Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnKinh tế xanh: Không có DN nào đi từ 1 đến 100 chỉ trong ngày một ngày hai

Kinh tế xanh: Không có DN nào đi từ 1 đến 100 chỉ trong ngày một ngày hai

Phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh có thể nói đang là "trend" tại Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Song thực tế, có những ông chủ doanh nghiệp cho rằng đây là chuyện còn xa vời và chưa cần thiết.

1 tin13 21.03.2024

Ông Gabor Fluit - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên. 

Thưa ông, “cuộc đua” Net zero vào năm 2050 thu hút sự quan tâm của cả xã hội, trong đó ngành nông nghiệp đang chủ trương chuyển đổi từ "tư duy sản xuất" sang "tư duy kinh tế", hướng tới những "giá trị xanh" được tạo nên từ chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh và kinh tế xanh. Tuy nhiên thực tế, nhiều người vẫn khá “mù mờ” về những khái niệm này? 

- Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà ở đâu cũng vậy, ngay cả một số chủ doanh nghiệp cũng cho rằng kinh tế xanh là chuyện gì còn xa vời. Nhưng muốn đi xa hơn, sản xuất bền vững hơn thì chúng ta bắt buộc phải thay đổi. 

Hiện nay, Việt Nam muốn xuất khẩu cá tra, tôm vào châu Âu thì doanh nghiệp phải chứng minh được nhà máy đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng... Điều tích cực là nhiều sản phẩm nông sản, thuỷ sản của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu, được nhiều thị trường khó tính lựa chọn, có nghĩa người nông dân cũng đang quen dần với việc đáp ứng các tiêu chí ngày càng cao hơn của thị trường. 

EuroCham đã và đang cùng một số doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh ở Việt Nam tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những vấn đề cần đáp ứng để thích nghi với những đạo luật mới liên quan đến sản xuất xanh, chính sách với người lao động tại châu Âu, hay chính sách chống phá rừng của EU… 

Tôi tin rằng chúng ta thực hiện sớm, thay đổi sớm thì chúng ta có thể tự tin xuất khẩu đi bất kỳ nước nào, cũng như cung cấp ngay cho những khách hàng Việt Nam cao cấp hơn.

Được biết ông cũng là giám đốc điều hành khu vực châu Á của một tập đoàn thức ăn chăn nuôi lớn, vậy sản xuất xanh được doanh nghiệp của ông triển khai như thế nào? 

- De Heus hiện đang có hơn 20 nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam cùng các chuỗi liên kết sản xuất con giống chất lượng cao, nhà máy giết mổ phân bố ở nhiều tỉnh. Do đó, trách nhiệm của chúng tôi cũng khá nặng nề.

Chúng tôi đã xây dựng một chính sách nội bộ, đó là định hướng đến năm 2025-2030 sẽ giúp cho thành viên trong chuỗi liên kết và các nhà cung cấp trong nước xây dựng được lộ trình thực hiện sản xuất xanh. Không có doanh nghiệp nào đi từ 1 đến 100 chỉ trong ngày một ngày hai mà chúng ta phải có lộ trình, có định hướng, tầm nhìn từ 3-5 năm, tối thiểu đảm bảo được một số tiêu chuẩn nội bộ.

Cụ thể, từ tháng 2/2023 De Heus đã hợp tác với Bel Gà, Green Roof triển khai dự án điện mặt trời áp mái với tổng công suất lên đến 20 MWp. Dự án này sẽ triển khai ở 30 địa điểm sản xuất thức ăn chăn nuôi, các trang trại giống di truyền, nhà máy ấp trứng của De Heus và Bel Gà trên khắp Việt Nam. Ước tính dự án sẽ giúp tạo ra hơn 28 triệu kWh năng lượng sạch, giúp cắt giảm 22.500 tấn CO2 hàng năm, qua đó De Heus và Bel Gà đóng góp mạnh mẽ vào sự chuyển đổi sang nền nông nghiệp phát thải thấp và bền vững hơn.

