Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếHiệp định khu vực mậu dịch tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) - Một năm nhìn lại

Hiệp định khu vực mậu dịch tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) - Một năm nhìn lại

Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi (AfCFTA) chính thức có hiệu lực, mang lại một bước nhảy vọt quan trọng cho sự phát triển thương mại của lục địa này. Đây là sáng kiến hình thành từ năm 2012 và đã thành hiện thực sau nhiều nỗ lực đàm phán kéo dài suốt 5 năm.

AfCFTA

Khu vực Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi (AfCFTA) được thành lập vào ngày 21 tháng 3 năm 2018, sau khi 44 quốc gia Châu Phi cùng ký hiệp ước tại một hội nghị thượng đỉnh bất thường của AU ở Kigali, Rwanda. Ngay sau đó, 10 quốc gia khác, bao gồm Nigeria, cũng tham gia ký kết. AfCFTA dự kiến bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch COVID-19, thời điểm AfCFTA chính thức bắt đầu bị trì hoãn đến ngày 1 tháng 1 năm 2021.

AfCFTA: Nhu cầu cần thiết cho châu Phi

Theo Báo cáo Phát triển Kinh tế ở Châu Phi năm 2021 của UNCTAD tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, tổng tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác của thương mại nội châu Phi là khoảng 21,9 tỷ đô la, tương đương 43% xuất khẩu nội châu Phi (tính theo mức trung bình hàng năm cho giai đoạn 2015–2019 ). Tự do hóa một phần thuế quan theo AfCFTA trong 5 năm tới dự kiến thu về thêm 9,2 tỷ đô la. Thống kê này nhấn mạnh mức độ siêu thấp của thương mại nội châu Phi khi so sánh với các châu lục khác và đặc biệt phản ánh vị thế khó có thể vượt qua của châu Phi với tư cách là nhà xuất khẩu nguyên liệu thô cho phần còn lại của thế giới.

Ở cấp độ riêng lẻ, các quốc gia châu Phi không thể mở rộng quy mô hoạt động kinh tế của mình vì nhiều lý do, do đó cần một mặt trận hội nhập sâu rộng và đoàn kết bên ngoài để đạt được sự gắn kết cần thiết nhằm thúc đẩy quy mô hoạt động kinh tế trong khối, từ đó thúc đẩy sự phát triển. AfCFTA được thành lập nhằm mục đích tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới – quy mô 1,3 tỷ người từ 54 quốc gia, với mục tiêu khai thác tổng GDP trên 3 nghìn tỷ đô la.

AfCFTA hiện tại – Tín hiệu lạc quan nhưng chưa nhiều hành động thiết thực

Một năm sau khi khởi động AfCFTA, sáng kiến này vẫn là một dấu hỏi lớn vì những hạn chế thương mại giữa các nước châu Phi còn nhiều vấn đề tồn tại. Phản ứng của các nhà lãnh đạo châu Phi đối với việc mở cửa biên giới và tự do hóa thương mại khá thờ ơ, trong khi đã có nhiều người suy đoán các khả năng về mức độ ảnh hưởng của đại dịch đối với những mục tiêu hội nhập của AfCFTA. Nhìn chung, hiện có ba nút thắt lớn cản trở thành công của AfCFTA được dự báo như sau:

  • Không sẵn sàng phê chuẩn tất cả các điều khoản của hiệp định; các cuộc đàm phán liên quan tới quy tắc xuất xứ luôn kéo dài không hồi kết. Nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang trì hoãn việc phê chuẩn một số giai đoạn của AfCFTA. Các quốc gia kiếm được phần lớn doanh thu từ xuất khẩu sang các nước ngoài châu Phi có vẻ không cảm thấy thuyết phục về những lợi ích mà AfCFTA có thể mang lại.
  • Thiếu thông tin cụ thể về AfCFTA và các cách thức để doanh nghiệp châu Phi tận dụng những lợi ích của hiệp định. Nhiều quốc gia tán đồng các chính sách bảo hộ. Một cuộc khảo sát về các doanh nghiệp Nigeria do Trung tâm Nghiên cứu các nền kinh tế châu Phi (CSEA) thực hiện cho thấy hơn 60% doanh nghiệp Nigeria vẫn chưa biết về hiệp định AfCFTA đã ký gần đây và những cam kết ưu đãi mà hiệp định này dành cho hoạt động kinh doanh và những lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp. Các công ty chưa hiểu rõ lợi ích của AfCFTA, do đó, không thể tận dụng các thỏa thuận thuế quan hoặc thậm chí không được hưởng lợi từ các chính sách này. Chi phí giao dịch của các công ty vẫn sẽ ở mức cao khi các doanh nghiệp chưa nhận thức được những lợi ích tiềm năng.
  • Thiếu cơ sở hạ tầng và chính sách hải quan phù hợp (cho đến nay chỉ có ba quốc gia trong AfCFTA có cơ sở hạ tầng và năng lực hệ thống hải quan ngang bằng với các tiêu chuẩn của AfCFTA). Bên cạnh đó, thiếu nguồn nhân lực để thúc đẩy chương trình hội nhập, nhất là trong Ban thư ký của AfCFTA.

