế học hiện đại, cũng như không ai có thể thách thức các định luật vật lý mà khi thực hiện một quyết định nào đó có thể dẫn đến phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, nếu có các chính sách phù hợp và được khai thác hiệu quả thì những phản ứng này có thể được giảm thiểu và tạo ra các kết quả tốt hơn.

Bằng cách chỉ nêu bật những tác động tốt của thương mại tự do hóa, các nhà hoạch định chính sách đã vẽ ra một bức tranh sai lệch về tương lai tươi sáng, bỏ qua thực tế rằng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài có giá thấp hơn có khả năng dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nước.

Đồng thời, nhờ hiệp định thương mại tự do, phần lớn người dân Philippines sẽ có thể mua nông sản rẻ hơn và mua các sản phẩm chất lượng tốt hơn từ nước ngoài nhưng đối với những người dân kém may mắn vốn đã có cuộc sống khó khăn thì càng trở nên khó khăn hơn.

Philippines là quốc gia xuất khẩu lớn về linh kiện điện tử và dịch vụ như nhân công, và cũng là quốc gia nhập khẩu lớn các nguyên liệu thô thiết yếu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Do đó, đừng nhầm lẫn: Việc Philippines tham gia RCEP không phải là vấn đề "nếu" mà là "khi nào". Việc đầu hàng trước những cám dỗ của chủ nghĩa bảo hộ sẽ là một bước đi thiển cận.

Nhưng chắc chắn rằng sẽ có người chiến thắng, cũng sẽ có người thua cuộc khi tham gia hiệp định thương mại tự do. Và để giải quyết thực tế này, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào những vấn đề gì trong thời gian Philippines bị  trì hoãn trở thành thành viên RCEP.

Trước hết, thay vì cố gắng thuyết phục nhiều người Philippines bằng cách nêu bật những điều tốt đẹp, các nhà hoạch định chính sách nên giúp người dân Philippines chuẩn bị cho những thách thức có thể xảy ra bằng cách giúp họ hiểu được hết viễn cảnh của kẻ thắng và người thua trong thỏa thuận thương mại tự do.

Điều này sẽ cho phép chính phủ tập trung nỗ lực của mình, không chỉ nỗ lực thúc đẩy các ngành thắng đang có lợi thế mà còn giảm thiểu tác động đối với những ngành yếu thế thông qua các cơ chế hỗ trợ, sự liên kết bền vững và nếu cần thiết, tái cấu trúc cho những ngành có tương lai ảm đạm. Điều này sẽ hỗ trợ những doanh nghiệp yếu thế có thể chuẩn bị cho những tình huống tồi tệ hơn và thực hiện các biện pháp thích hợp trước khi bị choáng ngợp bởi làn sóng nhập khẩu giá rẻ.

Thật vậy, không có lợi ích nào là miễn phí. Mặc dù việc phê chuẩn tham gia vào RCEP bị trì hoãn, các nhà hoạch định chính sách Philippines nên sử dụng thời gian chờ đợi này một cách khôn ngoan để sẵn sàng cho việc chắc chắn gia nhập RCEP.

Nguồn: The Strait Times

Từ khóa: Người thắng, người thua, Hiệp định RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405510
Go to top