Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThỏa thuận mới nhằm loại bỏ phát thải các-bon trong hoạt động vận tải biển vẫn còn khá sơ lược – dưới đây là cách thức giúp hoạt động thương mại toàn cầu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thỏa thuận mới nhằm loại bỏ phát thải các-bon trong hoạt động vận tải biển vẫn còn khá sơ lược – dưới đây là cách thức giúp hoạt động thương mại toàn cầu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Hầu hết quốc gia trên thế giới đang cảm thấy khá thất vọng đối với Hiệp định Glasgow – kết quả của Hội nghị về khí hậu toàn cầu (COP26). Theo các nhà khoa học, những gì đã đạt được là không đủ để kìm giữ nhiệt độ thế giới dưới 2 độ C trong những năm tới.

file 20211117 27 1yseyq8

Tuy vậy, vẫn có những điểm tích cực từ hội nghị đã nêu, ví dụ như Tuyên bố Clydebank về thiết lập hành lang vận tải biển xanh. Thỏa thuận này có sự tham gia của 22 nước bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Đức đã vạch ra lộ trình để hướng tới hoạt động vận chuyển không phát thải; theo đó 6 quốc gia cam kết đưa phát thải về 0 ngay trong năm 2025, những nước còn lại hướng tới đạt mục tiêu vào thời điểm 2030.

Đây thực sự là một tin tốt lành trong bối cảnh hoạt động vận tải quốc tế chiếm đến 7% tổng lượng các-bon thải ra môi trường và riêng vận tải biển đã góp đến 2.5% lượng phát thải. Tuy nhiên kết quả này vẫn còn mang tính hạn chế khi vẫn còn hàng tá vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hải và giao thương toàn cầu bị hội nghị ngó lơ? Vậy hướng đi tiếp theo sẽ là gì?

Những vấn đề COP26 đã ngó lơ

Điểm hạn chế của thỏa thuận liên quan đến hành lang vận tải xanh chính là theo cam kết chỉ 200 trên tổng số 50,000 tàu thuyền thương mại trên thế giới sẽ loại trừ phát thải vào năm 2030. Điều này cho thấy sự phức tạp trong tiến trình hướng đến phi phát thải các-bon của hoạt động vận tải biển. Maersk, hãng tàu biến lớn nhất thể giới chỉ cam kết chuyển 8 tàu trong đội tàu hàng trăm chiếc của hãng sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu methanol vào năm 2025.

Tổ chức hàng hải quốc tế đặt mục tiêu giảm 40% lượng các-bon từ hoạt động vận chuyển vào năm 2030 tuy nhiên, COP26 đã thất bại trong việc buộc ngành công nghiệp đã nêu đưa ra những cam kết mạnh mẽ hơn.

Do vậy, điểm hạn chế rõ ràng của COP26 chính là hội nghị này không thiết lập được bất kỳ cam kết ràng buộc nào đối với các quốc gia trong vấn đề phi phát thải vận tải biển (hoặc hàng không) cũng như không thiết lập cơ chế phân bổ lượng các-bon cần giảm giữa các nước một cách cụ thể.

50,000 tàu, thuyền bị lãng quên

Hai vấn đề liên quan đến vận tải đường biển và thương mại ít được chú ý trong thời gian diễn ra hội nghị COP26 chính là hiện tượng “nghịch lý Jevons” và đề xuất cơ chế chuyển đổi các-bon của EU.

Nghịch lý Jevons là khái niệm đề cập đến viễn cảnh giảm phát thải có thể thúc đẩy sáng tạo, qua đó giúp giảm chi phí vận tải. Hệ quả là giá cả hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn, khiến tiêu thụ sản phẩm gia tăng và cuối cùng dẫn đến vòng lặp tăng lượng các-bon thải ra môi trường. Theo nguyên lý đã nêu, việc chú trọng ngừng phát thải trong hoạt động vận tải quốc tế chỉ là bước ban đầu. Chủ đề mà tất cả quốc gia cần quan tâm chính là thay đổi nhận thức về phương thức mà chúng ta đang tiến hành giao thương; buồn thay, đây là vấn đề vắng bóng trong COP26.

