Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChiến tranh thương mại Trung Quốc-Australia: ASEAN được lợi cả đôi đường

Chiến tranh thương mại Trung Quốc-Australia: ASEAN được lợi cả đôi đường

Indonesia Scott Morrison Joko Widodo 2020

Các nước Đông Nam Á đang giúp Australia giảm thiệt hại từ cuộc chiến với  Trung Quốc.

Đông Nam Á đang gặt hái những lợi ích từ cuộc chiến thương mại của những nước khác.

Vào giai đoạn cao trào của cuộc thương chiến Mỹ - Trung, nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của dòng vốn đầu tư nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu, khi Washington và Bắc Kinh tìm cách tách khỏi chuỗi cung ứng của nhau.

Giờ đây, các quốc gia trong khu vực cũng đang hưởng lợi trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Australia và Trung Quốc đang gia tăng. Cuộc chiến bắt nguồn từ lời kêu gọi của Canberra về một cuộc điều tra quốc tế và độc lập về nguồn gốc của vi-rút corona. 

Động thái này của Australia cùng với các tranh chấp khác giữa hai nước đã khiến Bắc Kinh áp đặt mức thuế cao ngất ngưỡng đối với hàng hóa của Australia, từ lúa mạch đến thịt bò, đường và rượu vang. Do xuất khẩu hàng hóa của Australia phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, Bắc Kinh có lẽ nghĩ rằng quyết định của mình sẽ khiến Canberra nhanh chóng lùi bước.

Tuy nhiên, mặc dù thương mại với Trung Quốc giảm mạnh, xuất khẩu của Australia sang các nước khác đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, đủ bù đắp phần lớn thiệt hại (một nguyên nhân khác giúp kim ngạch xuất khẩu của Australia tăng mạnh là việc giá cả hàng hóa toàn cầu tăng vọt).

Mặc dù hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Australia đã được chuyển hướng sang Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Ấn Độ, các nước Đông Nam Á cũng đã nhập khẩu hàng hóa từ Australia nhiều hơn so với trước.

Một báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia công bố ngày 4/6 cho thấy phần lớn các nhà xuất khẩu tin rằng thương mại bình thường với Trung Quốc là “không thể” và cho rằng thương mại cần phải xoay trục sang các nước như Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Các báo cáo cho thấy xuất khẩu lúa mạch của Australia sang Đông Nam Á, đặc biệt là sang Thái Lan, đang tăng.

Xuất khẩu than nhiệt của Australia trong tháng 3/2021 đã đạt mức thấp nhất trong 8 năm qua, kết quả của việc Trung Quốc áp thuế cũng như các vấn đề về nguồn cung. Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, Australia không xuất khẩu bất kỳ tấn than nào sang Trung Quốc, điều lần đầu tiên xảy ra trong gần hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, xuất khẩu than của Australia sang Việt Nam đã tăng lên 20,34 triệu tấn trong năm 2020, tăng từ mức 15,7 triệu tấn của một năm trước đó, theo số liệu của hải quan Australia.

Về tổng thể, thương mại song phương giữa Việt Nam và Australia đạt trị giá 3,63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2021, tăng 33,85% so với cùng kỳ năm trước, theo nhận xét của ông Nguyễn Đăng Thắng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Australia.

Mặt khác, các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được hưởng lợi từ việc gia tăng thương mại với Trung Quốc, do cuộc chiến thương mại của Trung Quốc với Australia.

Thị phần của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng từ 46,9% hồi đầu năm 2020 lên 69,2% vào đầu năm 2021, phần lớn nhờ vào thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD được ký với các nhà cung cấp than của Indonesia vào tháng 11 năm ngoái.

Không ai tưởng tượng được rằng Đông Nam Á có thể thay thế Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Australia. Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, thương mại song phương với Trung Quốc đạt trị giá 235 tỷ USD vào năm 2019, gấp đôi so kim ngạch thương mại 123,7 tỷ USD giữa Australia và ASEAN trong cùng năm, theo Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Khi so sánh với các quốc gia châu Âu, thương mại của Australia sang châu lục này đạt 127,5 tỷ USD trong năm 2019, chỉ cao hơn một chút so với ASEAN.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại giữa Australia và Trung Quốc đã nhắc nhở Canberra về tầm quan trọng của các thị trường Đông Nam Á. Phân tích ngành gần đây cho thấy, khu vực này có thể đóng một vai trò lớn hơn nhiều đối với ngành công nghiệp bông, than và rượu của Australia.

Thương mại của Australia với Đông Nam Á đã được hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại quan trọng, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam là thành viên, cũng như Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA).

