Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếRCEP thúc đẩy khu vực hóa thương mại, khi các nhà nhập khẩu châu Á hướng đến các thị trường gần hơn

RCEP thúc đẩy khu vực hóa thương mại, khi các nhà nhập khẩu châu Á hướng đến các thị trường gần hơn

Logistics Global Network Cargo World Map News

Theo Nghiên cứu mới của Liên hợp quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy các nhà nhập khẩu châu Á tăng cường kinh doanh với EU, Hoa Kỳ và các thị trường không phải thành viên khác, củng cố vị trí ưu thế của khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thương mại toàn cầu.

Trong báo cáo có tiêu đề Một trọng tâm mới, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo, sẽ có hàng tỉ đô la xuất khẩu sẽ bị chuyển hướng khỏi các quốc gia không có trong thỏa thuận thương mại, vì các nhà nhập khẩu có trụ sở trong khối tìm cách tận dụng các biện pháp thuế quan trong hiệp định,

Theo phân tích, các ưu đãi thuế quan của hiệp định sẽ thúc đẩy xuất khẩu nội khối của châu Á tăng lên gần 2% so với mức của năm 2019, tương đương với khoảng 42 tỉ USD.

Với mức thuế thấp hơn, dự báo sẽ thu hút các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định chuyển hướng thương mại với khoảng 25 tỉ USD, đồng thời tạo ra thương mại mới giữa các nước kí kết lên gần 17 tỉ USD.

RCEP được thành laalpj để trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới và do đó trở thành trọng tâm mới cho thương mại toàn cầu. Trên thực tế, các ưu đãi thuế quan của RCEP được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh thương mại quan hệ đối tác mới hình thành, không những tạo ra thương mại nội khối mà còn thu hút chuyển hướng thương mại từ bên ngoài khu vực, theo báo cáo.

Khi quá trình hội nhập của các thành viên trong RCEP tiến xa hơn, những tác động của việc chuyển hướng này có thể được tăng cường, đây là một yếu tố không nên đánh giá thấp đối với các thành viên không thuộc RCEP, theo báo cáo.

Khối thương mại tự do lớn nhất thế giới dựa trên sức mạnh kinh tế của các thành viên – chiếm gần

1/3 dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu – có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, quy tụ 10 quốc gia ASEAN, cùng với Trung Quốc, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hiệp định đưa ra một quy tắc chung đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ trong khu vực RCEP, nơi đã có sự chắp vá của các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Nhằm mục đích hỗ trợ môi trường kinh doanh rộng lớn hơn thông qua nhiều quy tắc và yêu cầu mới, liên quan đến các vấn đề như sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, các quy định về cạnh tranh và mua sắm chính phủ.

Trước đó các nhà phân tích cũng bày tỏ sự quan ngại về các ưu đãi thuế quan của RCEP, do số lượng các hiệp định thương mại được áp dụng trong toàn khu vực, đặc biệt là khối ASEAN với các thỏa thuận lồng ghép khác nhau.

Stephen Olson, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại châu Á, cho biết: “Phần lớn tự do hóa thương mại trong số 15 quốc gia thành viên đã được gặt hái trước đó.

Trên thực tế, thuế quan trung bình của các nước ASEAN đối với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác RCEP đã giảm từ 4,9% năm 2005 xuống 1,8% vào năm 2020, trong khi thương mại nội khối RCEP đã trị giá khoảng 2,3 tỷ USD vào năm 2019.

Đồng thời, RCEP cũng được đàm phán một cách khéo léo để các quốc gia có thể bảo vệ các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của mình, bao gồm nông nghiệp và ô tô. Chỉ 75% số dòng thuế về nông nghiệp được cắt giảm về 0, trong khi 17% còn lại hoàn toàn không được cắt giảm thuế quan dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, theo phân tích của UNCTAD cho thấy, cắt giảm thuế quan của RCEP cuối cùng sẽ phá vỡ các mô hình thương mại toàn cầu trong những năm tới, dẫn đến cạnh tranh gia tăng và gây hậu quả đối với các nhà xuất khẩu của các nước không thuộc thành viên.

