Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Phòng vệ thương mại trong hiệp định RCEP: Quy định và thực tiễn”

Trung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Phòng vệ thương mại trong hiệp định RCEP: Quy định và thực tiễn”

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, tạo nên một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang các nước RCEP đạt 132,32 tỉ USD, tăng khoảng 16% so với năm 2020 và nhập khẩu 238,5 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức về hàng hóa xuất khẩu có thể bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Với mong muốn hỗ trợ cán bộ công chức và doanh nghiệp hiểu rõ các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP, cũng như chủ động bảo vệ ngành sản xuất trong nước trong quá trình thực thi hiệp định, đặc biệt là áp dụng Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 03 năm 2022 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển thành phố phối hợp cùng Trung tâm Thông tin và Cảnh báo, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội thảo “Phòng vệ thương mại trong hiệp định RCEP: Quy định và thực tiễn” vào ngày 30 tháng 06 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette, Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội ngành nghề, Viện trường, doanh nghiệp, luật sư, doanh nghiệp xuất nhập khẩu… cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hộithảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thứ 15 của Việt Nam và là một thỏa thuận giữa các thành viên trong việc tiến tới tự do hóa, loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại giữa các nước tham gia Hiệp định. So với 14 FTA được ký trước đó, RCEP là hiệp định có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia. Bên cạnh những lợi ích nổi bật như ưu đãi thuế thuế quan, quy tắc xuất xứ,…Hiệp định RCEP còn giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm nguồn cung lớn về nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất với giá cả hợp lý hơn, cũng như các cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh các cơ hội mang lại, RCEP cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức về thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam. Nội dung về phòng vệ thương mại trong các Hiệp định Thương mại tự do thường được quy định thành 01 chương độc lập (như Chương 3 của EVFTA, Chương 6 của CPTPP và Chương 7 của RCEP). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các công cụ phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập và thực thi các FTA. Đây được cho là công cụ để bảo vệ nền thương mại tự do và tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Ông cũng hy vọng Hội thảo này là kênh kết nối hữu ích để các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm xử lý các hệ quả phát sinh và ngăn ngừa nguy cơ bị điều tra cũng như ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại trong các FTA.

pvtm1

Hình: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phát biểu khai mạc tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục Trưởng, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay: Năm 2022, dù kinh tế thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng với việc chủ động thực thi hiệu quả các FTA, Việt Nam được dự đoán sẽ tạo bước đột phá về kim ngạch xuất nhập khẩu, mang về thặng dư thương mại lớn, giúp kinh tế phục hồi và phát triển trong bối cảnh hậu Covid-19.Ông nhấn mạnh: trong thời gian qua, xuất khẩu tăng trưởng nhanh thể hiện năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cao hơn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng vững chắc tại nhiều thị trường trên thế giới. Đặc biệt khi Hiệp định RCEP có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, xuất khẩu sang thị trường các đối tác ký kết Hiệp định càng có cơ hội phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu, khiến các ngành sản xuất này có thể yêu cầu Chính phủ sở tại sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để bảo vệ mình.Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại để có thể chủ động xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trở thành đối tượng bị nước ngoài điều tra.

pvtm2

Hình: Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục Trưởng, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thươngphát biểu chào mừng tại hội thảo

Báo cáo tại hội thảo, Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã có phần trình bày tổng quan về quy định và xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và thực tiễn áp dụng phòng vệ thương mại tại Việt Nam. Ngoài ra, ông đã giới thiệu tới doanh nghiệp các quy định về phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được nêu tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về 0 (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp. Để triển khai các quy định này, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cũng như chủ động bảo vệ sản xuất trong nước trong quá trình thực thi, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 3 năm 2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP. Thông tư số 07/2022/TT-BCT gồm 04 Chương, 15 Điều. Theo Thông tư, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh đó, quy định rõ điều kiện xuất xứ hàng hóa các nước thành viên không được áp dụng các biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp. Đáng chú ý, không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.

pvtm3

Hình: Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tại Hội thảo

Ông Nguyễn Đức Dũng, Cán bộ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết: sau khi RCEP có hiệu lực, Việt Nam được dự báo sẽ là nước có mức tăng trưởng thương mại và thu nhập cao nhất trong số các thành viên của Hiệp định. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà Hiệp định mang lại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như nhập siêu từ khối này còn lớn, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, khả năng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật khác. Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 208 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, số vụ việc điều tra từ năm 2011 đến nay là 161 vụ, chiếm tỷ lệ 77%. Hoa Kỳ là quốc gia có số vụ điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam với 41 vụ, Ấn Độ là 28 vụ, Thổ Nhĩ Kỳ 24 vụ, Canada 18 vụ, Indonesia 11 vụ, Malaysia 10 vụ, Thái Lan 8 vụ…Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại khá đa dạng, tập trung nhiều ở các sản phẩm kim loại, nông – lâm – thủy sản và sợi. Tính đến tháng 04 năm 2022, Việt Nam đã chịu 93 biện pháp phòng vệ thương mại do các thành viên RCEP điều tra, tác động đến các ngành hàng như thép, sợi, gỗ ... Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại đối với các nước RCEP, chủ yếu trong các ngành kim loại, sợi, chất tạo ngọt. Một trong những nguyên nhân lý giải cho thực trạng trên là do mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới.

pvtm4

Hình ảnh: Ông Nguyễn Đức Dũng, Cán bộ Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tại Hội thảo

Báo cáo tại hội thảo, Ông Nguyễn Hữu Trường Hưng, Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận định: các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiệp định RCEP được đánh giá là “đòn bẩy” mới trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào một số thị trường quan trọng như Trung Quốc và khu vực ASEAN. Theo chuyên gia, sự tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu trong những năm qua đã cho thấy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều ngành đã cao hơn, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được và có chỗ đứng tại nhiều thị trường. Nhưng điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngành sản xuất tại nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các hàng rào thuế quan thông thường sẽ được giảm dần theo các cam kết của Việt Nam trong RCEP. Khi thuế nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó, có một số mặt hàng có những hành vi cạnh tranh không công bằng như bán phá giá hay nhận được trợ cấp của Chính phủ nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, không hiểu rõ các công việc cần thực hiện. Ngay khi vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt hàng để đáp ứng những thay đổi mới của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần chủ động và tích cực phối hợp với nhau vì lợi ích chung của ngành sản xuất trong nước. Chuyên gia nhấn mạnh thêm: “Công cụ phòng vệ thương mại nếu được áp dụng hợp lý sẽ là “tấm khiên” để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu”.

pvtm5

Hình ảnh: Ông Nguyễn Hữu Trường Hưng, Trưởng phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tại Hội thảo

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cung cấp các thông tin về các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra những hướng dẫn và một số lưu ý cho doanh nghiệp, hiệp hội, hội, ngành hàng khi tham gia vào các vụ kiện phòng vệ thương mại.Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các chuyên gia giải đáp và tư vấn cụ thể.Các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại. 

pvtm6

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; Cục PVTM; Hội thảo; phòng vệ thương mại; RCEP; quy định; thực tiễn; chống trợ cấp; chống bán phá giá; cạnh tranh; Xuất khẩu; FTA

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392480
Go to top