Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếG7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

G7 đưa ra sáng kiến Tái thiết Thế giới B3W ứng phó BRI của Trung Quốc có lỗi thời?

hoi nghi G7 2021 Anh al Jazeera

Sự phát triển của Trung Quốc nói chung và sự mở rộng của đại dự án "Vành đai và Con đường" nói riêng đã khiến các nước giàu có G7 lo ngại. Họ đã vạch ra sáng kiến Tái thiết thế giới B3W để làm đối trọng với BRI của Trung Quốc.

Sáng kiến B3W của G7 cạnh tranh với sáng kiến BRI của Trung Quốc

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) trong hội nghị thượng đỉnh vào hôm 12/6 tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc bằng việc đề xuất giúp các nước đang phát triển thông qua một đại dự án cơ sở hạ tầng có thể cạnh tranh với sáng kiến "Vành đai và Con đường" trị giá nhiều nghìn tỷ USD của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đây là một nỗ lực của các nước G7 muốn đối phó một cách nhất quán trước sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự trong 40 năm qua cũng như quyền lực đang lên của cá nhân nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Theo một nguồn tin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau vào hôm 12/6 dẫn dắt một cuộc thảo luận của G7 về Trung Quốc, trong đó ông kêu gọi các nhà lãnh đạo đưa ra một cách tiếp cận thống nhất đối với các thách thức do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra.

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác hy vọng kế hoạch của họ - được biết đến với cái tên "sáng kiến Tái thiết Thế giới tốt đẹp hơn" (B3W), sẽ tạo ra một mối quan hệ đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng minh bạch để giúp thu hẹp khoảng cách 40.000 tỷ USD mà các nước đang phát triển cần đến vào năm 2035.

Mỹ sau đó nói rằng có một sự đồng thuận trong G7 về nhu cầu có một cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc trong vấn đề thương mại và nhân quyền.

Theo Nhà Trắng, G7 và các đồng minh của mình sẽ sử dụng sáng kiến B3W để huy động nguồn vốn khu vực tư nhân trong các lĩnh vực như khí hậu, y tế và an ninh y tế, công nghệ số, và bình đẳng giới...

Nhưng hiện chưa rõ chính xác đại dự án này sẽ vận hành ra sao và nó sẽ phân bổ bao nhiêu vốn.

BRI và sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến G7 e ngại

Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc toàn cầu hàng đầu được xem là một trong các sự kiện địa chính trị lớn nhất thời kỳ gần đây bên cạnh sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 gắn liền với việc kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc vào năm 1979 có nền kinh tế nhỏ hơn cả của Italy nhưng sau cải cách và mở cửa thì đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đồng thời đi tiên phong toàn cầu trong một loạt ngành công nghệ mới.

Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, do ông Tập Cận Bình phát động vào năm 2013, liên quan đến các sáng kiến phát triển và đầu tư trải dài từ châu Á đến châu Âu và hơn thế. Hơn 100 nước đã ký các thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng biển, đường cao tốc, và các dạng cơ sở hạ tầng khác.

Giới phê bình thì cho rằng BRI - phiên bản hiện đại của con đường Tơ Lụa xưa nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu (và hơn thế nữa) là phương tiện để Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng của mình.

Phương Tây đánh giá rằng BRI của Trung Quốc là "thiếu minh bạch và có tiêu chuẩn thấp về môi trường và lao động".

Theo một cơ sở dữ liệu của Refinitiv, đến giữa năm 2020, hơn 2.600 dự án trị giá 3.700 tỷ USD có mối liên kết với BRI, mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tháng 6/2020 nói rằng khoảng 20% các dự án đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Lãnh đạo các nước G7 (gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Italy, Pháp, và Nhật Bản) muốn sử dụng hội nghị của họ ở tây nam nước Anh lần này để chứng tỏ với thế giới rằng các nước này có thể mang lại một sự thay thế cho ảnh hưởng của Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ cho biết, G7 đã đạt được đồng thuận về nhu cầu có cách tiếp cận chung đối với "các thực tế kinh tế phi thị trường" và về các lạm dụng nhân quyền (ám chỉ Trung Quốc).

Phản ứng của Trung Quốc

Trước các tuyên bố từ phía G7, Trung Quốc vào hôm 13/6 đã cảnh báo các nhà lãnh đạo G7 rằng thời kỳ một nhóm nhỏ các nước quyết định số phận của thế giới đã qua rồi.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh tuyên bố: "Chúng tôi luôn tin rằng các nước dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều bình đẳng, và các vấn đề thế giới cần được giải quyết thông qua tham vấn của tất cả các nước".

Bắc Kinh xem đó hội nghị G7 lần này như một nỗ lực của các nước phương Tây muốn kiềm chế Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng nhiều nước lớn vẫn chịu ảnh hưởng của não trạng đế quốc từ thời xưa./

Nguồn; Reuters/VOV

Từ khoá: BRI, ảnh hưởng, Trung Quốc, kinh tế phi thị trường, kiềm chế, cạnh tranh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371101
Go to top