Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếSự bất định xung quanh chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Sự bất định xung quanh chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang ngừng ủng hộ thương mại tự do, rộng mở cùng vai trò lãnh đạo hệ thống giao thương đa phương – yếu tố thúc đầy sự phát triển thương mại và kinh tế trong hơn 70 năm qua.

2021 12 10T000000Z 1437685544 RC2IBR9Z5QYX RTRMADP 3 SHIPPING ECONOMY 400x259

Tổng thống Trump thúc đẩy chương trình nghị sự cá nhân dựa trên sự thất vọng của tầng lớp trung lưu Mỹ - những người không hưởng lợi nhiều từ giao thương quốc tế xuất phát từ sự bất công trong phân phối lợi ích. Vị cựu chủ nhân Nhà Trắng cũng cáo buộc hệ thống thương mại toàn cầu và các thương nhân nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề trong nội tại xứ cờ hoa; đồng thời, trên cơ sở đó, rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – thỏa thuận được chính quyền cựu Tổng thống Obama khởi xướng nhiều năm trước.

Vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động với Trung Quốc đã dẫn đến sự đổ vỡ của khung pháp lý thương mại quốc tế, hủy hoại nhiều thỏa thuận giao thương; bên cạnh đó, các đối tác và đồng minh thương mại của Mỹ cũng phải chịu hàng loạt biện pháp áp thuế trên cơ sở quy định về bảo vệ an ninh thương mại xứ cờ hoa. Việc bổ nhiệm thành viên cho Cơ quan Phúc thẩm WTO – những cá nhân có trách nhiệm bảo vệ hệ thống pháp luật giao thương quốc tế - cơ chế Hoa Kỳ đã dày công xây dựng cũng bị trì hoãn do chính quyền Trump ngừng ủng hộ Tổ chức Thương mại thế giới. Các nguyên tắc giao thương xuyên biên giới là xương sống giúp duy trì niềm tin vào kết nối toàn cầu tuy nhiên hệ thống pháp lý hiện hữu lại đang phải chịu sự ép rất lớn từ phía Mỹ; trong bối cảnh đó, châu Á Thái Bình Dương là nơi bị thiệt hại nặng nhất từ thương chiến Mỹ - Trung.

Thiết lập một chiến lược thương mại mới và đồng bộ không phải ưu tiên chính sách của chính quyền Biden. Mọi sự chú ý tại xứ cờ hoa hiện tại đang hướng về mục tiêu phục hồi sau đại dịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết mớ hỗn độn sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan và đặc biệt là hướng mũi nhọn an ninh về phía Trung Quốc.US Trade Representative Katherine Tai’s slogan of a trade policy to serve America’s middle class is just that — a political slogan that has yet to gain any policy substance. Meanwhile, America’s middle class has dwindling income ripped out of its collective pocket by the tariffs that remain on Chinese imports, as both Tai and Commerce Secretary Gina Raimondo acknowledge that decoupling from the world’s largest trader is not a viable option.

Khẩu hiệu của Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai về chính sách ngoại thương chính là phục vụ tầng lớp trung lưu Mỹ - tuy nhiên, câu khẩu hiệu này không mang nhiều ý nghĩa thực chất. Giới trung lưu Hoa Kỳ với đồng lương eo hẹp, hiện phải gánh thêm gánh nặng chi phí do thuế quan áp lên hàng Trung Quốc nhập khẩu; thực tế sẽ nêu cũng phản ánh một điều bất khả thi đó là hai cường quốc thế giới Mỹ-Trung tiến đến chia tách trong lĩnh vực kinh tế.

Những động thái tích cực chủa chính quyền Biden đã mang đến hy vọng về sự tôn trọng trở lại từ phía Mỹ đối với các thể chế quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Xứ cờ hoa, trên cơ sở những định hướng mới, đã đồng lòng ủng hộ bầu chọn bà Ngozi Okonjo-Iweala làm Tổng Giám đốc WTO, thúc đẩy nối lại quan hệ giao thương với châu Âu. Tuy nhiên, ở một thái cực khác, Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ nước đôi đối với một số vấn đề thương mại quốc tế như tiếp tực ngó lơ việc bổ nhiệm mới thành viên Cơ quan phúc thẩm WTO, từ chối quay trở lại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời tiếp tục thảo luận với phía Trung Quốc trong khuôn khổ Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 – hiệp định mà theo nhiều chuyên gia đã phớt các quy định về giao thương quốc tế.

