Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMột Đài Loan bị đứng ngoài RCEP đang tìm kiếm một Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ

Một Đài Loan bị đứng ngoài RCEP đang tìm kiếm một Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ

C4

Hôm Chủ nhật, Đài Loan đã nhắc lại mong muốn gia nhập CPTPP. Ngoài ra, các nhà đàm phán của Đài Loan cũng đang ở Washington trong tuần này để chuẩn bị cho một thỏa thuận thương mại tự do tiềm năng với Hoa Kỳ.

Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đã được ký vào ngày 15/11 vừa qua, bao gồm 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Và Đài Loan không nằm trong số đó. Nhưng Đài Loan có lý do để lạc quan về nỗ lực xây dựng các hiệp định thương mại quốc tế, bất chấp sự cô lập về mặt ngoại giao.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm tất cả 10 thành viên ASEAN cùng với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hôm Chủ nhật rằng, sự hiện diện của Trung Quốc trong RCEP đã dập tan mọi cơ hội về việc Đài Loan có thể tham gia hiệp ước thương mại tự do này.

Tuy nhiên, Đài Loan đang hoạt động tích cực tại Washington trong tuần này, tham gia vào nhiều cuộc đối thoại để có thể đặt nền tảng cho một hiệp định thương mại tự do đã được thảo luận từ lâu với Hoa Kỳ.

Đài Loan và Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc hội đàm hôm thứ Ba với trọng tâm là đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, nối tiếp sau đó sẽ là một loạt cuộc họp về các vấn đề kinh tế. Phái đoàn của Đài Loan do Thứ trưởng Bộ Kinh tế Chen Chern-chyi dẫn đầu.

Ông Chen dự kiến ​​sẽ tham gia buổi lễ khai mạc Quan hệ Đối tác Kinh tế Thịnh vượng Đài Loan-Hoa Kỳ vào thứ Sáu. Về phía Hoa Kỳ có Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach, người đã đến Đài Loan vào tháng 9 và ký một thỏa thuận hợp tác mà theo đó đã dẫn đến các cuộc họp trong tuần này.

Ông Chen dự kiến ​​sẽ ký một biên bản ghi nhớ tại sự kiện hôm thứ Sáu về hợp tác kinh tế song phương, một phần trong nội dung đàm phán. Bộ Kinh tế Đài Loan cho biết, biên bản ghi nhớ sẽ bao gồm các vấn đề như chăm sóc sức khỏe toàn cầu, an ninh chuỗi cung ứng, phát triển năng lượng, phát triển mạng 5G, và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm Chủ nhật cũng cho biết họ sẽ tiếp tục thúc đẩy việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định phát triển từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Hoa Kỳ rút lui.

Đài Loan đã vận động sự ủng hộ từ Nhật Bản, quốc gia đi đầu trong việc cứu vãn TPP, để đưa Đài Loan vào CPTPP. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2018 giữ nguyên lệnh cấm nhập khẩu nông sản từ vùng Fukushima của Nhật Bản, Đài Loan đã cố gắng lách lệnh cấm này bằng cách giảm thuế đối với một số sản phẩm nông nghiệp khác. Một số quan chức Nhật Bản kể từ đó đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Đài Loan trở thành một phần của hiệp ước.

Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tháng trước cho biết ông ủng hộ hiệp định thương mại tự do Australia-Đài Loan và việc đưa Đài Loan vào CPTPP, tại một diễn đàn trực tuyến có sự tham dự của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Tuy nhiên, hầu hết sự chú ý đều tập trung vào mối quan hệ thương mại của Đài Loan với Hoa Kỳ, đặc biệt là khi giới chức nước này nỗ lực để đạt được tiến bộ trong hiệp ước thương mại Đài Loan-Hoa Kỳ trước khi Tổng thống Donald Trump trao quyền lại cho Tổng thống mới đắc cử Joe Biden.

Vào tháng 8, bà Thái Anh Văn cho biết Đài Loan sẽ giảm bớt các hạn chế đối với nhập khẩu thịt lợn và thịt bò của Mỹ vốn được coi là trở ngại chính đối với thỏa thuận thương mại giữa hai nước. Đài Loan đã chặn nhập khẩu một số sản phẩm thịt có chứa ractopamine, một chất tăng trọng bị cấm ở hầu hết các quốc gia.

Đại diện Đảng Cộng hòa Michael McCaul nói với Reuters vào tháng 9 rằng một thỏa thuận thương mại với Đài Loan là một mục tiêu trong tầm ngắm của chính quyền Trump. Vài ngày sau, một nhóm gồm 42 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và 8 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ kêu gọi Trump bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương với Đài Loan.

Ngay cả khi Đài Loan đang thúc đẩy để có thể ký kết hiệp ước thương mại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, có dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden cũng ủng hộ tăng cường đàm phán thương mại với Đài Loan.

Vào tháng 8, cố vấn chính sách đối ngoại của Biden, Antony Blinken đã đăng trên twitter thể hiện sự ủng hộ của ông đối với việc Đài Loan dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu thịt lợn và thịt bò của Mỹ, gọi đó là “điều tốt cho người nông dân, chủ trang trại và nền kinh tế Mỹ”.

“Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Đài Loan cũng hỗ trợ các giá trị dân chủ chung của chúng tôi và cam kết chung của chúng tôi đối với hòa bình và ổn định khu vực,” Blinken nói thêm.

Blinken, người được đồn đại là ứng cử viên để trở thành cố vấn an ninh quốc gia hoặc Ngoại trưởng của chính quyền Biden, gần đây đã nói chuyện với Bi-khim Hsiao, đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Kỳ, cho thấy rằng chính quyền Biden có thể sẽ giữ được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: Đài Loan, hiệp định RCEP, hiệp định thương mại tự do, Mỹ

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422902
Go to top