Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếRủi ro khi khối nội nhập siêu ngày càng lớn

Rủi ro khi khối nội nhập siêu ngày càng lớn

nhap khau sat thep 8022 1622453924 860x0

Trong 5 tháng đầu năm 2021, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tới 12,74 tỷ USD, khối ngoại xuất siêu 12,37 tỷ USD. Những con số này không chỉ cho thấy thực trạng phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu, mà ẩn sâu trong đó là những rủi ro mà các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam phải đối mặt. 

Thực tế, nhập siêu đã quay trở lại với nền kinh tế. Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy, tháng 5 ước tính nhập siêu 2 tỷ USD; lũy kế 5 tháng nhập siêu 369 triệu USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,74 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,37 tỷ USD.

'Bóng ma' nhập siêu trở lại

Đáng chú ý, 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tới 23,2 tỷ USD, tăng 87,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Hàn Quốc 12 tỷ USD, tăng 23,1%; nhập siêu từ ASEAN 6,6 tỷ USD, tăng 171,6%.

Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu (NK) từ một số thị trường đã khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất rất khó khăn trong những tháng đầu năm 2021. Điển hình là ngành thép: giá thép trong nước tăng mạnh gần 50% là hệ quả của việc phụ thuộc nguyên phụ liệu NK.

Tại cuộc làm việc với ngành thép, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, đây là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Tuy nhiên, thép sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ vẫn rất thiếu.

Theo thông tin từ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), các chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội... chủ yếu vẫn phải NK. Đáng chú ý, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép đa số phải NK như quặng sắt, thép phế liệu, điện cực graphite... Vì vậy, giá thành sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.

Do đó, Bộ trưởng Công Thương đề nghị phải có cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi để có hướng đi rõ ràng cho ngành thép. Ngành thép cần từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các DN trong ngành để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác. Đồng thời, từng bước hình thành chuỗi DN sản xuất sản phẩm sau thép đặc biệt, không chỉ dừng lại nguyên liệu mà còn là thành phẩm.

Không chỉ sắt thép, các ngành công nghiệp khác như điện tử, dệt may, da giày... cũng chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Đáng lo ngại, tình trạng phụ thuộc nguyên liệu NK đã xảy ra ở lĩnh vực nông nghiệp như chế biến điều, chế biến gỗ.

Thống kê cho thấy, 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã nhập tổng cộng gần 1,2 triệu tấn hạt điều thô với trị giá lên tới 1,9 tỷ USD, tăng 300% về lượng và tăng 323,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng điều thô NK sau 4 tháng đầu năm 2021 đã gần bằng tổng NK cả năm 2020 (1,45 triệu tấn).

Tìm cách nâng tỷ lệ nội địa hóa 

Nhiều nhà máy điều lâm vào tình cảnh "đói nguyên liệu", tranh nhau thu mua nguyên liệu dù giá tăng mạnh. Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam chia sẻ, do các DN Việt Nam tranh mua nguyên liệu từ các quốc gia trồng điều ở châu Phi khiến nhà xuất khẩu đẩy giá bán lên cao. Việc chỉ trông chờ vào nguyên liệu NK đã tạo cơ hội làm giàu cho nông dân trồng điều và các nhà buôn điều nguyên liệu ở Tây Phi, nhưng lại khiến nông dân trồng điều ở Việt Nam "khó sống" với cây điều. Rõ ràng, ngành điều cần phải có cái nhìn, chính sách phát triển vùng nguyên liệu trong thời gian tới. 

Thời gian gần đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng liên tục có công văn kiến nghị các bộ, ngành kiểm soát nguồn gốc gỗ NK, hay nói cách khác là có tình trạng "đội lốt" xuất xứ hàng Việt Nam để XK. Vừa qua, một số doanh nghiệp đã NK bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm (những mặt hàng rủi ro cao) từ Trung Quốc về Việt Nam, thông qua các hình thức như: Công ty Việt Nam thành lập mới hoặc mới hoạt động trong khoảng 1-2 năm gần đây, NK mặt hàng bộ phận tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán, sau đó gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh (hàm lượng gia công rất ít) để xuất khẩu sang Mỹ.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 42,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái; NK ước khoảng 19,57 tỷ USD, tăng 51,0%; xuất siêu khoảng 3,27 tỷ USD, giảm 28,3%.

Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính đạt 7,04 tỷ USD, tăng 126,9%, nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng 23,2%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 881,2 triệu USD, tăng 25,8%; nhóm lâm sản chính khoảng 1,34 tỷ USD, tăng 42,3%, nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 36,5%. Đây là một trong những nguyên nhân khiến "bóng ma" nhập siêu trở lại.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại của ngành công nghiệp, Bộ Công Thương mới đây cho biết đã lấy ý kiến về dự thảo đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, trong đó có 1 điều quy định chi tiết về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp không cao. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.

Vì vậy, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phụ thuộc nhiều vào việc NK nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất. Điều này khiến cho hoạt động sản xuất trong nước thiếu tự chủ, dễ tổn thương bởi các biến động chính trị - kinh tế - xã hội trên thế giới và trong khu vực, điển hình như ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 đến khu vực sản xuất vừa qua.

Bộ Công Thương cho rằng, việc thiếu một hành lang pháp lý và chế tài đủ mạnh khiến cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo vừa thiếu sự đồng bộ và tính liên kết, vừa không phát huy hết được tiềm năng của ngành. Vì vậy, Luật Phát triển công nghiệp, với trọng tâm điều chỉnh là chế biến, chế tạo ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý và chế tài đủ mạnh giúp cho ngành này phát triển theo các chỉ tiêu đã xác định, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. 

Nguồn: VnBusiness

Từ khoá: dự thảo, phát triển công nghiệp, hành lang pháp lý, chế tài, công nghiệp chế biến, nội địa hoá

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403245
Go to top