Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTác động của RCEP đối với Liên minh Châu Âu

Tác động của RCEP đối với Liên minh Châu Âu

23112020 6 000 8V934P

Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được hình thành ngày 15/11 vừa qua giữa 10 nước thành viên ASEAN và Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand chỉ mang lại hiệu quả kinh tế tức thời rất khiêm tốn cho Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đóng vai trò trung tâm trong thỏa thuận mới, các hàm ý về chiến lược và địa chính trị của thỏa thuận này là rất lớn. Người châu Âu có xu hướng hướng nội và khi họ nhìn ra bên ngoài, họ thường chỉ hướng về phía Tây, chẳng hạn như cuộc bầu cử gần đây ở Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết các hoạt động kinh tế, hầu hết tăng trưởng kinh tế và một số thay đổi địa chính trị quan trọng lại đang diễn ra ở phương Đông.

Kinh tế

Từ góc nhìn của doanh nghiệp châu Âu, RCEP được hiểu là một hiệp định thương mại tự do giữa ba cường quốc sản xuất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và cái bắt tay này tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn ở châu Á. Ví dụ như, trong RCEP, Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 86% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, bao gồm cả phụ tùng ô tô. Khu vực sản xuất của ba quốc gia này cộng lại đã tạo ra 5,3 nghìn tỷ USD giá trị gia tăng trong năm 2019, nhiều hơn 1 nghìn tỷ USD so với con số của Mỹ và EU cộng lại.

Ngoài thị trường 1,6 tỷ dân của Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, RCEP còn cho phép tiếp cận 675 triệu dân ở ASEAN, Úc và New Zealand, một tập hợp dân số lớn hơn cả EU. Ngân hàng thế giới (WB) dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp 2 đến 3 lần tốc độ của Châu Âu và Hoa Kỳ trong vòng 10 năm tới.

Ấn Độ, gần đây là nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh nhất thế giới, đã rút khỏi RCEP vào năm ngoái, chủ yếu do lo ngại về sự cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và sự cạnh tranh của Úc cùng Đông Nam Á trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ quay trở lại hiệp định vào một ngày nào đó trong tương lai.

Tác động kinh tế trực tiếp của RCEP đối với nền kinh tế châu Âu có thể là nhỏ - nhưng chắc chắn không quá nhỏ đến mức có thể bỏ qua - và sẽ chỉ được cảm nhận dần dần. Bên cạnh việc tạo ra một khu vực thương mại tự do giữa 3 nước lớn là Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, mức độ tự do hóa thương mại mà hiệp định này đem lại còn hạn chế vì các nước thành viên đã có sẵn với nhau nhiều hiệp định thương mại. Nông nghiệp chỉ bị ảnh hưởng nhẹ và việc cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực sản xuất còn nhiều ngoại lệ, hay nói cách khác, lộ trình giảm thuế của từng quốc gia còn loại trừ nhiều lĩnh vực nhạy cảm.

Hơn nữa, lộ trình giảm thuế kéo dài đến 20 năm trong RCEP là một hiện tượng không thường gặp trong các FTA. Các điều khoản cải cách thủ tục hải quan và các cải cách khác để tạo thuận lợi cho thương mại sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập của khu vực. Tuy nhiên, mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ trong thỏa thuận này còn thấp, với chỉ một số lĩnh vực được mở cửa.

Nỗi lo lớn nhất đối với EU là xuất khẩu của khối này sẽ bị thay thế bởi các thành viên RCEP do các nước thành viên hiệp định sẽ có lợi thế hơn EU khi được hưởng ưu đãi thuế quan. Hiện tượng này còn được gọi bằng thuật ngữ kinh tế là chuyển hướng thương mại.

Do EU có các hiệp định thương mại đã có hiệu lực với Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, xuất khẩu sang các nước này khó có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang RCEP năm 2019, hầu hết kim ngạch là không nằm trong các hiệp định thương mại, bao gồm cả sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU, nơi thuế nhập khẩu (tính theo bình quân gia quyền) là 9,15% vào năm 2017 (Từ đó đến nay giảm thêm khoảng 2%).

Các thị trường quan trọng khác của EU trong RCEP còn bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, và Úc. Trong khi ba nước ASEAN trên đang áp mức thuế cao đối với EU, thì mức thuế mà EU phải đối mặt tại Úc có vẻ thấp hơn. Vì hàng hóa xuất khẩu của EU sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm máy móc thiết bị và các sản phẩm chế tạo khác, Nhật Bản và Hàn Quốc được dự báo sẽ thay thế hàng xuất khẩu của EU tại thị trường Trung Quốc.