Do đó, AfCFTA vẫn còn nhiều kẽ hở dù đã được dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2021, nhất là các cuộc đàm phán cho cả ba giai đoạn phê chuẩn (gồm các nội dung về thương mại hàng hóa và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách đầu tư và cạnh tranh, thương mại điện tử). Đến nay, những cuộc đàm phán này vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Điều này đã tạo ra một vết nứt đáng kể đối với quá trình thực thi của AfCFTA, nhất là khi các quốc gia không cảm giác chắc chắn về vị trí và quyền lợi của mình trong hiệp định.

Chủ động: Sự tham gia của khu vực tư nhân vào AfCFTA

Trong khi các quốc gia thành viên tỏ ra nghi ngờ về việc phê chuẩn AfCFTA và các quyền tự do thương mại liên quan, một số quốc gia đã chủ động thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào AfCFTA. Một số công ty khởi nghiệp đã minh chứng cho sự hiện diện của AfCFTA, ví dụ như Sidebrief - quản lý sự hình thành và tuân thủ của công ty trên 54 quốc gia của Châu Phi và Norebase - tạo ra một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số duy nhất cho mọi doanh nghiệp. Hai doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2021, sau đó mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả ở mọi quốc gia Châu Phi.

Hay một ví dụ khác, vào tháng 7 năm 2021, hai trong số các công ty logistics lớn của châu Phi là Ethiopian Airlines Group và AE Trade Group đã ký một Biên bản ghi nhớ để thiết lập trung tâm vận chuyển và hậu cần thông minh Đông Phi, cam kết thiết lập mối quan hệ kinh doanh để cung cấp các giải pháp logistics trên khắp Châu Phi. Ngoài ra, một số tổ chức tập trung vào AfCFTA như Quỹ Doanh nhân trẻ AfCFTA (AfYEF) cũng đã được thành lập. Điều này cho thấy khu vực tư nhân đã sẵn sàng tham gia vào AfCFTA hơn các chính phủ tính đến thời điểm hiện tại.

2022: Con đường phía trước

Tại hội thảo trực tuyến được tổ chức để đánh dấu sự ra mắt của Báo cáo Khảo sát Thương mại: Đánh giá tác động của AfCFTA đối với Thương mại Châu Phi, Giám đốc điều hành Talkmore Chidede - chuyên gia đầu tư, Ban Thư ký AfCFTA - cho biết:

“Ưu tiên chính của chúng tôi là đảm bảo rằng thương mại bắt đầu hoạt động trên khắp lục địa theo cơ chế AfCFTA. Để điều này diễn ra, có những vấn đề cơ bản mà chúng tôi phải hoàn thiện. Về nội dung đàm phán, chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề về quy tắc xuất xứ, biểu thuế, cam kết thương mại dịch vụ và hàng rào phi thuế quan”.

Bằng cách này hay cách khác, người châu Phi luôn giao dịch với nhau, ngay cả khi có các rào cản thương mại như tiền tệ, di chuyển và ngôn ngữ.

Do đó, nếu các chính phủ châu Phi có thể vượt qua sự dè dặt để cung cấp tất cả các hợp tác liên quan đến chính sách mà AfCFTA cần, thì đó sẽ là cơ sở cần thiết cho hội nhập kinh tế thành công, mang lại thịnh vượng chung cho 1,3 tỷ người châu Phi.

Nguồn: Nairametrics

Từ khóa: AfCFTA, cơ chế, quy tắc xuất xứ, chính sách

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007417447
Go to top