Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐánh giá Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật - Anh

Đánh giá Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật - Anh

C4Vào cuối tháng 10 năm nay tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng thương mại quốc tế Anh Liz Truss đã cùng ký một thỏa thuận thương mại song phương với tên gọi “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA).” Việc bà Truss đến Tokyo chỉ để ký thỏa thuận là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của thỏa thuận này đối với London.

Thỏa thuận Nhật Bản-Vương quốc Anh về bản chất là một thỏa thuận xoay vòng dựa trên Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU có hiệu lực từ tháng 2 năm 2019. Tuy nhiên, trong một số ít các lĩnh vực (quan trọng), chẳng hạn như thương mại kỹ thuật số, truyền dẫn dữ liệu và dịch vụ tài chính, thỏa thuận này vượt ra khỏi khuôn khổ thỏa thuận giữa Nhật Bản-EU, cho phép cả hai bên coi đây là một EPA thế hệ mới, tiên tiến.

Vương quốc Anh đồng ý bãi bỏ thuế quan đối với phụ tùng ô tô và đường sắt ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay vì sau vài năm như trong EPA EU-Nhật Bản EPA. Đây là một tin tốt cho các nhà sản xuất Nhật Bản đang hoạt động tại Vương quốc Anh. Ngạc nhiên là, phía Anh cũng đồng thời tuyên bố rằng việc bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô và đường sắt - thường được coi là một nhượng bộ tốn kém – là nhằm hỗ trợ ngành sản xuất ô tô và đường sắt của Vương quốc Anh, vì các công ty này phụ thuộc vào nguồn phụ tùng được cung cấp bởi các công ty Nhật Bản đang đặt cơ sở sản xuất tại Anh, từ đó tạo thêm việc làm tại địa phương. Đó là mục đích cuối cùng mà thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn hướng tới, một diễn biến hợp lý trong bối cảnh chính trị ngày càng bất hợp lý.

Từ quan điểm của Tokyo, thẳng thắn mà nói, thỏa thuận này không có gì quá to tát. Tokyo chưa bao giờ tỏ ra hào hứng với thỏa thuận với Anh, vì thỏa thuận này vốn không cần thiết nếu không có Brexit, sự kiện mà Nhật Bản không mong muốn. Tokyo đã phải thực hiện thỏa thuận này chỉ để giữ các điều khoản thương mại với Vương quốc Anh sau khi Vương Quốc Anh kết thúc giai đoạn chuyển tiếp của Brexit vào cuối tháng 12 năm 2020. Tokyo có thể đã theo đuổi một thỏa thuận tham vọng hơn, nhưng phải đối mặt với sự đánh đổi giữa chất lượng và thời gian. Cuối cùng, Tokyo đã ưu tiên lựa chọn thứ hai, vì biết rằng sẽ có một dịp khác để đàm phán về bất kỳ điều gì còn sót lại, khi Anh nộp đơn xin tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, hoặc CPTPP). Do đó, ngay từ lúc đàm phán đến khi ký kết, Nhật Bản không quá coi trọng thỏa thuận này.

Ngược lại, London ngay từ đầu đã muốn sử dụng thỏa thuận với Nhật Bản như một minh chứng rằng chính phủ Johnson hoàn toàn có khả năng thực hiện các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác. Anh xem EPA với Nhật Bản là biểu tượng cho chính sách “nước Anh toàn cầu”, và là một thông điệp gửi cho hai nơi. Nơi đầu tiên là toàn thể người dân Anh, đặc biệt là những người ngày càng hoài nghi về định hướng của chính phủ Johnson, và cộng đồng doanh nghiệp Anh, những người đang trở nên lo lắng hơn về viễn cảnh không có thỏa thuận nào sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp. Tuyên bố không rõ ràng của bà Truss rằng “Thỏa thuận do Anh định hình này phù hợp với nền kinh tế Anh, vượt ra ngoài thỏa thuận hiện tại của EU và bao gồm những thắng lợi lớn mà không thể xảy ra được nếu Anh vẫn giữ tư cách là một phần của EU” chỉ có thể hiểu được nếu đặt trong bối cảnh chính trị trong nước. Nói cách khác, thỏa thuận với Nhật Bản đang được Anh sử dụng cho mục đích chính trị, mà Tokyo cũng không phản đối điều đó.

