Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThương mại Anh - Đức giảm mạnh kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit

Thương mại Anh - Đức giảm mạnh kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit

18620362 303 20220505171446Hoạt động thương mại giữa Anh - Đức cũng như mức xuất nhập khẩu nói chung ở cả hai nước đã giảm mạnh kể từ năm 2016.

Đây là một dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất của Anh đang đối mặt với những trở ngại ngày gia tăng trong giao thương với nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU).

Xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Anh trong tháng 3/2022 đã giảm 3,9% so với tháng trước đó và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. So với tháng 3/2019, xuất khẩu của Đức sang Anh đã giảm 27%, mặc dù xuất khẩu nói chung của Đức tăng 16%, theo dữ liệu vừa được Văn phòng Thống kê quốc gia Đức (Destatis) công bố vào ngày 4/5.

Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn duy nhất của Đức báo cáo xuất khẩu giảm so với tháng 3/2016, ba tháng trước cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).

Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức-Anh Ulrich Hoppe cho biết, các số liệu phản ánh sự tách rời dần nền kinh tế sản xuất của Anh ra khỏi thị trường chung EU.

Ông Hoppe nói: “Theo quan điểm của Đức, nước Anh ở một mức độ nào đó đã bị đưa ra khỏi chuỗi cung ứng của EU... bởi vì mọi thứ đã trở nên phức tạp và tốn kém hơn khi giao thương với Anh, và điều đó có ảnh hưởng đến thương mại song phương”.

Đức là đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh sau Mỹ. Các ước tính chính thức cho thấy thương mại giữa hai nước hỗ trợ hơn 500.000 việc làm ở Anh.

Nhưng Anh đã tụt xuống vị trí thứ 13 với tư cách là nguồn nhập khẩu của Đức vào năm 2021, sau Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Áo (giảm từ vị trí thứ chín vào năm 2016). Nước này cũng rơi xuống cuối bảng trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Đức về cả xuất khẩu và nhập khẩu, cùng với CH Czech (Séc).

Ông Hoppe cho biết, một cuộc khảo sát về triển vọng kinh doanh năm 2022 cho hay các vấn đề hậu cần liên quan đến Brexit là mối quan tâm lớn nhất của các công ty Đức ở Anh.

Sự suy yếu của thương mại song phương cũng được phản ánh trong số liệu thống kê chính thức của Anh. Theo Văn phòng Thống kê Anh (ONS), xuất khẩu hàng hóa của Anh sang Đức đã giảm 10% vào 2021 so với năm 2020, trong khi xuất khẩu nói chung của Anh tăng 9%.

Nhập khẩu hàng hóa của Anh từ Đức cũng giảm trong năm 2021, mặc dù nhập khẩu tổng thể tăng. Ngành dịch vụ, vốn chiếm hơn 1/3 xuất khẩu của Anh sang Đức và khoảng 14% nhập khẩu, cũng đã giảm trong năm ngoái.

Ông William Bain, người đứng đầu chính sách thương mại tại Phòng Thương mại Anh, cho biết, các số liệu thương mại Anh-Đức “cho thấy một bức tranh đáng báo động”. Vì khối lượng không phục hồi giống như ở các nước khác sau đại dịch.

Theo ông Bain, do chi phí xuất khẩu từ Đức sang Anh và ngược lại đã tăng lên kể từ khi Hiệp định Thương mại và Hợp tác EU-Anh (TCA) có hiệu lực, khối lượng thương mại song phương đã giảm rõ ràng, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhỏ.

Bà Sophie Hale, nhà kinh tế tại Tổ chức tư vấn Resolution Foundation, lưu ý rằng, thị phần nhập khẩu của Đức đã giảm đáng kể vào năm 2021 sau khi thực hiện TCA, nhưng đã có xu hướng giảm trong những năm trước. Bà nhấn mạnh Brexit rõ ràng đã có tác động.

Thành phần của thương mại song phương cũng bị tác động tiêu cực. Theo dữ liệu của ONS, ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ khác, vốn bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch, là những mặt hàng chính được nhập khẩu vào Anh từ Đức và đã giảm mạnh trong 5 năm qua.

Tương tự, các bộ phận máy bay, vốn chiếm một tỷ lệ lớn hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Đức và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, đã giảm gần 30% kể từ năm 2019.

Tuy nhiên, bà Hale lưu ý rằng tỷ trọng hàng hóa của Anh trong hàng hóa nhập khẩu của Đức đang giảm trên hầu hết các loại hàng hóa và một số nhà kinh tế cảnh báo rằng thỏa thuận thương mại mới với EU sẽ có tác dụng lâu dài.

Phó giáo sư Thomas Sampson tại Trường Đại học Kinh tế London cho biết: “Việc xói mòn quan hệ thương mại do TCA gây ra có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn, khi các công ty vật lộn với chính sách hải quan bổ sung do Anh tạo ra để rời khỏi thị trường duy nhất và liên minh thuế quan”./.

Nguồn: TTXVN

Từ khoá: thương mại Đức-Anh, xuất nhập khẩu, thương mại song phương

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405642
Go to top