Tại De Heus, nếu trước đây chúng tôi sử dụng các xe nâng, xe vận chuyển bằng dầu thì nay đang chuyển dần sang xe điện. Còn đối với chuỗi chăn nuôi, hiện De Heus đang phối hợp các đối tác, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) và 7 tỉnh phía Nam triển khai xây dựng vùng chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đạt chuẩn thế giới nhằm phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. 

Theo lộ trình, đến tháng 12/2026, chúng tôi sẽ hoàn thiện và được nước nhập khẩu chấp nhận chuỗi sản xuất thịt gà an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của WOAH/OIE. 

Tôi tin rằng chúng ta đi từng chút, từng chút, dần dần sẽ thu được kết quả.

Nhưng để thay đổi được như ông nói, không chỉ tốn thời gian mà cả tiền bạc nữa. Đây cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp và nông dân Việt Nam?

- Đúng vậy. Có nhiều khâu trong sản xuất mọi người cho rằng tốn chi phí không cần thiết, nhưng nếu chúng ta đầu tư đồng bộ, ban đầu thực sự có thể tiêu tốn số tiền lớn nhưng lợi ích sẽ là lâu dài. Chúng ta không chỉ tiết kiệm được nước, điện, mà còn giảm rác thải ra môi trường. Đây là xu hướng chung của thế giới, ai không theo thì sớm muộn cũng bị tụt lại thôi. 

Đối với nông dân, do nguồn lực còn hạn chế nên nếu để bà con tự bỏ tiền ra xanh hoá quá trình sản xuất của mình thì rất khó.

Tôi cho rằng, phía các ngân hàng Việt Nam cần có hỗ trợ nông dân cụ thể hơn. Ví dụ, Việt Nam đang triển khai một đề án rất độc đáo, đó là thí điểm sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng Thế giới, nếu chúng ta làm được 1.000ha, thì 1 triệu ha cũng sẽ làm được. 

Về chính sách kinh tế xanh, tôi thấy vai trò của các trường học rất quan trọng. Họ cần chú trọng đào tạo cho sinh viên, nguồn nhân lực trẻ nhiều hơn về chuyển đổi xanh để lực lượng này đóng góp vào thực tế nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Với vai trò là người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông sẽ làm gì để đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh, hiệu quả và bền vững?

- Theo tôi, với chiến lược chuyển đổi kinh tế xanh, phát triển bền vững, tiêu chuẩn của châu Âu ngay từ ban đầu đã rất cao. Khi doanh nghiệp đến làm ăn tại Việt Nam, là khách của một quốc gia đang phát triển thì yêu cầu đầu tiên là phải đáp ứng tốt luật pháp, thậm chí sẽ phải làm tốt hơn luật. Ví dụ như các tiêu chí về môi trường, chính sách cho người lao động…

Đừng nghĩ làm ăn ngắn hạn, kiếm tiền tại chỗ mà cần nghĩ tới chiến lược phát triển bền vững, cùng các đối tác và doanh nghiệp trong nước phục vụ tốt hơn cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu...

Đơn cử, chúng tôi đã và đang triển khai một số dự án chăn nuôi bền vững. Hiện nay có nhiều trang trại tự do tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc xử lý môi trường. Luật đã có rồi, nhưng các trại vừa và nhỏ vẫn chưa thể áp dụng triệt để trong việc xử lý phân, nước thải, mùi hôi… và rất nhiều trang trại như vậy đang trong diện buộc phải di dời. Do đó, từ nay tới năm 2025, chúng tôi sẽ triển khai mạnh mẽ hơn chương trình trợ giúp các trang trại tháo gỡ khó khăn này. 

Mục đích của chúng tôi là giúp đỡ những người chăn nuôi thực sự muốn tồn tại với nghề, chủ yếu là về vốn, kỹ thuật, công nghệ để họ có thể đi tiếp con đường đó. 

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Vietnamnet

Từ khóa: kinh tế xanh, phát triển bền vững, Net Zero, nông nghiệp xanh 

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007418184
Go to top