Thứ hai, thỏa thuận với Nhật Bản cũng là một thông điệp gửi tới Brussels, cho thấy London là một đối tác thương mại nghiêm túc và đáng tin cậy, có khả năng ký kết thỏa thuận với các nước lớn như Nhật Bản. Nội dung ẩn ý là Vương quốc Anh đã cố gắng đạt được thỏa thuận với Nhật Bản vì cách làm việc hợp lý của Nhật Bản, trong khi đó, sự bế tắc trong các cuộc đàm phán với Brussels là do sự thiếu linh hoạt và chủ nghĩa giáo điều của Brussels. Thời điểm công bố thỏa thuận nguyên tắc vào giữa tháng 9 cũng khiến Brussels thất vọng, vì nó trùng hợp với thời điểm Anh công bố dự luật gây tranh cãi là Luật Thị trường Nội địa, vốn bị cáo buộc vi phạm một phần của Thỏa thuận Rút lui giữa EU và Vương quốc Anh. Các nước EU đã tự hỏi Vương quốc Anh đã thống nhất những gì với Nhật Bản. Tuy nhiên, đứng về phía Vương quốc Anh trong trường hợp này hầu như không phải là ý định của Tokyo.

Các nhà phê bình tập trung vào ước tính của chính phủ Anh rằng EPA sẽ chỉ làm tăng GDP của Anh thêm 0,07% trong dài hạn. Chắc chắn, tác động kinh tế là khiêm tốn và thỏa thuận lần này chủ yếu là một giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, EPA Nhật Bản-Anh không nên được hiểu đơn thuần trong phạm vi kinh tế và thương mại, mà nó còn được thiết kế để làm cơ sở cho quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai nước.

Đối với London, quan hệ đối tác này là một trụ cột quan trọng trong khái niệm “nước Anh toàn cầu” và đặc biệt trong bối cảnh mới “nước Anh nghiêng về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, có thể sẽ được nêu trong Đánh giá sắp tới của Anh về An ninh-Quốc phòng-Ngoại giao. Tham gia TPP là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chương trình nghị sự của chính phủ Anh và nước này sắp sửa khởi động quá trình gia nhập chính thức vào năm 2021. Việc sớm triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến châu Á-Thái Bình Dương cũng là một phần của bức tranh này, cho thấy London không chỉ muốn tăng vị thế trên trường quốc tế về mặt kinh tế, mà còn về mặt an ninh và chính trị, và để tái cân bằng các mối quan hệ đối ngoại của mình.

Tokyo luôn hoan nghênh việc London sẵn sàng tăng cường can dự về chính trị và an ninh ở châu Á, hoặc rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vương quốc Anh là một đối tác chiến lược quan trọng, chia sẻ các giá trị và lợi ích chung, và giống như Nhật Bản, Vương Quốc Anh là một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ. Mối quan hệ đặc biệt của Vương quốc Anh với Australia và các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng có thể được coi là một tài sản về mặt phát triển hợp tác chính trị và an ninh Nhật Bản-Vương quốc Anh, khi Tokyo tăng cường hợp tác với Australia và tăng cường sự hiện diện của nước này trong khu vực.

Điều đó nói lên rằng, các quan chức và chuyên gia ở Tokyo (cũng giống như ở Anh) vẫn lo lắng về những tác động của tiến trình đàm phán giữa EU và Anh về mối quan hệ của họ sau tháng 1 năm 2021 và liệu Vương quốc Anh - bị ảnh hưởng bởi cả hậu quả của Brexit và cuộc khủng hoảng COVID-19 - sẽ có thể phân bổ các nguồn lực để duy trì chương trình nghị sự “nước Anh toàn cầu” trong những năm tới hay không. Trước tiên, London sẽ cần giải quyết những lo ngại này.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: hiệp định đối tác kinh tế, Nhật - Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416743
Go to top