Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPRCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực

112 1036

RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Mục tiêu ưu tiên của năm ASEAN 2020

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (The Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) dự kiến sẽ ký kết trong tuần này tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức trực tuyến tại Hà Nội.

Theo một tuyên bố từ RCEP vào kỳ đàm phán gần đây nhất ở Thái Lan, thì dù có Ấn Độ hay không, hiệp định vẫn được ký kết trong năm nay và dự kiến có hiệu lực từ năm 2021.

Hiệp định RCEP là một trong 13 mục tiêu ưu tiên của năm ASEAN 2020, được tất cả các nước quan tâm và tập trung nguồn lực cao nhất nhằm kết thúc đàm phán và đi đến ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác.

Khi hiệp định được thực thi với 16 thành viên sẽ trở thành một thị trường có quy mô khoảng 3,6 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 47,5% dân số thế giới, và GDP xấp xỉ 27.000 tỷ USD, chiếm khoảng 32% GDP toàn cầu.

Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thành công của Hiệp định sẽ đóng góp vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại cũng như góp phần tái cơ cấu chuỗi cung ứng khu vực sau khi chấm dứt đại dịch, phục hồi kinh tế.

RCEP được cho là cơ sở để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với hệ thống thương mại đa phương mở và dựa trên nguyên tắc, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế khu vực.

Vì vậy, ngay từ đầu năm, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 song rất nhiều phiên họp cấp Trưởng đoàn đàm phán đã được tổ chức theo hình thực trực tuyến. Ở cấp Bộ trưởng, tiếp theo phiên họp nội bộ ASEAN vào tháng 3 và Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10 vào cuối tháng 6, ngày 27/8 và qua, các Bộ trưởng RCEP đã tiếp tục cùng ngồi lại để tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề còn tồn đọng cuối cùng.

Tại Hội nghị này, với sự chủ trì của Việt Nam, các Bộ trưởng RCEP đã thống nhất được kế hoạch kết thúc các vấn đề còn tồn tại, như việc xác định các quy tắc bổ sung đối với các dòng thuế, hàm lượng nội địa của sản phẩm xuất khẩu… Các Bộ trưởng khẳng định quan điểm duy trì mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020 như chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo, đồng thời tiếp tục nỗ lực để Ấn Độ có thể tham gia Hiệp định này.

Tại Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng kinh tế của RCEP lần thứ 8 (ngày 27/8/2020), Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan, cũng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của RCEP đối với kinh tế khu vực và toàn cầu.

Theo ông Zhong Shan, RCEP có thể đảm bảo được hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo được an ninh an toàn và ổn định của các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng của khu vực. Ngoài ra, hiệp định cũng giúp xây dựng một nền kinh tế mở, thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên toàn cầu.

RCEP - một mắt xích hội nhập

Nhận định về những lợi ích có thể mang lại cho Việt Nam khi có Hiệp định RCEP, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, cho rằng: Hiệp định này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp…

Đối với Việt Nam, RCEP nếu cân đong, đo đếm các lợi ích cụ thể về kinh tế, thương mại và đầu tư… sẽ cần tính toán kỹ hơn. Tuy nhiên, trong chiến lược hội nhập thì RCEP là một mắt xích, một điểm nhấn cần thiết để đảm bảo những hoạt động tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập để từ đó tạo ra sự lan tỏa trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thực hiện các cải cách để hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước và nền kinh tế là rất rõ ràng và rất có ý nghĩa.

Qua các phiên thảo luận, vòng đàm phán, hội nghị đều khẳng định, vai trò của RCEP trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu RCEP được ký kết tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 14 vào tháng 11 năm nay, sẽ là cơ sở để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với Hệ thống thương mại đa phương mở, đồng bộ và dựa trên nguyên tắc.

RCEP là FTA được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác đối thoại bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2012, tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia). Trong cuộc đàm phán gần đây nhất vào ngày 4/11/2019, Ấn Độ đã chính thức rút khỏi RCEP do các vấn đề chưa được giải quyết, đặc biệt là liên quan tới thuế nông nghiệp. Sau đó, Ấn Độ cũng tuyên bố không tham gia hiệp định này trong năm nay.

Tính tới hết năm 2019, các quốc gia tham gia RCEP có tổng dân số 3,6 tỉ người, với tổng GDP hơn 28.500 tỷ USD - chiếm 32,7% GDP toàn cầu. Khối lượng thương mại của các nước tham gia đạt 11.200 tỷ USD - tương đương 29,5% thương mại toàn cầu.

Nguồn: Công Luận

Từ khóa: RCEP, mắt xích hội nhập, thương mại đa biên, chiến lược, lan tỏa kinh tế, thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393655
Go to top