Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTrung Quốc: lợi ích từ RCEP không đủ bù đắp tổn thất kinh tế từ chiến tranh thương mại

Trung Quốc: lợi ích từ RCEP không đủ bù đắp tổn thất kinh tế từ chiến tranh thương mại

S1.2

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nền kinh tế số hai thế giới có thể coi RCEP là một chiến thắng mang tính biểu tượng trong bối cảnh Mỹ đang từ bỏ chủ nghĩa đa phương, tuy vậy, tác động kinh tế đối với Trung Quốc có thể chỉ ở quy mô nhỏ.

RCEP do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) khởi xướng vào năm 2012, vậy nhưng thường được coi là thỏa thuận đối trọng của Trung Quốc trước Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – vốn bao gồm các quốc gia có dân số chiếm 1/3 tổng dân cư toàn cầu và 1/3 tổng GDP thế giới.

Mặc dù tham gia RCEP, GDP Trung Quốc dự báo sẽ được tiếp sức để duy trì đà tăng, tuy vậy, điều này là không đủ để bù đắp cho những tổn thất trong cuộc chiến thương mại giữa quốc gia hơn 1 tỷ dân với Hoa Kỳ - các nghiên cứu nhận định.

Vào tháng 6, các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson cho biết RCEP, hiệp định vốn mất 7 năm để đàm phán sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng thêm 0.4% vào năm 2030. Trong khi đó, nếu tình trạng căng thẳng giao thương tiếp diễn, thiệt hại về kinh tế cho nền kinh tế số một châu Á sẽ là 1.1%.

Một nghiên cứu do Đại học Queensland và Bộ Tài chính Indonesia tiến hành vào năm ngoái cũng cho thấy RCEP sẽ giúp GDP Trung Quốc tăng 0.08% vào năm 2030. Ở chiều ngược lại, thương chiến sẽ khiến GDP của quốc gia này giảm 0.32% trong cùng thời điểm.

Phó giáo sư Renuka Mahadevan tại đại học Queensland cũng là đồng tác giả của báo cáo đã nêu cho cho biết do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 đến kinh tế khu vực, thông điệp về lợi ích từ RCEP đang được khuếch đại nhiều lần.

Tuy nhiên, bà Mahadevan cũng nói thêm, các con số thông kê “chỉ là một phần trong chiến lược” của Trung Quốc, theo đó, RCEP có tầm vóc lớn hơn những vấn đề về kinh tế.

“Tôi nghĩ Hiệp định này sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Trung Quốc. RCEP sẽ giúp Trung Quốc kết nối mạnh mẽ hơn với phần còn lại của châu Á; do vậy, chúng ta cần nhìn về lợi ích mà thỏa thuận sẽ tạo ra trong tương lai” – bà Mahadevan nhận định, ám chỉ trực tiếp đến dòng đầu tư trong khu vực Á châu.

Nghiên cứu của PIIE cũng chỉ ra rằng “Trung Quốc sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất từ RCEP phiên bản không có sự tham gia của Ấn Độ”.

Vậy nhưng, hai tác giả Peter Petri và Michael Plummer cũng dự báo RCEP sẽ không thể bù đắp cho những tổn thất do cuộc chiến thương mại gây ra; bên cạnh đó tình trạng chia tách giao thương do tác động từ CPTPP đến ngành công nghiệp nhẹ và công nghệ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến vai trò của RCEP trên bình diện chung.

Và, một lần nữa, họ ám chỉ đến những mục đích không rõ ràng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy việc ký kết hiệp định.

S1

“Quan trọng hơn cả những lợi ích về kinh tế, tác động của RCEP đến vai trò lãnh đạo của Trung Quốc tại khu vực sẽ được thúc đẩy thông qua thỏa thuận này” hai nhà nghiên cứu cho biết, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng viễn cảnh Trung Quốc trở thành trung tâm của cả Á châu.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc có nhận định lạc quan hơn về ảnh hưởng của RCEP đến nền kinh tế quốc gia hơn 1 tỷ dân; theo dự báo của họ, trong vòng 10 năm tới, thỏa thuận đã nêu sẽ giúp GDP Trung Quốc tăng thêm 0.22% và giúp xuất khẩu tăng 11.4% khi việc tự do giao thương được tiến hành đúng theo lộ trình đã đề ra.

S1.1

“RCEP không những sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương mà còn tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Trung Quốc”, các học giả Shen Minghui và Li Tianguo viết trong báo cáo của CASS.

Liang Yixin, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin Trung Quốc – một cơ sở có liên hệ với Bộ Công nghệ thông tin và Công nghiệp tại đất nước đông dân nhất thế giới ước tính RCEP sẽ giúp tổng sản phẩm tăng 0.04% và hoạt động xuất khẩu tăng 1.95%.

Nick Marro, nhà điều hành Economist Intelligence Unit nhận định tác động của Hiệp định nêu trên đến nền kinh tế châu Á nói chung “không nhiều” và “nhưng có những động lực về thương mại và thuế quan khác trên cơ sở RCEP đang tác động đến Đông Bắc Á”.

“Lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng là thành viên của một thỏa thuận thương mại. Sự xuất hiện của những thị trường lớn đã nêu sẽ giúp gia tăng tầm ảnh hưởng về kinh tế của RCEP” – ông Marro nói.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: Trung Quốc, RCEP, Hoa Kỳ, châu Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007420310
Go to top