Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTương lai của thương mại toàn cầu sẽ ra sao?

Tương lai của thương mại toàn cầu sẽ ra sao?

C1

Trong những năm gần đây, thương mại toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Mặc dù toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho nhiều bên, nhưng rõ ràng nó không thể mang lại lợi ích “như nhau” cho tất cả các quốc gia. Hiện tại, bối cảnh thương mại toàn cầu đi ngược lại chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, chiến lược mà theo đó một quốc gia tìm kiếm sự phát triển kinh tế thông qua mở cửa thương mại. Các nước lớn trên thế giới đã từ từ chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ.

Tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu là kết quả từ sự đổ vỡ cấu trúc trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ nay, đồng thời, có mối liên hệ trực tiếp với việc gia tăng thâm hụt thương mại trong cán cân vãng lai của Mỹ và thặng dư trong cán cân vãng lai của Trung Quốc, Nam Á hay các nước xuất khẩu dầu mỏ. Hơn nữa, việc tích lũy dự trữ quá mức ở các nước thặng dư và dòng vốn ồ ạt chảy vào nền kinh tế Mỹ cũng có tác động trực tiếp tới sự mất cân bằng này. Điều này góp phần dẫn đến việc Hoa Kỳ và Trung Quốc áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đô la của nhau, dẫn đến chi phí kinh doanh và giá hàng hóa bị đẩy lên cao hơn.

Nền kinh tế thế giới vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Theo các báo cáo khác nhau, mức độ mất cân bằng toàn cầu vào năm 2020 có thể sẽ giảm đi. Tuy nhiên, mức độ giảm như thế nào còn tùy thuộc từng khu vực. Đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào những lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng như dầu mỏ và du lịch, hay phụ thuộc vào kiều hối, thì số dư tài khoản vãng lai giảm xuống hơn 2% GDP.

Suy thoái thương mại do COVID-19 gây ra đặc biệt biểu hiện rõ đối với các nước đang phát triển. Các quốc gia này vốn đã chứng kiến sự sụt giảm xuất khẩu do nhu cầu ở các thị trường lớn giảm, đồng thời, nhập khẩu cũng giảm không phải chỉ do cầu trong nước giảm mà còn do tình trạng biến động tỷ giá hối đoái, lo ngại tăng nợ, và thiếu hụt ngoại tệ.

Thương mại hàng hóa quốc tế được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tới khi các nền kinh tế vật lộn để phục hồi sau thời gian dài đóng cửa do đợt bùng phát COVID-19. Theo dữ liệu do UNCTAD công bố, thương mại hàng hóa có thể giảm 20% vào năm 2020.

Có khả năng, thương mại quốc tế sẽ thấp hơn nhiều mức quan sát được vào năm 2019, sự phục hồi cũng sẽ phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch và mức độ của những chính sách được các chính phủ áp dụng nhằm tái khởi động nền kinh tế hậu COVID-19. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng gây ra mất trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, làm giảm đầu tư và cản trở sự phục hồi kinh tế. Đã có một sự thay đổi to lớn trong chuỗi cung ứng, khi các quốc gia có xu hướng chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển khác như Ấn Độ và Việt Nam. Luật pháp nội địa dần trở nên quan trọng hơn các hiệp định quốc tế.

Sự mất cân bằng thương mại toàn cầu ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gia tăng. Chính sách ngoại thương “nước Mỹ đầu tiên” của ông Trump dẫn đến việc tái đàm phán các thỏa thuận và áp đặt thuế nhập khẩu cao để giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ.

Việc Joe Biden thắng phiếu bầu cử cũng có thể dẫn tới sự thay đổi tiến trình của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những bất ổn sẵn có của thương mại toàn cầu, nước Mỹ cần thiết phải kiểm soát được đại dịch Covid trước khi áp dụng khi bất kỳ biện pháp phục hồi kinh tế nào.

Truyền thông Trung Quốc đã phản ứng tích cực trước chiến thắng của Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, theo đó, mối quan hệ căng thẳng giữa các nước có thể được khôi phục về trạng thái dễ đoán hơn và nhiều khả năng sẽ bắt đầu bằng thương mại. Tuy nhiên, trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Biden vẫn hứa hẹn một cách tiếp cận tương tự về việc đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ. Tuy nhiên, khác với Trump, Biden dự kiến sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của mình, chẳng hạn như các nước EU.

Dù Biden lên tiếng chỉ trích việc áp đặt các loại thuế quan nhưng cũng không hề cam kết sẽ loại bỏ chúng. Biden cho biết ông tin tưởng vào "thương mại công bằng" và báo hiệu việc Mỹ sẽ quay trở lại môi trường thương mại tự do dựa trên luật lệ, mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, bên cạnh những ưu tiên đầu tư nhiều hơn vào các nhu cầu trong nước như chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng và giáo dục.

Biden cũng có cách tiếp cận khác về biến đổi khí hậu, thể hiện mong muốn “chuyển đổi” Hoa Kỳ khỏi nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và tái tham gia Hiệp định Paris về khí hậu.

Cả thế giới đang cùng đếm ngược thời gian có kết quả bầu cử cuối cùng ở Mỹ, háo hức theo dõi từng bước đi của Biden đối với các chính sách liên quan và tác động đến thương mại toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện tại, các chính sách thực dụng của các nhà lãnh đạo thế giới hướng tới một cách tiếp cận cân bằng hơn và ít hạn chế hơn. Điều này sẽ mở đường cho sự hồi sinh của các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển.

Nguồn: Economic Times

Từ khóa: thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415824
Go to top