Có thể nói, thương mại quốc tế, ở nhiều khía cạnh không tác động xấu đến vấn đề giảm phát thải các-bon. Thúc đẩy giao thương có thể giúp nhiều loại hàng hóa và công nghệ thân thiện với môi trường lưu chuyển khắp thế giới. Sự thật là vào thời điểm hiện tại, sự tăng trưởng trong hoạt động thương mại những sản phẩm mà OECD định danh “thân thiện với môi trường” đang vượt xa tăng trưởng của lĩnh vực giao thương nói chung; nguyên nhân là do sự phát triển của năng lượng mặt trời và nhiều dạng sản phẩm có nguồn gốc tái chế.

Vậy nhưng, các nước cần nhiều nỗ lực nhiều hơn nữa để thúc đẩy giao thương những loại hàng hóa thân thiện với môi trường qua đó khuyến khích sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm cung ứng cho thị trường thế giới. Hiện tại, vẫn còn nhiều quốc gia đang áp thuế lên các loại hàng đã nêu, do vậy cần có chính sách giảm thuế nhằm khuyến khích sản xuất xanh.

Vì lý do nêu trên, cần mở rộng danh mục những sản phẩm thân thiện với môi trường ví dụ như nhôm và tấm pin năng lượng mặt trời.

Các quốc gia cần hỗ trợ những doanh nghiệp nội địa tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Với sự phát triển của thuật toán, nhiều nước có thể tận dụng lợi thế của dữ liệu lớn để phát hiện và thúc đẩy cơ hội thị trường cho hàng xuất khẩu.

Phương thức kết nối xuất khẩu giữa các bên liên quan hầu hết được thiết lập trong giai đoạn thuộc địa hóa và vào thời điểm hiện nay chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc nhất là tại Phi châu. Hầu hết nền kinh tế lục địa đen đang tập trung sản xuất hàng hóa cho thị trường quốc tế trong khi đó lại bỏ ngỏ thị trường trong nước. Vì vậy, cộng đồng thế giới cần tiến hành nhiều biện pháp để thay đổi hệ thống nêu trên, qua đó nhiều loại hàng hóa thân thiện với môi trường có thể tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng.

Thuế nhập khẩu các-bon

Từ tháng 7, EU đã xây dựng “cơ chế chuyển đổi các-bon” nhằm đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ những nền kinh tế ngoài EU (các nước đang thâm dụng các-bon phục vụ hoạt động sản xuất). Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, Hoa Kỳ cũng đang có những đề xuất tương tự.

Trong bối cảnh những đề xuất như đã nêu hướng đến việc trừng phạt các doanh nghiệp đang xúc tiến chuyển dây chuyền sản xuất sang những nước có quy định về bảo vệ môi trường lỏng lẻo, những sáng kiến kiểu này, trong một số mặt, có thể gây trở ngại đối với hoạt động giao thương những sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, chủ đề này cũng không được đề cập tại Glasgow.

Phải thừa nhận rằng, tác động từ đề xuất thuế các-bon là khá hạn chế. Ví dụ, theo cơ chế CBAM của, chỉ 3.2% tổng lượng hàng nhập vào Liên minh 27 quốc gia sẽ chịu tác động từ loại thuế đã nêu.

Vậy nhưng, có khả năng, danh sách sản phẩm chịu thuế có thể được tiếp tục bổ sung trong tương lại, qua đó gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Ví dụ, khi sản phẩm nhôm được đưa vào danh sách đánh thuế, tấm pin năng lượng mặt trời sẽ là loại hàng hóa chịu tác động đầu tiên.

Hơn hết, cơ chế CBAM, khi được áp dụng có thể gây hại cho nhiều nhà sản xuất tại các quốc gia đang phát triển. Đây là điều bất hợp lý trong bối cảnh chính những nước giàu là bên đã không thực hiện đúng cam kết về hỗ trợ tài chính theo như thỏa thuận đưa ra tại hội nghị COP21 ở Paris.

Như ông Frans Timmermans, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu từng phát biểu tại COP26 “nếu tất cả quốc gia phát triển thực hiện đúng và đầy đủ những gì đã cam kết, CBAM sẽ trở nên thừa thãi”. Theo đó, cơ chế này chỉ nên là biện pháp bổ sung bên cạnh những cam kết về hỗ trợ tài chính của EU đối với các nước đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển công nghệ xanh.

Nguồn: The Conversation

Từ khóa: thuế các-bon, sản phẩm thân thiện môi trường, COP26, EU.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389821
Go to top