Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếRCEP sẽ mở ra một “kỷ nguyên châu Á”

RCEP sẽ mở ra một “kỷ nguyên châu Á”

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, kể từ khi 6 quốc gia thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Việt nam và 4 quốc gia ngoài ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Úc đã phê chuẩn.

619d791ca310cdd3d81c5e0d

Với bao phủ 1/3 dân số thế giới và chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, khối thương mại tự do mới này sẽ lớn hơn cả Hiệp định Hoa Kỳ - Mexico – Canada và Liên minh châu Âu, và có thể trở thành khu vực thương mại tự do có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Quan trọng hơn, khu vực thương mại tự do này sẽ trở thành một khối kinh tế đa dạng nhất, với các quốc gia thành viên hiện đang trong các đoạn phát triển khác nhau, tuân theo các hệ thống chính trị khác nhau và có cơ cấu xã hội đa dạng.

RCEP kỳ vọng sẽ dẫn dắt và thúc đẩy thương mại tự do, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế vào thời điểm toàn cầu hóa đang gặp phải những khó khăn và thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế.

Hiệp định này cũng có khả năng dịch chuyển công nghệ công nghiệp và nguồn nhân lực toàn cầu sang phương Đông. Theo hiệp định, khoảng cách giữa các nền kinh tế càng lớn thì càng bổ sung cho nhau. Và vì các quốc gia thành viên ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau nên đều là một phần của FTA, thị trường khổng lồ Trung Quốc có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của các thành viên.

Các FTA thông thường trong khu vực là về thương mại hàng hóa, và không bao gồm dịch vụ thương mại hoặc đầu tư, quy định nội địa liên quan đến thương mại và điều phối, trong khi RCEP bao gồm các điều khoản trên và dự kiến sẽ mở rộng các xu hướng và nhu cầu mới cho hội nhập kinh tế khu vực. Theo đó, RCEP vượt ra khỏi khái niệm hội nhập kinh tế khu vực như được đề xuất trước đây.

RCEP sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế khu vực và có tác động đến chuỗi cung ứng và công nghiệp. Với Quy tắc xuất xứ cộng gộp, RCEP dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa chuỗi cung ứng và công nghiệp trong khu vực, đồng thời giúp các quốc gia thành viên xây dựng quan hệ đối tác công nghiệp và chuỗi cung ứng cùng có lợi, cũng như ổn định chuỗi.

Có hơn 90% thương mại hàng hóa trong khu vực sẽ được miễn thuế khi RCEP có hiệu lực. Ngoài ra, RCEP và các hiệp định thương mại tự do hiện có khác cũng sẽ bổ sung và củng cố lẫn nhau.

Hơn nữa, RCEP bao gồm các sản phẩm không được giảm thuế trong các khu thương mại tự do khác. Để được giảm thuế đối với sản phẩm trong RCEP và các khu vực thương mại tự do khác, các nhà sản xuất phải dần áp dụng Quy tắc xuất xứ cộng gộp của các đối tác thương mại trong khu vực để được hưởng thuế suất ưu đãi hơn.

Quy tắc xuất xứ cộng gộp là một thành tựu lớn của RCEP. Nếu các cam kết cắt giảm thuế quan của RCEP cho phép giảm thuế ở mức quốc gia, thì Quy tắc xuất xứ cộng gộp là một hướng dẫn mà doanh nghiệp có thể tuân theo để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Các quốc gia thành viên RCEP dự kiến ​​sẽ thiết lập các quy tắc hải quan cấp cao, đưa ra các chỉ tiêu kiểm tra và kiểm dịch, cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thông qua các quy tắc này, RCEP có thể hạ thấp đáng kể chi phí thương mại trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp, cung cấp nhiều lựa chọn và mang lại lợi ích hơn cho người tiêu dùng.

RCEP tạo thuận lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản xây dựng quan hệ đối tác thương mại trực tiếp, điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế chung của hai nước. Hợp tác thương mại Trung Quốc – Nhật Bản cũng sẽ được thúc đẩy hơn nữa nếu Trung Quốc được gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã thúc đẩy RCEP với tinh thần, nguyên tắc và chính sách cụ thể phù hợp với Trung Quốc, nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên và thúc đẩy một bộ quy tắc nhằm đạt được sự thịnh vượng của khu vực và duy trì tính ổn định ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Khi RCEP có hiệu lực, một phần ba thương mại của Trung Quốc sẽ được miễn thuế, điều này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều sự lựa chọn hơn để định vị trong chuỗi cung ứng toàn cầu và Trung Quốc sẽ làm việc với các đối tác thương mại để thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và thuận lợi đầu tư dựa trên các quy luật thị trường.

Quan trọng hơn, RCEP có khả năng mở cửa thị trường hơn nữa đối với thương mại dịch vụ, so với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và mở đường cho các cải cách trong WTO, đặc biệt là cải cách hệ thống thương mại toàn cầu.

Khi Trung Quốc kí hiệp định RCEP, sẽ dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc vươn ra toàn cầu. Thỏa thuận đối tác khu vực bao gồm các chính sách tiêu chuẩn cao đối với thương mại điện tử, cạnh tranh và mua sắm chính phủ, đồng thời đặt ra các quy tắc để củng cố cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật. RCEP cũng cho phép những người tham gia tương đối yếu trên thị trường được hưởng những lợi ích xứng đáng.

Ngoài ra, bằng cách tham gia RCEP, sẽ dễ dàng hơn cho Trung Quốc nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất của mình từ cấp độ trung bình thấp lên cấp độ cao nhất.

RCEP cũng có thể báo hiệu sự khởi đầu của một “kỷ nguyên châu Á” hoặc “kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương” không do Hoa Kỳ dẫn dắt. Nếu RCEP và khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc được đề xuất hoạt động hiệu quả, châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực sáng giá nhất của nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, châu Á vẫn sẽ là khu vực lớn nhất thế giới với các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng và chuỗi tiêu thụ chồng chéo. Mạng lưới chuỗi công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất của Đông Á là mạng lưới mạnh nhất trên thế giới và chiếm 50 – 60% sản lượng toàn cầu. RCEP sẽ làm nổi bật hơn nữa và thu hút các doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đầu tư vào đây.

Trung Quốc nên thực hiện các biện pháp khôn ngoan để ngăn ngừa rủi ro và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá tình phát triển của RCEP.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: RCEP, Trung Quốc, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, quy tắc cộng gộp

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392584
Go to top