Hiệp định AANZFTA, có hiệu lực vào năm 2010 và sẽ loại bỏ gần như tất cả dòng thuế vào năm 2025, cũng sắp được sửa đổi. Các nhà đàm phán đã tổ chức họp trực tuyến vào tháng trước để cập nhật vào hiệp định những quy tắc mới nhất của WTO.

Các quốc gia ASEAN không chỉ là “người thay thế tạm thời” trong khi các nhà xuất khẩu của Australia tìm kiếm thị trường mới giữa lúc căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng.

Báo cáo tóm tắt về Việt Nam gần đây của công ty phân tích đầu tư Dezan Shira & Associates cho thấy, Việt Nam là thị trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu Australia khai thác, vì Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trên thế giới và mức tiêu thụ rượu vang tăng năm 2019 tăng 173,6% so với năm 2018.

Các nhà xuất khẩu rượu vang của Australia đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Trung Quốc áp thuế 200% từ giờ đến năm 2025.

Tuy nhiên, họ có thể mong đợi thuế quan sẽ giảm trong những năm tới. Trong CPTPP, rượu vang đang được áp thuế là 32%, nhưng mức thuế này sẽ giảm xuống 27% vào tháng 1 năm 2022 trước khi giảm dần về 0% vào năm 2028. Còn trong AANZFTA, thuế nhập khẩu rượu sẽ giảm từ 80% xuống chỉ còn 20% bắt đầu từ đầu năm tới.

Bên cạnh việc gia tăng thương mại với Đông Nam Á, cuộc chiến thương mại giữa Australia và Trung Quốc còn khiến Canberra tập trung thắt chặt quan hệ ngoại giao với khu vực này.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với các quan chức Indonesia vào năm ngoái, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết hai bên “rất tin tưởng nhau, đây là yếu tố quan trọng làm nền tảng cho một tình bạn thực sự”, trong khi đó, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, cũng đã đáp lại tấm thịnh tình bằng cách gọi Australia là “người bạn thực sự” của đất nước Indonesia.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình đàm phán, hiệp định sửa đổi được dự kiến ​​sẽ sớm đạt được thống nhất. Về thương mại hàng hóa, hiệp định sẽ chứng kiến ​​hơn 99% hàng hóa xuất khẩu của Australia vào Indonesia được miễn thuế hoặc được đối xử ưu đãi trong năm 2020. Ở chiều ngược lại, hầu như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Indonesia sang Australia sẽ được hưởng mức thuế 0%.

Vào tháng 1/2021, Australia và Malaysia đã tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo thường niên đầu tiên và nhất trí nâng cấp quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Năm ngoái, Australia cũng đã mở một văn phòng sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng mới ở Bangkok và đã lên kế hoạch mở một văn phòng liên lạc ở Naypyidaw cho đến khi cuộc đảo chính quân sự của Myanmar vào tháng 2/2021 đã khiến việc này bị tạm dừng.

Trong khảo sát mới nhất về Tình hình Đông Nam Á do Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore công bố, những người tham gia khảo sát đã được đặt câu hỏi: Nếu ASEAN tìm kiếm “các bên thứ ba” để bảo vệ trước những bất ổn của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, thì nước thứ ba nào sẽ họ tin tưởng?

Khoảng 7,5% số người trả lời cho biết đó là Australia, một tỷ lệ cao hơn so với Hàn Quốc hoặc Ấn Độ. Còn về câu hỏi “cường quốc tầm trung” nào được ưu chuộng nhất trong khu vực, Australia xếp thứ ba, chỉ sau Nhật Bản và EU.

Đối với Đông Nam Á, khu vực này sẽ được hưởng lợi về tài chính khi ngày càng được Australia để mắt tới.

Vào tháng 2/2021, Melissa Conley Tyler, một nhà nghiên cứu tại Viện Châu Á tại Đại học Melbourne, lưu ý rằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã làm người Australia gia tăng suy nghĩ rằng họ “không thể bỏ qua [Đông Nam Á] khi đối mặt với các cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn. ”

Vào cuối năm ngoái, Canberra đã công bố một loạt các gói hỗ trợ phát triển mới cho khu vực, bao gồm khoản vay 1,5 tỷ USD cho Indonesia để hỗ trợ ngân sách cũng như hàng chục triệu USD để hỗ trợ đại dịch.

Tyler viết: “Điều này cho thấy chính phủ Australia nhận ra rằng mức đầu tư hiện tại là quá ít để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Australia”.

Nguồn: Asia Times - TQ

Từ khoá: ASEAN, cường quốc tầm trung, hởi lợi, tài chính, mục tiêu chiến lược

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404958
Go to top