Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCuộc “đại phong tỏa” và nền thương mại toàn cầu

Cuộc “đại phong tỏa” và nền thương mại toàn cầu

global trade 17621

Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã phần nào vượt qua đại dịch mà không bị đứt gãy và cuộc suy thoái nghiêm trọng đã không làm dấy lên làn sóng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đấy là tín hiệu tốt cho nền thương mại toàn cầu và có thể cho cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cho thấy rằng những dự đoán về sự sụp đổ của toàn cầu hóa là quá sớm.

Hoạt động thương mại đang phục hồi mạnh mẽ cùng với đà tăng trưởng từ các nền kinh tế lớn. Tin vui này nên được quan tâm nhiều hơn. Cách đây chưa đầy 12 tháng, nhiều nhà quan sát đã dự đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa. Đại dịch đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng. Và chính phủ các nước, khi đột nhiên phải đối mặt với tình trạng mong manh và phụ thuộc, đã khuyến khích doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng về lại trong nước (reshoring) đối với các mặt hàng thiết yếu.

Hiện tại, triển vọng có vẻ khả quan hơn nhiều. Có rất ít chỉ báo cho thấy xu hướng dịch chuyển khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục. Và nhiều chính phủ đã nhận ra rằng giao thương sẽ là một cơ hội hơn là một mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia. Do đó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự kiến khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự kiến sẽ tăng 8% vào năm 2021, nhiều hơn so với mức giảm đáng thất vọng 5,3% của năm ngoái.

Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chưa hồi phục, giảm mạnh 42% vào năm 2020. Châu Âu thậm chí còn ghi nhận tăng trưởng âm. Nhưng sự khác biệt trong tác động của đại dịch đối với hoạt động thương mại và đầu tư không có gì đáng ngạc nhiên. Việc vận chuyển hàng hóa cần rất ít sự tương tác của con người.

Trong khi đó, việc mua lại một công ty hoặc thành lập một cơ sở sản xuất mới ở một quốc gia khác đòi hỏi phải trực tiếp đi để gặp gỡ các đối tác tiềm năng và trong nhiều trường hợp phải liên hệ chặt chẽ với các chính phủ nước ngoài để xin giấy phép. Việc đóng cửa biên giới do đại dịch gây ra và hạn chế đi lại rõ ràng đã khiến những điều này trở nên khó khăn hơn nhiều.

Tuy nhiên, bản chất FDI là biến động, thường sụt giảm trong một năm và phục hồi sau đó, vì vậy dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn có thể tăng trở lại mạnh mẽ vào năm 2021. Trên thực tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tìm thấy những dấu hiệu phục hồi.

Hơn nữa, các chuỗi cung ứng toàn cầu đã được chứng minh là ít bị tổn thương hơn nhiều người từng quan ngại. Khái niệm “chuỗi” cung ứng (supply chain) gợi lên hình ảnh về một khối gắn kết mong manh, trong đó mỗi doanh nghiệp phụ thuộc đầu vào từ mắt xích liền trước. Và trong một “chuỗi”, chỉ cần có một mắt xích yếu, thì cả chuỗi sẽ mong manh theo.

Sự mong manh dễ vỡ của hệ thống thương mại toàn cầu trước các điểm nghẽn dường như đã bộc lộ rõ vào tháng 3/2021, khi một tàu chở hàng lớn chắn ngang Kênh đào Suez. Sự cố này đã được giải quyết tương đối nhanh chóng, và không đại diện cho cách thức hoạt động của hệ thống thương mại toàn cầu.

