Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnXuất siêu tăng cao tại các thị trường lớn báo hiệu một năm khởi sắc

Xuất siêu tăng cao tại các thị trường lớn báo hiệu một năm khởi sắc

 15 tin1 22.03.2024

Kinh tế Việt Nam vừa ghi nhận xuất siêu kỳ hai tháng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các chuyên gia kinh tế nhận định, xuất siêu của nền kinh tế cao ở thời điểm hiện tại là tín hiệu cho thấy một năm khởi sắc. Hàng hóa Việt đã vượt qua nhiều rào cản, xuất siêu cao vào một số thị trường “khổng lồ” như Mỹ, EU. Thậm chí, có thị trường trước đây thường xuyên nhập siêu thì nay đã đổi chiều xuất siêu, điển hình là Nhật Bản...

Những con số xuất siêu biết nói

Số liệu thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, hoạt động thương mại của của nước ta đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024 tăng cao và sự tăng trưởng cao hơn của xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu tới 4,72 tỷ USD, đánh dấu mức xuất siêu cao nhất trong 10 năm qua.

Hơn thế nữa, nhìn vào con số tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của 2 tháng đầu năm ngoái, chúng ta sẽ lại càng khẳng định kết quả tích cực năm nay. Đây là điểm sáng đáng ghi nhận của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

Đáng chú ý hơn cả là hàng Việt xuất siêu vào một số thị trường “khổng lồ”. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD. Theo đó, cán cân thương mại với Mỹ ước tính xuất siêu 15,2 tỷ USD, tăng 36,6% (so với cùng kỳ năm trước) - một con số tăng trưởng ấn tượng.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, sự “bùng nổ” về thương mại giữa Việt Nam và Mỹ cùng con số xuất siêu gần 37% của nước ta ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2024 là tín hiệu đáng mừng. Đồng thời đây cũng là cơ hội, nền tảng quan trọng để xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường nhập khẩu số 1 thế giới này có sự bứt phá ấn tượng trong thời gian tới.

Sau Mỹ, thị trường xuất siêu thứ 2 của Việt Nam là châu Âu (EU), ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9%. Vốn là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực truyền thống lâu đời của Việt Nam, xuất khẩu sang EU tăng trưởng là điều hiển nhiên khi thị trường này "ấm lên".

Tiếp đó, Nhật Bản là thị trường mà chúng ta chứng kiến sự đổi chiều thương mại khi có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao thứ 3 của nước ta. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này ước tăng 19,6%, xuất siêu đạt 0,4 tỷ USD, trong khi đó cùng kỳ năm 2023, nước ta nhập siêu 0,2 tỷ USD.

Đáng chú ý, từ những con số nhập siêu, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rất rõ “sắc cầu vồng” của nền kinh tế Việt Nam. Qua 2 tháng, nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc đạt con số ngất ngưởng 12,8 tỷ USD, tăng mạnh 98,2% so với cùng kỳ - con số này đã tương đương 25,6% của cả năm 2023. Vậy điều này nói lên thông điệp gì?

Trong khi nhập siêu từ 2 thị trường có tăng trưởng cao trước đó là Hàn Quốc và ASEAN của 2 tháng đầu năm giảm (nhập siêu từ Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập siêu từ ASEAN 1 tỷ USD, giảm 21,9%) thì nhập siêu từ Trung Quốc lại tăng mạnh.

Điều này phần nào phản ánh hệ quả tất yếu của xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư, tái sắp xếp chuỗi cung ứng và di dời nhà máy từ công xưởng sản xuất của thế giới là Trung Quốc sang các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian gần đây.

Bức tranh kinh tế còn một số mảng màu cần đặc biệt lưu ý

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn, nhu cầu hàng hoá tại nhiều thị trường lớn sụt giảm một thời gian dài và chỉ đang dần dần hồi phục, kết quả xuất siêu của Việt Nam tại một số thị trường lớn đã thể hiện sự nỗ lực rất cao của các doanh nghiệp và Chính phủ thời gian qua. Nhờ những con số tăng trưởng đó mà mức độ suy giảm kinh tế ngày càng mờ nhạt để nhường chỗ cho các gam màu tươi sáng hơn, mang tới kỳ vọng một nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong năm 2024.

Tuy nhiên, vẫn còn những điểm Việt Nam cần đặc biệt lưu ý. Đơn cử, khi nhìn vào trong con số tổng xuất siêu là 4,72 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,53 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu 8,25 tỷ USD sẽ thấy, xuất khẩu đang chịu tác động lớn bởi các doanh nghiệp FDI, còn “đầu vào” của các doanh nghiệp nội thì phụ thuộc không ít vào nhập khẩu - đây là mảng màu xám trong bức tranh thương mại mà bao năm qua chúng ta nỗ lực cải thiện nhưng kết quả chưa như kỳ vọng.

Nhận định và đưa ra lời giải cho bài toán này, theo các chuyên gia kinh tế, việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhập khẩu là một giải pháp quan trọng mà cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần nghiêm túc tính tới.

Đầu năm 2024, khi chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công thương, các hiệp hội và doanh nghiệp đang phối hợp nỗ lực để thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu… để tránh rủi ro thương mại cũng như phụ thuộc vào số ít thị trường nào đó, nhất là Trung Quốc. Trong năm 2024, chúng ta sẽ mở rộng tập trung vào các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á…, đồng thời cũng sẽ lưu ý kiểm soát hiệu quả nhập khẩu.

Còn theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải, để hạn chế trường hợp hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam rồi "mượn danh" hàng Việt Nam xuất đi Mỹ và các thị trường khác nhằm né thuế, nước ta sẽ siết chặt các biện pháp quản lý thị trường và công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Bộ Công thương phối hợp cơ quan liên quan cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Song song với đó, chính bản thân doanh nghiệp Việt cần đặt lợi ích của nền kinh tế lên trên để tránh thực hiện, tiếp tay cho hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam để xuất khẩu.

Xuất khẩu của doanh nghiệp nội tăng trưởng vượt bậc so với doanh nghiệp FDI

Theo một chuyên gia kinh tế, xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt mức tăng cao gấp đôi mức tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy năng lực của các doanh nghiệp thuần Việt đã cải thiện nhiều. Nếu cứ tiếp đà nỗ lực này trong thời gian tới, vị trí của doanh nghiệp nội sẽ ngày càng được cải thiện hơn trên bản đồ xuất khẩu Việt Nam - điều mà chúng ta cần phấn đấu đạt được.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khóa: doanh nghiệp nội địa, xuất siêu, thị trường lớn 

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007402245
Go to top