Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPHiệp định RCEP: Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - Thái Bình Dương mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc

C1

Các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia thuộc Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ tham dự Hội nghị trực tuyến vào Chủ nhật và được kỳ vọng sẽ ký kết một Hiệp định thương mại tự do. Nếu dựa theo dân số và GDP, đây là một trong những Hiệp định đầy tham vọng nhất từng được thực hiện.

Hiệp đinh RCEP bao gồm các quốc gia nào?

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) - Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - và sáu đối tác FTA của họ, như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ.

RCEP được đề xuất lần đầu vào năm 2011, RCEP sẽ xóa bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các bên ký kết trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực, có thể là vào đầu năm sau. Hiệp định cũng sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ.

Tại sao chỉ có 15 trong số 16 quốc gia ký kết Hiệp định RCEP?

Sẽ có 15 quốc gia ký kết RCEP vì Ấn Độ, một trong những đối tác ban đầu, năm ngoái đã thông báo rằng họ sẽ rời khỏi các cuộc đàm phán do lo ngại rằng các ngành công nghiệp nội địa của họ sẽ bị tàn phá bởi hàng hóa sản xuất rẻ hơn được nhập khẩu từ Trung Quốc và các sản phẩm nông nghiệp và sữa nhập khẩu từ Úc và New Zealand. Mặc dù quyết định của Ấn Độ là một đòn giáng mạnh vào tương lai của hiệp định bởi quy mô thị trường của nước này rất lớn, nhưng 15 quốc gia còn lại thống nhất vẫn tiếp tục Hiệp định và nói rằng cánh cửa sẽ vẫn mở để Ấn Độ tham gia trở lại.

Hiệp định RCEP lớn như thế nào?

Ngay cả khi không có Ấn Độ, RCEP vẫn là FTA lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% dân số và GDP của thế giới. Hiệp định bao gồm các nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc cũng như một số nền kinh tế đang phát triển như Lào và Campuchia. Quan trọng hơn, RCEP sẽ đại diện cho các FTA đầu tiên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - các nền kinh tế lớn thứ nhất, thứ hai và thứ tư của châu Á.

Tại sao RCEP lại quan trọng đối với Trung Quốc?

Trung Quốc đã tìm cách thiết lập một mạng lưới FTA với các đối tác thương mại như một phần trong nỗ lực củng cố nền kinh tế, và những nỗ lực đó đã tăng lên đáng kể khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại và áp đặt một loạt thuế quan đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mexico và Liên minh châu Âu (EU).

Sau khi được ký kết, RCEP sẽ là FTA đa phương đầu tiên mà Trung Quốc tham gia, giúp tăng cường tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, đồng thời mở đường cho khả năng tham gia của Bắc Kinh vào các FTA tiên tiến hơn.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Trung Quốc đã đạt được các FTA song phương với 17 quốc gia và các khối khu vực; và đang đàm phán thương mại tự do với 15 quốc gia. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang đàm phán kéo dài với EU về một hiệp ước đầu tư, mặc dù việc tiếp cận thị trường EU vẫn còn nhiều khó khăn. Trung Quốc cũng đã đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ năm 2012 về một FTA ba bên, nhưng quá trình đàm phán ít tiến triển.

RCEP và CPTPP

Mặc dù RCEP đã đạt được những bước tiến đáng kể về quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ và cắt giảm thuế quan, nhưng vẫn có một số vấn đề mà Hiệp định không đề cập đến, đặc biệt là khi so sánh với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một FTA lớn khác trong khu vực Vành đai Thái Bình Dương. Hiệp định CPTPP có 11 thành viên, bao gồm Nhật Bản, Canada, Mexico, Peru, Chile và New Zealand.

CPTPP kế thừa từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn là một thành phần quan trọng trong chiến lược “xoay trục sang châu Á” của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, và Mỹ đã rút khỏi Hiệp định vào năm 2017 khi Tổng thống Donald Trump kế nhiệm Obama. Hiệp định tiếp tục được Nhật Bản và 10 thành viên khác khôi phục trở thành CPTPP vào năm 2018 và có hiệu lực vào cuối năm 2018.

CPTPP được xem là một trong những hiệp định thương mại đa phương tiên tiến nhất thế giới, là Hiệp định cởi mở và toàn diện hơn, như việc loại bỏ nhiều hơn về thuế quan (99%) đối với hàng nhập khẩu giữa các thành viên. Hiệp định cũng bao gồm các quy định về tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Nguồn: SCMP

Từ khóa: RCEP, hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - Thái Bình Dương, lợi ích, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393575
Go to top