Có lẽ chính xác hơn nếu nói về các mạng lưới các nhà cung cấp có liên quan với nhau hơn là các chuỗi cung ứng. Hầu hết các doanh nghiệp có nhiều hơn một nhà cung cấp đối với các thành phần thiết yếu của sản phẩm, và các công ty đa quốc gia có hoạt động ở nhiều quốc gia thường lấy nguồn cung cấp từ nhiều quốc gia khác nhau. Đại dịch thực sự đã củng cố thêm, thay vì làm dừng lại, xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Hầu hết chính phủ các nước đã can thiệp vào hoạt động thương mại trong bối cảnh đại dịch, để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng các sản phẩm thiết yếu, chẳng hạn như thiết bị bảo hộ cá nhân vào năm 2020 và vắc xin Covid-19 trong vài tháng đầu năm 2021. Nhưng cả hai sản phẩm này, mặc dù đều quan trọng trong bối cảnh của đại dịch, lại chỉ đóng một vai trò nhỏ trong nền kinh tế rộng lớn. Các quốc gia giàu có thể tiêm chủng cho toàn thế giới với mức phí chưa đến một đô la một tuần cho mỗi công dân.

Điều thực sự nguy hiểm là, Chính phủ các nước vì lo sợ phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài đối với nhiều sản phẩm chủ lực khác, sẽ đưa ra các biện pháp bảo hộ. Lấy ví dụ, xuất phát từ lo ngại của EU về sự phụ thuộc như trên có thể khiến khối này dễ bị tổn thương bởi các áp lực chính trị từ các chính phủ thù địch, Ủy ban Châu Âu gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu hấp dẫn về năng lực và sự phụ thuộc chiến lược.

Ủy ban Châu Âu đã kiểm tra hơn 5.000 sản phẩm và chỉ tìm thấy 137 mặt hàng thuộc các lĩnh vực nhạy cảm nhất, chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, mà EU phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ bên ngoài khối. Đối với 34 sản phẩm trong số này, chỉ chiếm 0,6% tổng lượng nhập khẩu, EU có thể dễ bị tổn thương hơn, do tiềm năng đa dạng hóa hàng nhập khẩu hoặc sử dụng hàng nhập khẩu thay thế thông qua sản xuất của EU thấp.

Nói cách khác, đối với phần lớn các mặt hàng, các nền kinh tế lớn như EU có đủ cơ sở cung cấp đa dạng để khiến chúng không phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp cụ thể nào. Và các biện pháp bảo hộ mậu dịch rộng rãi như thuế quan hoặc hạn ngạch sẽ ít có tác động đến một số ít hàng hóa vốn chỉ có một nguồn cung duy nhất.

Hơn nữa, hầu hết trong số 137 mặt hàng mà Ủy ban Châu Âu xác định là nhạy cảm đều là nguyên liệu thô và các mặt hàng liên quan, vì vậy các hàng hóa này rất dễ dự trữ. Do đó, EU sẽ tương đối dễ dàng để xây dựng các kho dự trữ chiến lược đối với những hàng hóa đó.

Cuối cùng, các chính phủ dường như không dùng đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19. Mặc dù dữ liệu chính xác về các rào cản thương mại toàn cầu mới được thu thập vào năm trước vẫn chưa có sẵn, nhưng sự mở rộng mạnh mẽ của thương mại toàn cầu vào năm 2021 ngụ ý rằng việc sử dụng các biện pháp đó phải được hạn chế.

Trên thực tế, một số chính phủ đã mong muốn tạo ra nhiều cơ hội hơn để giúp thúc đẩy sự phục hồi của thương mại toàn cầu. Một nhóm gồm 15 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu, đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP, một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong khi đó, EU đã ký kết hai Hiệp định quan trọng: một là Hiệp định Toàn diện về đầu tư (CAI) giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc và một thỏa thuận thương mại tự do với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) ở châu Mỹ Latinh. Việc phê chuẩn cả hai hiệp định đang bị đình chỉ, nhưng không phải vì lo ngại về nền kinh tế.

Và trên hết, các chuỗi cung ứng toàn cầu đã sống sót qua đại dịch, và cuộc suy thoái sâu đã không làm bùng phát làn sóng chủ nghĩa bảo hộ. Điều đó là tốt cho thương mại toàn cầu và có thể cho cả FDI, và cho thấy rằng những dự đoán về sự sụp đổ của toàn cầu hóa là quá sớm.

Daniel Gros là thành viên của hội đồng quản trị và là thành viên xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Châu Âu.

Nguồn: The Asset

Từ khóa: thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401072
Go to top