Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpNhiều chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực khôi phục sản xuất

Nhiều chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa nỗ lực khôi phục sản xuất

sme

Trong bối cảnh dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp (DN), nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều DN phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất. Hiện nay, các DN đang nỗ lực khôi phục sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Mới đây, Chính phủ đã có Quyết định số 167/QĐ-TTg/2022; phê duyệt “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025”.

Theo đó, DN kinh doanh bền vững là DNNVV được ngân sách nhà nước hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư, truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… theo định mức hỗ trợ cao nhất được quy định tại Luật Hỗ trợ (DNNVV) đây được xem là đòn bẩy cho các doanh nghiêp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh. 

Mặc dù có nhiều nỗ lực để khôi phục sản xuất, kinh doanh nhưng hoạt động của nhiều DN ở các CCN trên địa bàn các tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức; một số DN phải ngừng hoạt động, phá sản. Hầu hết các DN này đều thuộc diện DNNVV, thậm chí siêu nhỏ, nên tiềm lực tài chính hạn chế.

Nghị định số 80/2021NĐ-CP ngày 26.8.2021 của Chính phủ quy dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV, mục tiêu tổng thể triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV của Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để các DNNVV phát triển tăng cường chất lượng và hiệu quả, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo thống kê của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam, hiện có hơn 8 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98% tổng DN toàn tỉnh, gấp hơn 11 lần năm 2005. Nguồn vốn kinh doanh của DN kinh tế tư nhân là 193,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,8% tổng vốn DN, gấp hơn 45 lần năm 2005.

Năm 2020, các DN đóng góp khoảng 65% GRDP của tỉnh; trong đó kinh tế tư nhân đóng góp 42,2% GRDP (năm  2005: 22,5%; năm 2000: 7,5%). DN kinh tế tư nhân đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh (65 - 70% tổng thu nội địa).

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có hơn 7000 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động; trong đó DNNVV chiếm tỷ lệ hơn 97%, mới đây UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025".

Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh ước cho cả giai đoạn 2022-2025 là 68.686 triệu đồng; bình quân một năm khoảng 17.172 triệu đồng. 

Nhằm hỗ trợ các DNNVV trong việc thực hiện chuyển đổi số đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị thông qua việc sử dụng các nền tảng số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số, lãnh đạo các tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ DNNVV triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025" đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế số của các doanh nghiệp.

Quảng Nam và Quảng Ngãi là 2 tỉnh có tốc độ tăng trưởng 2 con số, đứng thứ tốp 10 tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cả nước và là 2 địa phương đứng đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Góp vào sự thành công đó phải nói đến DN, mà doanh nhân được xem như đội ngũ kiến tạo, đi đầu phát triển kinh tế và khởi nghiệp của DN.

Hai địa phương này đang bước vào giai đoạn phát triển mới, kiến tạo động lực đột phá. Hy vọng với các quyết sách chiến lược về phát triển kinh tế của tỉnh, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân sẽ mạnh dạn đầu tư vào địa bàn, là động lực quan trọng đóng góp ngày càng tăng vào nền kinh tế địa phương trong những năm đến.

So với các DN lớn đang hoạt động trong KKT và các KCN, thì các DNNVV trong các CCN có giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ hơn, nhưng sự hoạt động ổn định của các DN góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động tại các địa phương, vùng nông thôn. Vậy nên các cấp, các ngành và địa phương cần tạo điều kiện để DN thuận lợi đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Qua đó, nhằm thúc đẩy hình thành liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi cung ứng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn trong nước); hỗ trợ DNNVV tham gia thành công cụm liên kết, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến có lợi thế cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của DNNVV.

Nguồn: Doanh nghiệp Hội nhập

Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007424016
Go to top