Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếQuan điểm: Khối G7 đang viết lại quy tắc toàn cầu hóa bằng một thỏa thuận lịch sử nhắm vào các thiên đường thuế doanh nghiệp

Quan điểm: Khối G7 đang viết lại quy tắc toàn cầu hóa bằng một thỏa thuận lịch sử nhắm vào các thiên đường thuế doanh nghiệp

im 349688

Các giao dịch béo bở của các tập đoàn đa quốc gia có thể chấm dứt khi các cường quốc nhất trí chấm dứt “cuộc đua xuống đáy”.

Ngày 5/6, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã công bố một thỏa thuận nhằm thúc đẩy khả năng tăng thuế đối với các tập đoàn toàn cầu. Tuy thỏa thuận này vẫn cần sự phê duyệt chính thức của nhiều quốc gia hơn và vẫn còn nhiều điều khoản cần được xem xét để nó có hiệu lực. Tuy nhiên, sẽ không quá xa vời nếu cho rằng đây là một thỏa thuận lịch sử.

Thỏa thuận mà khối G7 đề ra có hai nội dung chính. Trước hết, nó đề xuất áp mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% với các tập đoàn toàn cầu. Thứ hai, một phần lợi nhuận toàn cầu của các tập đoàn này sẽ được chuyển trở lại các quốc gia nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, bất kể trụ sở chính đặt tại đâu.

Cải cách các quy tắc của toàn cầu hóa

Những mục tiêu này rõ ràng là dấu hiệu cho thấy, các quy tắc của siêu toàn cầu hóa, vốn khiến các quốc gia phải cạnh tranh để cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu những ưu đãi hấp dẫn hơn bao giờ hết, đang được viết lại. Cho đến nay, sự phản đối của Mỹ đã làm đình trệ quá trình hài hòa thuế quan toàn cầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, chính quyền Tổng thống Joe Biden lại đang đẩy mạnh các thỏa thuận này.

Kể từ khi “cuộc đua xuống đáy” về thuế doanh nghiệp bắt đầu vào những năm 1980, mức thuế suất trung bình theo luật định đã giảm từ gần 50% xuống còn khoảng 24% vào năm 2020. Nhiều quốc gia đã miễn trừ hào phóng để giảm thuế suất xuống mức một con số.

Theo Joseph Stiglitz: “Cuộc đua xuống đáy” về thuế doanh nghiệp khiến chúng ta thiếu nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề lớn nhất của mình.

Tai hại hơn, các tập đoàn toàn cầu có thể chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế như quần đảo Virgin, quần đảo Cayman hoặc Bermuda, mà không cần phải di dời bất kỳ hoạt động thực tế nào đến đó. Ước tính của chuyên gia Gabriel Zucman thuộc Đại học California, Berkeley hé lộ, một phần đáng kể lợi nhuận nước ngoài của các tập đoàn Mỹ được đăng ký tại những thiên đường thuế như trên, dù họ chỉ thuê một số ít nhân viên ở đây.

Giải quyết được các ý kiến phản đối

Nếu gạt các câu hỏi liên quan đến tính khả thi về thủ tục hành chính sang một bên, thỏa thuận mới có thể vấp phải hai phản đối trái chiều. Những người ủng hộ công bằng thuế sẽ chỉ trích mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% là quá thấp, trong khi nhiều nước đang phát triển sẽ lên án mức tối thiểu toàn cầu là một hạn chế không chính đáng, cản trở khả năng thu hút đầu tư của họ.

Thỏa thuận mà G7 đạt được dường như giải quyết được cả hai nhóm lo ngại trên: ngưỡng thấp có thể giảm bớt lo ngại của các nước đang phát triển, trong khi sự phân bổ lợi nhuận trên toàn cầu sẽ cho phép các nước có thuế cao thu hồi một phần doanh thu bị mất.

Các nhà phê bình cho rằng thỏa thuận về thuế doanh nghiệp mang tính bước ngoặt của G-7 không đi đủ xa.

Trong số các nước phát triển, chỉ có Ireland, với thuế suất theo luật định là 12,5% thấp hơn mức tối thiểu được đề xuất. Tuy nhiên, hiện có những quốc gia nhỏ như Moldova (12%), Paraguay (10%) và Uzbekistan (7,5%) đã áp mức thuế đặc biệt thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, những đối tượng mà họ coi là nguồn mang đến việc làm chất lượng và công nghệ tiên tiến. Trong môi trường đầu tư không thuận lợi, thuế thấp hơn là một trong số ít những cách tức thời để các chính phủ có thể bù đắp cho doanh nghiệp vì nhiều bất lợi họ phải đối mặt.