Các thành viên RCEP đã đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa trong vòng 20 năm tới, đồng thời xóa bỏ thuế ngay lập tức đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khối.

Dịch chuyển chuỗi cung ứng

Nhật Bản được dự đoán sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc dỡ bỏ thuế quan, theo báo cáo của UNCTAD dự báo xuất khẩu của Nhật Bản sang các nước thành viên sẽ tăng khoảng 20 tỷ USD - tương đương 5,5% - so với mức trong năm 2019.

Các nền kinh tế lớn khác bao gồm Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand cũng có khả năng đạt được những tác động tích cực “đáng kể” từ việc cắt giảm thuế quan. Phân tích ước tính rằng xuất khẩu của Trung Quốc sang khối RCEP sẽ tăng 11,2 tỷ USD, Hàn Quốc tăng 6,7 tỷ USD, Australia tăng 4,1 tỷ USD và New Zealand tăng 1,1 tỷ USD, theo báo cáo.

Sự chuyển hướng thương mại do RCEP gây ra cũng sẽ ảnh hưởng đến các thị trường lớn không có trong thỏa thuận, chẳng hạn như Mỹ và EU - cũng như các nền kinh tế đang phát triển khác như Bangladesh và Pakistan, theo báo cáo.

EU dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 2% xuất khẩu sang các nước RCEP, tương đương với giá trị khoảng 8,3 tỷ USD. Các quốc gia khác như, Hoa Kỳ dự kiến ​​đạt giảm khoảng 5,1 tỷ USD xuất khẩu, Hồng Kông 3,3 tỷ USD và Đài Loan 3 tỷ USD.

Phân tích của UNCTAD cho biết, tổn thất xuất khẩu dự kiến ​​của các nước như Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka là đáng kể hơn khi tính theo tỷ lệ phần trăm tổng thể.

Bangladesh dự kiến ​​sẽ bị sụt giảm 12% trong xuất khẩu của nước này sang RCEP do thương mại

bị chuyển hướng, phần lớn là từ lĩnh vực dệt may.

Ngay cả một số nền kinh tế mới nổi nhỏ trong khối RCEP bao gồm Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines được dự đoán sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm trong xuất khẩu do ưu đãi thuế quan, trong đó Việt Nam phải đối mặt với mức giảm 1,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, Liên hợp quốc cho biết ngay cả khi các quốc gia này từ chối tham gia thỏa thuận, cũng sẽ không giúp các nhà xuất khẩu trong nước của họ tránh khỏi những tác động tiêu cực này.

Tốt hơn là gia nhập hiệp định RCEP. Không chỉ bởi tạo thuận lợi thương mại để bù đắp những tổn thất, mà còn giúp tăng cường hội nhập kinh tế và những lợi ích đi kèm, chẳng hạn như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chia sẻ công nghệ, chuyển đổi cơ cấu, theo báo cáo của UNCTAD.

Quyền lợi của quy tắc xuất xứ

Theo các nhà phân tích, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ mới trong thỏa thuận là một lợi ích cho các doanh nghiệp trên cơ sở RCEP.

Các nhà xuất khẩu trong RCEP chỉ cần cung cấp tối thiểu 40% nguyên liệu đầu vào trong khối để hàng hóa cuối cùng đủ điều kiện hưởng các ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước khác thuộc thành viên của RCEP.

Ajay Sharma, Giám đốc khu vực tài chính thương mại toàn cầu và các khoản phải thu của HSBC cho biết: “Thương mại nội Á – hiện đã lớn hơn thương mại của Châu Á với Bắc Mỹ và Châu Âu - sẽ nhận được sự thúc đẩy hơn nữa thông qua các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ trong RCEP”.

Ông cho biết thêm: “RCEP giúp các doanh nghiệp sử dụng Đông Nam Á làm cơ sở sản xuất dễ dàng hơn và có thể đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tái phân bổ nguồn vốn FDI ở châu Á.

RCEP đã có hiệu lực đối với Úc, New Zealand, Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hàn Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2022. Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia vẫn chưa phê chuẩn thỏa thuận.

Nguồn: Global Trade Review

Từ khóa: RCEP, khu vực hóa, đa dạng, chuỗi cung ứng, quy tắc xuất xứ

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423515
Go to top