Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội nghị tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội nghị tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế

k

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế sau COVID-19. Với phạm vi cam kết rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, sở hữu trí tuệ là nội dung quan trọng trong các FTA thế hệ mới Việt Nam là thành viên. Thực thi hiệu quả các cam kết sở hữu trí tuệ trong các FTA sẽ góp phần thúc đẩy, khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với mục tiêu phổ biến thông tin, nâng cao kiến thức về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS), trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế vào đầu tháng 06 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette, Hội nghị đã thu hút khoảng 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội ngành nghề, Viện trường, doanh nghiệp, luật sư… cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) chia sẻ: Dịch Covid-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, đã làm chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển trong thời gian tới. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA, Việt Nam đang thực thi khoảng 10 FTA. Trong các FTA, sở hữu trí tuệ là nội dung quan trọng trong quá trình đàm phán và thực thi. Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đang hướng tới phát triển nền kinh tế số, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì việc thực thi các cam kết về các nội dung sở hữu trí tuệ sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ở thị trường trong nước, cũng như trên trường quốc tế. Ông cũng hy vọng Hội nghị này là kênh kết nối hữu ích để các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do cá nhân, tổ chức, đơn vị sáng chế.

q

Hình: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phát biểu khai mạc tại hội nghị

Pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam đều công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, bảo đảm cho việc phổ biến tiến bộ khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật vào mục đích phát triển xã hội và không bị đánh cắp. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không ngừng được hoàn thiện với mục tiêu bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng liên quan và tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Báo cáo tại hội nghị, Ông Nguyễn Ngọc Chiến, Cán bộ Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết một loạt các FTA với nhiều đối tác thương mại lớn trên thế giới, đặc biệt là những cam kết về sở hữu trí tuệ trong các FTA này thường rất phức tạp và thường cao hơn so với các cam kết trong những FTA từ trước đến nay mà Việt Nam ký kết như Hiệp định TRIPS, hoặc là đòi hỏi phải sửa đổi các quy định pháp luật, không chỉ pháp luật về sở hữu trí tuệ mà còn pháp luật của những cái lĩnh vực pháp luật khác có liên quan, ví dụ như về hình sự, về tố tụng hình sự, về hải quan, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ cũng đang được sửa đổi, bổ sung và dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian tới. Bài trình bày của ông tập trung vào các nội dung sau: Sở hữu trí tuệ và vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ, hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam; một số vấn đề mới về quyền Sở hữu trí tuệ và Sở hữu trí tuệ trong các FTA Việt Nam tham gia. Ông Chiến khuyến nghị doanh nghiệp cần nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình và tôn trọng quyền Sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp khác, đặc biệt chủ động đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài nếu có kế hoạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cần tham vấn các cơ quan nhà nước, các Công ty Luật để có biện pháp xử lý phù hợp.

ư

Hình: Ông Nguyễn Ngọc Chiến, Cán bộ Phòng Pháp chế và Chính sách, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị

Để tài sản trí tuệ thực sự trở thành một loại tài sản đặc biệt, góp phần nâng cao giá trị và tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải biết cách quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản này. Ông Võ Hưng Sơn, Trưởng Phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có những chia sẻ liên quan tới vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Theo ông, quyền sở hữu trí tuệ là một dạng tài sản, nên sẽ có quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu,… và đặc biệt quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình. Điều kiện để các sản phẩm trí tuệ trở thành tài sản trí tuệ thì phải đáp ứng quy định của pháp luật về tài sản trí tuệ; người sáng tạo ra hoặc chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ đó thực hiện các thao tác hoặc thủ tục về xác lập quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp như sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: “Áp dụng biện pháp công nghệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền”. Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và áp dụng các biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và kiểm soát biên giới theo quy định của pháp luật trong các trường hợp tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

i

Hình ảnh: Ông Võ Hưng Sơn, Trưởng Phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở, S Khoa học và Công nghệ TP.HCM trình bày tại Hội nghị

Với vai trò báo cáo viên tại hội nghị, Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: Bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ như việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, bản quyền tác giả cho sản phẩm giống như việc doanh nghiệp đang có một tấm “hộ chiếu” giúp sản phẩm được lưu thông hợp pháp trên thị trường. Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa các hoạt động xâm phạm như bắt trước, sao chép,… về mẫu mã, bao bì, thương hiệu sản phẩm, tác phẩm từ phía đối thủ cạnh tranh. Bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là bảo hộ độc quyền sáng chế chính là cơ chế hợp pháp để tạo ra bản quyền, thông qua đó giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trong phần trình bày của mình, ông đã hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng như tìm hiểu tổng thể các điều kiện, cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam. Theo ông, tra cứu nhãn hiệu là việc làm cần thiết để kiểm tra và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Dựa vào kết quả tra cứu, doanh nghiệp sẽ có hướng chỉnh sửa nhãn hiệu sao cho phù hợp, đáp ứng được các điều kiện đăng ký bảo hộ.

m

Hình ảnh: Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia đã tập trung giải đáp những vướng mắc của đại biểu tham dự xoay quanh các nội dung quyền tác giả, số hóa dữ liệu, thông tin sở hữu công nghiệp,… Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các chuyên gia giải đáp và tư vấn cụ thể.Các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị mang lại.

                       k

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; Hội nghị, tập huấn, chuyên sâu, sở hữu trí tuê, hội nhập quốc tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391467
Go to top