Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánĐàm phán RCEP tập trung vào chương trình thu hoạch sớm

Đàm phán RCEP tập trung vào chương trình thu hoạch sớm

ASEAN

Vòng thứ năm của cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ được tổ chức tại Singapore vào tháng Sáu tới, chỉ hai tháng sau khi kết thúc vòng thứ tư. Đây là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của 16 quốc gia châu Á nhằm tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới đang được thể hiện rõ nét. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 của các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, và các cuộc họp liên quan kết thúc vào ngày 11 tháng 5 đã đưa ra các biện pháp giải quyết các thách thức còn tồn động trong các cuộc đàm phán.

RCEP là một hiệp định thương mại bao gồm sự liên kết của 10 thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand nhằm mục đích tích hợp tất cả các thỏa thuận tự do thương mại hiện có của ASEAN thành một và hướng tới mục tiêu thiết lập một khối thương mại tự do lớn nhất thế giới. Các nước tham gia RCEP chiếm hơn 30% GDP của thế giới và chiếm khoảng 45% dân số toàn cầu. Mặc dù tổng giá trị thương mại trong nội bộ châu Á đã gần như tăng gấp ba lần, đạt khoảng 3 tỷ USD trong thập kỷ qua, tuy nhiên con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với Liên minh châu Âu .

Tại hội nghị thường niên châu Á, diễn đàn Bát Ngao, tổ chức tại đảo Hải Nam – Trung Quốc từ ngày 8-11 tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hội nhập kinh tế khu vực đáp ứng lợi ích của tất cả các nước châu Á. "Chúng ta cần phải đồng thuận để thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng hợp tác khu vực và tiểu khu vực". Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ làm việc với tất cả các bên khác để đẩy nhanh quá trình đàm phán RCEP.

RCEP được đề xuất bởi ASEAN, với mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế với các quốc gia Đông Á cùng thời điểm với sáng kiến quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ khởi xướng. Điểm khác biệt giữa TPP và RCEP là TPP đòi hỏi mức độ tự do hóa kinh tế sâu, rộng hơn từ các thành viên và bao gồm cả các quy định về bảo vệ quyền lao động, môi trường và quyền sở hữu trí tuệ, cải cách doanh nghiệp nhà nước và loại bỏ thuế quan một cách mạnh mẽ. Ngược lại, RCEP dường như là toàn diện và linh hoạt hơn và được đưa ra phù hợp cho tất cả các thành viên có hoàn cảnh khác nhau và mức độ phát triển khác nhau trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác FTA của mình. Những điều khoản linh hoạt trong hiệp định đảm bảo không thành viên nào phải tuân thủ chính sách thương mại mà họ không mong muốn, đồng thời có thể bảo vệ các lĩnh vực nhạy cảm khi phải đối diện với áp lực cạnh tranh. Điều này làm cho nó hấp dẫn hơn đối với các nước kém phát triển và đảm bảo dễ dàng mở rộng hơn.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á, ước tính RCEP sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP trong khối đạt mức 644 tỷ USD vào năm 2025. Các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013 và dự kiến kết thúc vào năm 2015.
Kể từ khi vòng đàm phán đầu tiên được tổ chức tại Brunei tháng 5 năm 2013, RCEP đã  trải qua bốn vòng đàm phán. Trong ba vòng đàm phán đầu tiên, các nước tham gia đã đạt được sự đồng thuận sơ bộ trong các lĩnh vực ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại và một số vấn đề khác. Trong vòng thứ tư của cuộc đàm phán, các bên đã đạt được bước tiến lớn trên một loạt các vấn đề bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các thỏa thuận khung. Tuy nhiên, ông Wang Shouwen, trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại, trưởng phái đoàn đàm phán Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán RCEP vẫn là một nhiệm vụ khó khăn do còn có sự khác biệt về trình độ phát triển, quan điểm giữa các quốc gia tham gia.

Mức độ phát triển kinh tế xã hội là khác biệt rất lớn giữa các quốc gia tham gia RCEP.  GDP của một trong những nước phát triển nhất là Nhật Bản lớn gấp 300 lần so với nước kém triển nhất như Myanmar. Trong khi đó, mỗi quốc gia RCEP có khu vực nhạy cảm riêng của mình và dễ dàng bị tổn thương trước sự cạnh tranh đến từ các quốc gia thành viên khi tham gia RCEP, ví dụ như ngành sản xuất ở Ấn Độ và khu vực nông nghiệp ở Nhật Bản.

Theo đó, mỗi quốc gia chắc chắn sẽ tìm cách bảo vệ tối đa cho các lĩnh vực dễ bị tổn thương của mình trong các cuộc đàm phán, điều này làm cho quá trình đàm phán trở nên khó khăn hơn.

Hơn nữa, RCEP chủ yếu dựa vào các hiệp định  FTA song phương giữa các nước tham gia. Trong trường hợp thiếu vắng một số FTA quan trọng, các cuộc đàm phán RCEP sẽ không có được bước đột phá trong thời gian tới. Mặc dù ASEAN đã ký FTA với sáu quốc gia, tuy nhiên một số trong số các nước này vẫn chưa gắn bó với nhau như Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ và New Zealand, Trung Quốc và Ấn Độ.

RCEP không phải là một thỏa thuận tổng thể mà nên sắp xếp theo từng giai đoạn để phù hợp với các nước thành viên có mức độ phát triển khác nhau. Trong khi xem xét sự khác biệt trong số 16 quốc gia và đưa ra các chính sách đặc biệt cho các thành viên kém phát triển nhất của ASEAN, các cuộc đàm phán RCEP có thể tập trung vào những lĩnh vực mà sự đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn - tương tự như "Chương trình thu hoạch sớm" trong hiệp định tương mai tự do ASEAN - Trung Quốc – lúc này các nước tham gia có thể thu được lợi ích sớm hơn và sẽ sẵn sàng thúc đẩy các thỏa thuận tiếp theo.

Theo Tân Hoa Xã - PT

Từ khóa: Đàm phán, RCEP, tập trung, chương trình, thu hoạch

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415376
Go to top