Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNhật Bản, Indonesia thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhật Bản, Indonesia thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

2021 03 30 111882 1617105144. large

Khi nói về chiến lược ngoại giao, Nhật Bản từ lâu luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận đa phương. Khi chúng ta phải đối mặt với những thách thức ngày càng phức tạp của đại dịch Covid-19, chúng ta phải cùng nhau giải quyết chúng thông qua các hoạt động hợp tác và điều phối đa phương, và hướng đến một thế giới đoàn kết.

Nhật Bản không xa lạ với chính sách ngoại giao đa phương. Lấy ví dụ về Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), một diễn đàn quy tụ 21 nền kinh tế thuộc Vành đai Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực. Nhật Bản từng là nước đề ra ý tưởng và cách thức để hình thành tổ chức này. Khái niệm ban đầu về APEC bắt nguồn từ Sáng kiến Lưu vực Thái Bình Dương, do cựu thủ tướng Nhật Bản Ohira Masayoshi đề xuất vào năm 1978. Thủ tướng Úc lúc bấy giờ là Malcom Fraser đã tiếp nhận và phát triển sáng kiến của ông Ohira. Sau đó đến năm 1989, Úc đã đăng cai tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của APEC.

Như chúng ta có thể nhận thấy, APEC đang chuyển đổi thành một phương tiện mạnh mẽ để thúc đẩy tự do thương mại trong khu vực.

Đáng chú ý, Indonesia đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Indonesia đã hai lần đăng cai tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh APEC và đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng Tuyên bố Bogor năm 1994, trong đó tất cả các nền kinh tế APEC nhất trí về các mốc thời gian cụ thể cho lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực.

APEC chỉ là một ví dụ về nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương của Nhật Bản. Nguyên tắc quan trọng làm nền tảng cho những nỗ lực này là niềm tin vững chắc của Nhật Bản rằng, chỉ một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên luật lệ - không phải bằng vũ lực hay ép buộc - mới có thể mang lại hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Tầm nhìn hướng về tương lai của Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại các nước ASEAN, cũng như tại Mỹ, Úc, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.

Như một phần trong nỗ lực của mình, Nhật Bản đang thúc đẩy tầm nhìn cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở cửa và tự do dựa trên luật lệ (FOIP). Với tầm nhìn này, Nhật Bản đang thúc đẩy các nguyên tắc và giá trị như pháp quyền, tự do và mở cửa, đồng thời nỗ lực đảm bảo rằng những giá trị này được khắc sâu vào từ khu vực. Nhật Bản tin rằng những giá trị này là nền tảng để mọi quốc gia đạt được hòa bình và thịnh vượng.

Về phía ASEAN, Indonesia từng dẫn dắt việc thiệt lập Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) vào năm 2019. Mỗi khi có cơ hội, Nhật Bản đều nhắc lại sự ủng hộ hoàn toàn của mình đối với AOIP. Năm ngoái, Nhật Bản và ASEAN đã cùng nhau khẳng định rằng FOIP và AOIP chia sẻ các nguyên tắc cơ bản, và hai bên đã quyết định củng cố quan hệ đối tác bằng cách tăng cường hoạt động hợp tác, kết hợp sức mạnh trong bốn lĩnh vực được vạch ra theo AOIP,đó là hợp tác trong các lĩnh vực hàng hải, kết nối, Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2030, kinh tế và những lĩnh vực khả thi khác.

Việc mở rộng các khu vực kinh tế tự do và công bằng mà Nhật Bản đang thúc đẩy cũng hỗ trợ cho những mục tiêu này. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là quốc gia đi đầu về tự do thương mại thông qua việc ký kết một số hiệp định thương mại. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ban đầu dự kiến là một hiệp định thương mại tiên tiến của thế kỷ 21 giữa 12 nền kinh tế APEC, Nhật Bản đã phát huy vai trò lãnh đạo của mình để đưa hiệp định này có hiệu lực với 11 nước còn lại, dưới tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Indonesia cũng đang là cầu nối thúc đẩy tự do thương mại trong khu vực. Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Đàm phán Thương mại, Indonesia cùng với Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ và dẫn dắt thành công các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa các nước ASEAN, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, khi đối mặt với những thách thức mới, một số người có thể đặt câu hỏi: liệu chủ nghĩa độc tài có thành công hơn so với chế độ dân chủ trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19? Nhật Bản không nghĩ vậy. Một xã hội dân chủ là xã hội mà mỗi và mọi người có thể phát huy tiềm năng tối đa của mình. Đó là nơi mà sự tự do, chất phát, sáng tạo, cũng như tất cả các quyền cơ bản và đa dạng của con người được tôn trọng. Đây là kiểu xã hội sẽ mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho mọi cá nhân, và nền tảng để tạo ra những xã hội vững chắc hơn. Nhật Bản và Indonesia là hai trong số các nền dân chủ lớn nhất trên thế giới. Là đối tác chiến lược của nhau, hai quốc gia này có tiềm năng hợp tác rất lớn. Họ phải cùng nhau phấn đấu vì một chủ nghĩa đa phương lành mạnh và tồn tại lâu dài.

Tác giả: Đại sứ Nhật Bản tại Indonesia

Nguồn: The Jakarta Post

Từ khóa: Hợp tác đa phương, CPTPP, ASEAN, RCEP, dự do thương mại, Covid-19

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007405102
Go to top