Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpLàm thế nào để tránh ‘bẫy’ trong xuất khẩu?

Làm thế nào để tránh ‘bẫy’ trong xuất khẩu?

xk

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, những tranh chấp phát sinh từ hoạt động này là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, đối phó với các chiêu trò lừa đảo và tranh chấp.

Theo Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, các doanh nghiệp trên thế giới thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo. Giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD.

52% doanh nghiệp Việt Nam từng bị lừa đảo

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng thông tin: trên toàn cầu, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong năm 2018 là 49%, năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Trong đó, tội phạm lừa đảo từ bên ngoài chiếm khoảng 43%, từ nội bộ 31%, thông đồng giữa trong và ngoài chiếm 26%...

Ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (Hami) đánh giá, Việt Nam hiện đang có thế mạnh về xuất nhập khẩu, trong 2 năm gần đây mặc dù chịu tác động từ dịch COVID-19 nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng. Tuy nhiên, "sân chơi" khi mở rộng thì đồng nghĩa với rủi ro với những tranh chấp thương mại nhiều hơn.

Điển hình về vụ lừa đảo trong thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam gần đây là vụ việc 76 container hạt điều của 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Italia bị mất bộ chứng từ gốc. Đến thời điểm này, sự việc đã cơ bản được giải quyết ổn thỏa, nhưng vẫn là bài học kinh nghiệm đáng giá cho các doanh nghiệp ngành điều nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp. Rất nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của từng nước, lạ lẫm với đối tác cho đến hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hoà giải thương mại. Nhiều doanh nghiệp còn ít sử dụng luật sư thường xuyên…

Trong khi đó, dự báo rủi ro trong thương mại quốc tế sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới, “để phòng ngừa vấn đề này, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hoàn thiện mình, phải có nhân lực tốt, bộ máy tốt, hệ thống quản trị rủi ro tốt. Các doanh nghiệp phải có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với cơ quan thương vụ Việt Nam và các tổ chức hỗ trợ, dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp tại các thị trường”, ông Cường nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Quyết, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam, dẫn số liệu khảo sát 2022: 52% doanh nghiệp Việt Nam từng trải nghiệm bị lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế, cao hơn mức 46% của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Không chỉ tranh chấp về thanh toán, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã từng vướng phải tranh chấp thương mại liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu. Đơn cử, nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên đã bị một công ty tại Mỹ đăng ký trước ở thị trường này. Sau 2 năm thương thảo, công ty tại Mỹ mới trao trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối sản phẩm cà phê Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ. Hay như vụ nước mắm Phan Thiết đã bị một công ty ở Mỹ đăng ký thương hiệu từ năm 1999; thương hiệu thuốc lá Vinataba Việt Nam đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước trong ASEAN.

Về biện pháp phòng tránh rủi ro thương mại, ông Quyết cho rằng cần kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, tìm hiểu các quy định về nguồn gốc xuất xứ, đặc thù thị trường, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, lưu ý phương thức, có mạng lưới thông tin, thường xuyên liên hệ với cơ quan thương vụ, phòng thương mại và các tổ chức hỗ trợ khác.

Chủ động phòng tránh rủi ro

Với 18 nhà máy, trên 12.000 lao động và  tỷ trọng xuất khẩu trên 80%, ông Bạch Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tổng công ty May 10 cho biết, doanh nghiệp này có tỷ trọng về đơn hàng FOB cao, "do vậy hơn ai hết, chúng tôi phải hiểu sâu tầm quan trọng trong việc phòng tránh rủi ro trong các giao dịch, hợp đồng giao thương quốc tế với các đối tác nước ngoài”.

Theo ông Long, nếu có xảy ra rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thì giá trị thiệt hại sẽ rất lớn và ảnh hưởng lớn đến thành quả của hàng trăm, hàng nghìn người lao động trong các xưởng sản xuất may mặc của May 10.

Phó Tổng Giám đốc May 10 chia sẻ, với quy mô sản xuất lớn, doanh nghiệp này không tập trung vào một hoặc hai khách hàng lớn mà tập trung vào nhiều khách hàng lớn (các nhãn hàng lớn…), phân bổ/chia nhỏ nguy cơ rủi ro có thể xảy ra nếu một trong các khách hàng kinh doanh khó khăn hoặc gặp vấn đề về tài chính/phá sản. Theo thống kê hiện tại thì May 10 đang có khoảng 30 khách hàng khác nhau với nhiều chủng loại sản phẩm và nhiều nhãn hàng lớn…

Về điều khoản thanh toán, May 10 áp dụng các điều kiện thanh toán mang tính an toàn cao như thanh toán bằng thư tín dụng L/C, thanh toán trả trước… thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng lớn có uy tín.

Đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu, May 10 triển khai toàn bộ các giải pháp kiểm tra về thông tin thanh toán (đặc biệt là những thanh toán lần đầu) từ phía các nhà cung cấp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông… Ví dụ như: thanh toán lần đầu cần kiểm tra số tài khoản ngân hàng của các nhà cung cấp bằng các hình thức gọi điện trực tiếp, qua fax, qua các phần mềm chat trực tiếp... đảm bảo chắc chắn an toàn thì mới thực hiện thanh toán.

Đặc biệt, May 10 có bộ phận tổng hợp thống kê các thông tin liên quan tới rủi ro thanh toán quốc tế, trong các giao dịch mua bán quốc tế thành những bài học/kinh nghiệm để đào tạo hướng dẫn chia sẻ cho các đơn vị nội bộ cũng như những nhân viên nghiệp vụ mới tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.

Về phía doanh nghiệp nhập khẩu, bà Đàm Việt Anh, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn 911 (doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại máy móc xây dựng) chia sẻ, một số trường hợp thường xuyên xảy ra như không thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn; thay đổi quy định về thanh toán; rủi ro về các phương thức thanh toán chuyển tiền.

Trong giao thương quốc tế nói chung, bà Đàm Việt Anh cho rằng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các thị trường, khách hàng sắp hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, đàm phán hợp đồng rõ ràng, chuẩn bị phương án phòng rủi ro tín dụng và sử dụng các công cụ bảo hiểm…

Nguồn: VnBusiness

Từ khóa: xuất khẩu

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007412936
Go to top