Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếBan Chỉ đạo TP về HNQTHoạt độngHội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành cơ khí và cơ khí điện trong hội nhập kinh tế quốc tế”

Hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành cơ khí và cơ khí điện trong hội nhập kinh tế quốc tế”

 

Mechanics

Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương khác ở cả 2 cấp độ quốc gia và khu vực. Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đang diễn ra nhanh và sâu rộng, mang đến cơ hội lẫn thách thức không nhỏ cho hầu hết các ngành nghề trong nước, trong đó có ngành cơ khí – ngành đóng vai trò nền tảng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí nhận diện được những cơ hội và thách thức do hội nhập mang lại, đồng thời đánh giá hiện trạng phát triển và những thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành cơ khí địa bàn TP.HCM, ngày 27/1/2015, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO tổ chức hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành cơ khí và cơ khí điện trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Tham dự hội thảo gồm Ông Vương Đức Hoàng Quân – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM; Ông Phạm Bình An – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM; Ông Trang Trung Sơn – Đại diện Sở kế hoạch đầu tư; Ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí Duy Khanh, Phó chủ tịch hội Cơ khí TP.HCM; Bà Lã Thị Lan – Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí điện cùng nhiều đại diện doanh nghiệp và khách mời khác.

Trao đổi trong buổi hội thảo, ông Trang Trung Sơn đã tổng kết một số nguyên nhân khiến ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, gồm: chỉ những dự án dưới 100 tỷ mới được nhận hỗ trợ của nhà nước trong khi các dự án của các doanh nghiệp cơ khí đều có giá trị rất lớn; đầu ra cho các sản phẩm chưa có; mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp cơ khí còn quá thấp (chỉ 5%); tỷ lệ thu hồi vốn của ngành cơ khí chậm…. Ông Sơn cũng cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó khó tiếp cận được các tổ chức tín dụng để vay vốn, và khó tiếp cận các chính sách kích cầu của TP.HCM.

Một số đại diện doanh nghiệp cũng chia sẻ những bức xúc và thắc mắc liên quan đến vấn đề chính sách đối với ngành cơ khí. Bà Lã Thị Lan cho biết hiện TP.HCM vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất ra khỏi khu vực nội thành, khiến nhiều doanh nghiệp e ngại trong việc nâng cao và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ quản lý còn yếu, không có phần mềm quản lý sản xuất chung, vốn đầu tư không mạnh, sản phẩm có chất lượng chưa cao và chưa có nhiều mẫu mã,…nên không đạt các yêu cầu tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI đặt ra đối với việc hợp tác cung ứng. Trước thực trạng trên, bà Lan đề xuất các cơ quan ban ngành hỗ trợ cung cấp phần mềm quản lý, đồng thời mở rộng chính sách hỗ trợ để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển rộng ra khỏi khu vực nội thành TP.HCM.

Bên cạnh đó, Ông Đỗ Phước Tống cũng nêu lên bức xúc trước vấn đề các doanh nghiệp ngành cơ khí phải chịu thuế nhập khẩu khi nhập linh kiện về để sản xuất sản phẩm, trong khi thuế nhập khẩu dành cho sản phẩm máy móc sản xuất tại nước ngoài thì bằng 0. Nhập máy từ nước ngoài về sử dụng, ngoài thuế nhập khẩu bằng 0, người mua còn được hưởng nhiều lợi ích khác như ưu đãi VAT, vì vậy máy móc nhập khẩu thường được ưa chuộng hơn máy móc sản xuất nội địa. Ông Tống cho rằng chỉ khi nghịch lý trên được giải quyết thì ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam mới phát triển được.

Ông Trần Hoài Nam – Giám đốc Công ty Ánh Dương Sài Gòn cho biết, dù nhà nước đã đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thầu, nhưng hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lớn đi ngược lại quy định, cạnh tranh thầu với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Nam kiến nghị nên xử lý tình trạng trên để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cơ khí có thể phát triển. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất lập hàng rào kỹ thuật cho đầu tư công ở TP.HCM nhằm tạo sự công bằng giữa đầu tư công và các doanh nghiệp tư nhân.

Cuối buổi hội thảo, ông Phạm Bình An đã chia sẻ thêm một số cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thời điểm hội nhập hiện nay. Đặc biệt, ông nhấn mạnh rằng Việt Nam đang tham gia nhiều thể chế lớn như TPP hoặc cộng đồng Kinh tế ASEAN, vì vậy, trong tương lai gần, các lĩnh vực ngành nghề khác nhau tại Việt Nam sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Do đó, điều cần làm trong thời điểm hiện tại là giải quyết vấn đề bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, khắc phục những bất cập trong chính sách và nâng cao năng lực quản lý nội tại của doanh nghiệp để chuẩn bị cho việc hội nhập sâu rộng hơn trong tương lai.

TV- TTWTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391905
Go to top