Ngoài ra, thuế suất có hiệu lực ở một số quốc gia châu Á, chẳng hạn như Singapore (nơi thuế suất theo luật định là 17% nhưng áp dụng mức thấp hơn cho một số doanh nghiệp) cũng có thể là một kẽ hở mà quy định về mức thuế tối thiểu không với tới được.

Song đề tù nhân

Căn cứ cho việc thực thi một mức sàn chung về thuế doanh nghiệp mạnh mẽ nhất là khi các quốc gia có cùng ưu tiên và muốn tránh rơi vào ‘song đề tù nhân’ (đó là tình huống mà mỗi người đều muốn giành thuận lợi cho mình, bất chấp tình trạng của người kia), trong đó lí do duy nhất của các nước khi giảm thuế là để ngăn vốn chảy đi nơi khác. Điều này có thể áp dụng cho hầu hết các nước phát triển, nhưng chắc chắn không phải tất cả, ví dụ như Ireland, Hà Lan và Singapore.

Tuy nhiên, khi các quốc gia có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển và các đặc điểm khác, những gì phù hợp ở quốc gia này có thể là trở ngại cho tăng trưởng ở quốc gia kia.

Mỹ và các nước Châu Âu vốn áp thuế cao có thể phàn nàn về việc thất thu thuế khi các nước nghèo hơn duy trì mức thuế thấp hơn. Song, không ai cấm những quốc gia này đơn phương đánh thuế các công ty nội địa ở mức cao hơn: Họ có thể chỉ cần áp thuế cao đối với lợi nhuận toàn cầu của các công ty trong nước, theo tỷ trọng doanh thu từ thị trường nội địa. Như học giả Zucman đã lập luận, mỗi quốc gia có thể tự mình làm điều này mà không cần sự điều hòa toàn cầu hay thậm chí là sự phối hợp.

Đó chính xác là những gì mà nội dung thứ hai của thỏa thuận G7 hướng tới (mặc dù nó chỉ là một phần của quá trình). Theo thỏa thuận, các công ty đa quốc gia lớn nhất có tỷ suất lợi nhuận từ 10% trở lên sẽ phải phân bổ 20% lợi nhuận toàn cầu của họ cho các quốc gia nơi họ bán sản phẩm và dịch vụ của mình.

Lí do khiến Mỹ muốn giữ mức tối thiểu toàn cầu, bên cạnh việc đánh thuế thu nhập toàn cầu của các doanh nghiệp trong nước, là họ không các công ty của Mỹ rơi vào thế bất lợi so với các công ty của những quốc gia khác bằng cách đánh thuế các doanh nghiệp trong nước ở mức cao hơn đáng kể. Nhưng động cơ cạnh tranh này không khác gì mong muốn của các nước nghèo trong việc thu hút đầu tư. Nếu Mỹ thắng thế và các nước nghèo thua cuộc, đó là do Mỹ mạnh hơn, không phải do logic kinh tế.

Ban đầu, chính quyền Biden muốn áp mức thuế tối thiểu toàn cầu là 21%. Mức thỏa hiệp cuối cùng là 15% có thể đủ thấp để giảm thiểu căng thẳng với các quốc gia nghèo hơn và để các nước nghèo dễ chấp nhận hơn. Sự cân bằng giữa các quy tắc toàn cầu và chủ quyền quốc gia có thể đã được thực hiện một cách thích hợp trong trường hợp này.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia như Mỹ, điều đó đi kèm với cái giá phải trả là doanh thu từ thuế thấp hơn, trừ khi nội dung thứ hai về phân bổ được tăng cường. Cuối cùng, một cơ chế toàn cầu giúp từng quốc gia nâng cao khả năng thiết kế và quản lý hệ thống thuế của riêng họ, dựa trên nhu cầu và ưu tiên riêng, có thể chứng tỏ mạnh mẽ và lâu bền hơn những nỗ lực hài hòa thuế quốc tế.

Điều hiện rõ ràng là, các quốc gia hoạt động như thiên đường thuế, vốn chỉ quan tâm đến việc chuyển lợi nhuận trên giấy tờ mà không cần thu hút vốn mới, có rất ít thứ để phàn nàn. Họ đã và đang cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu một dịch vụ tuyệt vời bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc tránh thuế, gây tổn thất đáng kể cho ngân khố của các nước khác. Các quy tắc toàn cầu cần được điều chỉnh để ngăn chặn chính sách làm hại láng giềng trắng trợ như vậy. Thỏa thuận của G7 là một bước đi quan trọng và đúng hướng.

Dani Rodrik, Giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Chính trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, là tác giả của cuốn “Trao đổi thẳng thắn về thương mại: Ý tưởng cho nền kinh tế thế giới Sane.”

Nguồn: Market Watch

Từ khoá: thu hút đầu tư, quy tắc toàn cầu, hài hoà, thuế quốc tế, chính sách, đúng hướng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392010
Go to top