Trong những bài báo trước, hai tác giả Gary Hufbauer và Megan Hogan đã nhận định “Cũng như Tổng thống Trump, ông chủ Nhà Trắng Biden đang vật lộn để thiết kết phương cách đối phó hiệu quả với xứ Trung. Các vụ kiện thông qua cơ chế tại WTO đã thúc đẩy cải thiện một số mặt trong cấu trúc thương mại của quốc gia hơn 1 tỷ dân; tuy nhiên, Tổ chức Thương mại thế giới vẫn bất lực trong việc thuyết phục Bắc Kinh thay đổi cấu trúc chính sách chung – ví dụ như các yêu cầu về chuyển giao công nghệ bắt buộc, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, cuộc chiến giao thương hiện tại vẫn chưa giúp Hoa Kỳ nguôi ngoai nỗi lo về một Trung Quốc ngày càng quyết đoán về công nghệ và quân sự. Mặc dù nước Mỹ hiện nay đã có một chương trình nghị sự nhằm cải cách thương mại tuy nhiên xứ cờ hoa vẫn chua có động thái tăng cường hoặc thiết lập một chiến lược bao trùm nhằm giải quyết tận gốc các quan ngại về giao thương.

Những giải pháp mà chính quyền Mỹ hướng đến mang tính phân mảnh và tạm thời với mục tiêu gắn kết giao thương vào hàng loạt vấn đề khác. Sau khi tiến hành hòa hoãn với Âu châu, chính quyền Biden hứa hẹn tại Hội nghị Đông Á vào cuối tháng 10 rằng họ sẽ giới thiệu khung liên kết kinh tế khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vào năm tới.

Như Hufbauer và Hogan giải thích “kết nối toàn diện tại khu vực đang đối mặt hàng loạt thách thức từ trong và ngoài chính quyền. Sự lơ đãng của Tổng thống đương nhiệm đã dẫn đến kết quả là thay vì thúc đẩy một khung chính sách thống nhất, Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Thương mại Raimondo và Đại diện Tai đang xúc tiến các cách thức tiếp cận khác nhau trên nhiều khía cạnh về vấn đề hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ chính là yếu tố thu hút nhất đối với các đối tác tại khu vực. Vậy nhưng, với việc yếu tố thuế quan bị loại bỏ khỏi bàn đàm phán về liên kết đa phương, chính quyền Mỹ đang cân nhắc những ưu tiên khác như nang cao năng lực, phát triển các dự án hạ tầng, và cung ứng tài chính cho các dự án phát triển bền vững.

Tuy nhiên, khung chính sách kinh tế của Washington tại khu vực vẫn cần sự ủng hộ của 10 quốc gia ASEAN. Có thể nói Đông Nam Á đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vùng. Do vậy nếu thiếu các thỏa thuận chính thức có vai trò ngang tầm như CPTPP trong khi đó vẫn chĩa mùi dũi phê phán và hướng đến loại bỏ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc - thị trường lớn nhất đối với khu vực về phương thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng, khung chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ không thể là yếu tố hấp dẫn đối các quốc gia Đông Nam Á – những nước vốn ưu tiên an ninh kinh tế hơn an ninh quân sự.

Thế giới đang cần sự lãnh đạo của Hoa Kỳ nhưng trước hết nước này cần giải quyết những vấn đề trong nội tại, quay trở lại hệ thống thương mại đa phương và dẹp bỏ ý tưởng xây dựng những nhóm liên kết riêng về kinh tế.

Việc nước Mỹ tiếp tục làm xói mòn vai trò của WTO, đồng thời theo đuổi các mô thức hợp tác kinh tế với những quốc gia có cùng lợi ích sẽ không là phương cách hữu hiệu để buộc Trung Quốc phải tuân theo hệ thống quy tắc chung cũng như giảm vai trò của nước này trong cấu trúc kinh tế quốc tế. Quan ngại Trung Quốc lạm dụng cơ chế pháp lý và sức mạnh hiện hữu cho những mục tiêu chính trị sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ thúc đẩy cải cách các quy định và thiết chế đa phương – yếu tố có tầm quan trọng ngang với khung chính sách hợp tác về an ninh của Mỹ tại Đông Nam Á.

Nếu Sáng kiến Ấn Độ - Bình Dương được thai nghén như một công cụ ngăn chặn tầm ảnh hưởng an ninh của quốc gia hơn 1 tỷ dân trong lĩnh vực an ninh, có lẽ Hoa Kỳ nên cần một cách tiếp cận mới về chiến lược thương mại của họ hiện tại.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: CPTPP, ASEAN, thỏa thuận, tiếp cận mới, chiến lược 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007417474
Go to top