Ngoài các tác động trực tiếp trên, hiệp định RCEP còn có những tác động gián tiếp đối với nền kinh tế châu Âu, bao gồm:

• Người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp EU đang nhập khẩu hàng hóa trung gian từ các nước trong RCEP có khả năng được hưởng lợi từ mức giá thấp hơn, do các chuỗi giá trị trong khu vực hoạt động hiệu quả hơn;

• Các doanh nghiệp EU xuất khẩu sang các nước RCEP sẽ được lợi gián tiếp từ việc thu nhập của ngường dân trong khu vực cao hơn, và rất có thể, từ việc tăng trưởng của khu vực sẽ nhanh hơn và bền vững hơn;

• Các doanh nghiệp EU đang cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước RCEP dù tại thị trường châu Âu hay thị trường thứ ba sẽ gặp bất lợi nhất định, đặc biệt nếu họ không tận dụng được lợi ích từ chuỗi giá trị tích hợp của khu vực.

Địa chính trị

Hàm ý quan trọng hơn của thỏa thuận RCEP là về địa chính trị. Nhiều nhà quan sát đã lưu ý rằng, bất chấp sự phản đối của Mỹ, thương mại của Trung Quốc và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào nước này vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Thỏa thuận RCEP cho thấy khá rõ ràng rằng chiến lược của Chính quyền Trump nhằm cô lập Trung Quốc và tách nước này ra khỏi chuỗi giá trị toàn cầu đã thất bại. Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản là những đồng minh của Hoa Kỳ, những nước có quan ngại sâu sắc về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, bằng cách tham gia RCEP, các nước này ngụ ý rằng họ không muốn và không thể cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, và trên thực tế, mối quan hệ của các nước này với Trung Quốc còn đang ngày một thắt chặt thêm. Các nước láng giềng của Trung Quốc khó có thể bỏ qua thực tế rằng khu vực sản xuất của Trung Quốc ngày nay lớn gần gấp hai lần Mỹ, và đang phát triển với tốc độ gấp đôi.

Sau khi Chính quyền Trump từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản hiện trở thành trung tâm của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh các nước thành viên trùng lặp với RCEP, CPTPP còn bao gồm Canada, Mexico và một số các nền kinh tế ở châu Mỹ Latinh. Trong số các quốc gia bày tỏ mong muốn tham gia CPTPP có Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham gia CPTPP vẫn còn là một câu chuyện dài, vì so với RCEP, CPTPP đòi hỏi nhiều cải cách hơn, vượt quá khả năng của Trung Quốc.

Điều đáng lưu ý là Nhật Bản đang đi rất tốt nước cờ thương mại của mình. Nhật Bản tham gia RCEP không lâu sau khi nước này ký kết một thỏa thuận thương mại nhỏ với Mỹ, và ngay cả khi nước này đứng về phía EU và Mỹ trong việc kêu gọi cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm giải quyết các vấn đề như trợ cấp công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước nhắm vào Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Biden đã hứa hẹn sẽ cứng rắn với Trung Quốc, nhưng ở giai đoạn hiện nay, vẫn không rõ điều đó có ý nghĩa gì và chiến lược châu Á của ông Biden sẽ ra sao. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của RCEP sẽ làm tăng khả năng Mỹ quay trở lại TPP mà hiện nay đã được sửa đổi thành CPTPP. Dù thế nào, Biden khó có khả năng sẽ tiếp nối phương pháp của Trump đó là đối đầu trực diện với Trung Quốc trên mọi mặt trận (thương mại, công nghệ, di chuyển người dân, ngoại giao, quân sự). Cách tiếp cận đó không hiệu quả, dữ liệu gần đây về thương mại - đầu tư và việc ký kết thỏa thuận RCEP đã cho thấy điều đó. Việc chia tách với Trung Quốc cũng không phù hợp với ý định của Biden trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và khôi phục vị thế của Mỹ trong các thể chế đa phương.

Quan trọng hơn, như nhiều chuyên gia khác đã nhận định gần đây, sự thù địch giữa các cường quốc đã lên đến mức nguy hiểm. Trung Quốc và Mỹ không chỉ cạnh tranh nhau, mà còn thù hằn nhau. Sự thù địch, sớm hay muộn, có thể dẫn đến cuộc chiến ở châu Á – mặc dù không bên nào mong muốn điều đó.

Những lựa chọn về chính sách

Ở cấp độ kỹ thuật của các cuộc đàm phán thương mại, thỏa thuận RCEP và việc Mỹ có chính quyền mới sẽ thôi thúc EU xác định lại một chiến lược thương mại châu Á mới. Chiến lược đó nhằm mục đích duy trì mối quan hệ liên minh xuyên Đại Tây Dương nhưng cũng phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và sự hội nhập của các chuỗi giá trị tập trung vào Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chiến lược mới của EU nên cân nhắc đến một trong ba lựa chọn sau hoặc kết hợp cả ba:

• Quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, con đường gian nan nhất nhưng cũng nhiều lợi ích tiềm tàng nhất;

• Tham gia CPTPP và;

• Đẩy nhanh các hiệp định song phương với các nước khác trong Châu Á.

Chúng ta cùng nhau xem xét từng lựa chọn một theo thứ tự từ dưới lên. Việc đẩy nhanh các thỏa thuận song phương sẽ đòi hỏi EU phải khôi phục các cuộc đàm phán đang bị đình trệ (với Malaysia và Thái Lan) và đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Indonesia và Philippines, đồng thời giải quyết các vấn đề nông nghiệp nhạy cảm với Úc và New Zealand. Đây là việc EU phải làm như thường lệ, nhưng chỉ là được đẩy lên một mức độ khẩn cấp hơn.

Tham gia CPTPP cũng là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho EU, do các điều khoản toàn diện và đầy tham vọng trong thỏa thuận này. CPTPP đã mở rộng khắp châu Á và châu Mỹ, và có thể bao gồm cả châu Âu. Việc EU đã có các hiệp định thương mại với các thành viên lớn nhất trong CPTPP, như Canada, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam, có thể giúp các cuộc đàm phán gia nhập CPTPP trở nên dễ dàng hơn. Nhưng cũng chính vì việc đã có sẵn các FTA với các nước thành viên trong CPTPP khiến cho giá trị kinh tế biên mà thỏa thuận này mang lại cho EU nhỏ hơn.

Lựa chọn khó khăn nhất của EU đó chính là thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, thị trường mà rủi ro chuyển hướng thương mại do RCEP mang lại là lớn nhất. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU và là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của EU.

Muốn đạt được tiến bộ về mặt thương mại với Trung Quốc sẽ đòi hỏi EU phải đẩy nhanh các cuộc đàm phán Hiệp định Đầu tư với Trung Quốc đã được khởi động từ năm 2014 và đang rơi vào bế tắc - do các yêu cầu nghiêm ngặt từ EU cộng với việc Trung Quốc không sẵn sàng khắc phục các bất cập hiện nay trong việc tiếp cận thị trường nước này. Nhưng nếu thế bế tắc trên được phá vỡ, một thỏa thuận về đầu tư có thể mở đường cho một thỏa thuận thương mại.

Nếu EU quyết định theo đuổi lựa chọn 1 (thắt chặt quan hệ với Trung Quốc), EU nên học hỏi từ chính sách ngoại giao kinh tế lão luyện của Nhật Bản, mà cho đến nay đã giúp Nhật Bản vững tay chèo giữa Trung Quốc và Mỹ để đạt được các thỏa thuận thương mại với cả hai (và với cả EU) trong khi vẫn duy trì quan hệ liên minh về an ninh và thương mại chặt chẽ với Mỹ. Trong trường hợp của EU, khó có thể có được một thỏa thuận lớn với Hoa Kỳ khi mà Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) không còn hoạt động, phương án khả thi hơn sẽ là một loạt các thỏa thuận hạn chế với Mỹ, chẳng hạn như về thương mại kỹ thuật số.

Khi ông Biden nhậm chức, mối quan hệ căng thẳng và nguy hiểm giữa Trung Quốc và Mỹ cần được chú ý khẩn cấp, và EU có thể tác động đến kết quả bằng lời nói và hành động của mình. EU không có lợi ích gì nếu cuộc xung đột kéo dài nhiều thế hệ giữa hai siêu cường bùng nổ thành cuộc chiến ở Thái Bình Dương, hơn nữa EU cũng không coi Trung Quốc là kẻ thù của mình.

Mối quan hệ kinh tế giữa EU và Trung Quốc sẽ có điều kiện phát triển hơn nữa nếu như Trung Quốc nỗ lực hạn chế những biến dạng thương mại do mô hình cạnh tranh phụ thuộc vào nhà nước gây ra. Như những gì mà Nhật Bản đã cho thấy ở châu Á, lập trường như trên không phải là không phù hợp với cuộc chiến chống lại sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và chống lại ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở các nước láng giềng.

Nếu như EU tuyên bố một lập trường rõ ràng rằng khối này dự định duy trì và củng cố mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc kèm theo những điều kiện nghiêm ngặt, điều này sẽ gửi một thông điệp quan trọng cho Trung Quốc. Lập trường trên của EU cũng sẽ củng cố quyết tâm của nhiều người theo chủ nghĩa quốc tế có khả năng nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của Biden và những người trong Quốc hội Hoa Kỳ, những người muốn áp dụng cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với Trung Quốc. Đây là một lập trường mà Tổng thống mới đắc cử có xu hướng sẽ nghiêng về, bất chấp những lời hùng biện gay gắt về Trung Quốc mà ông đưa ra lúc tranh cử. Dự đoán trên được đưa ra dựa trên cách làm của ông Biden trong mối quan hệ đối ngoại với Trung Quốc trong lịch sử.

Việc ký kết thỏa thuận thương mại lớn RCEP không chỉ ra một cách rõ ràng bất kỳ một trong ba lựa chọn chiến lược của EU được nêu ở đây. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của Chính quyền mới của Hoa Kỳ, diễn biến trên kêu gọi EU sớm làm rõ chiến lược thương mại châu Á của mình.

Nguồn: The Asean Post

Từ khóa: RCEP, chiến lược của EU, siêu cường, biến dạng thương mại, duy trì và củng cố quan hệ, chủ nghĩa quốc tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393568
Go to top