Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánFTAPhân tích đánh giá tác độngẤn Độ và các quốc gia ASEAN dự kiến tăng cường mối liên kết kinh tế, chính trị

Ấn Độ và các quốc gia ASEAN dự kiến tăng cường mối liên kết kinh tế, chính trị

RCEP-1

Trong tuần này, cộng đồng quốc tế sẽ đổ dồn sự chú ý đến cách thức mà Ấn Độ sẽ tiếp đón đoàn đại biểu doanh nghiệp và quan chức chính phủ từ 10 nước Đông Nam Á đến tham dự Ngày Cộng hòa do quốc gia này tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh buổi lễ hoành tráng, mối quan tâm về tình trạng bế tắc trong đàm phán Hiệp định Đối tác kinh toàn diện khu vực (RCEP) cũng như tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực sẽ khiến cuộc thảo luận giữa nước chủ nhà với các quốc gia Đông Nam Á trở nên khá căng thẳng.

Sau chuyến thăm thành công của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến Ấn Độ vào tuần trước, chính phủ nước này đang hướng sự chú ý của mình đến việc tăng cường mối liên hệ thương mại và an ninh với 10 quốc gia ASEAN, theo đó, những nhà lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khách mời danh dự của Ấn Độ trong Lễ kỷ niệm ngày Cộng hòa. Trước khi diễn ra sự kiện, vào thứ hai tuần này, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và thương mại, cùng đoàn doanh nhân đông đảo của khối ASEAN sẽ tham dự Triển lãm Gặp gỡ đầu tư và xuất khẩu tổ chức tại Ấn Độ. Tuy vậy, theo danh sách các công ty sẽ tham dự do truyền thông Ấn Độ nắm được, không có bất kỳ công ty nào của Singapore - nhà đầu tư nước lớn thứ hai tại Ấn Độ.

ASEAN đang tiến gần hơn đến Trung Quốc-nước đã và đang cung cấp ngân quỹ cho các dự án hạ tầng khổng lồ cũng như thúc đẩy trao đổi thương mại trong toàn khu vực. Về phần mình, Ấn Độ cũng đang tìm cách lôi kéo các thành viên của tổ chức hợp tác lớn thứ hai thế giới. ASEAN có dân số 640 triệu người, gần bằng 9% tổng số dân của thế giới, lớn hơn cả quy mô của Liên minh châu Âu. Trong năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội của tất cả quốc gia trong toàn khối đã tăng lên đến 2.8 nghìn tỷ USD. Nếu coi ASEAN là một thể chế thống nhất thì khu vực này sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 toàn cầu-theo sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Đức. Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 trong quan hệ với ASEAN do chính phủ Ấn Độ soạn thảo dựa trên 3 trụ cột chính gồm an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội. Tuy nhiên, trong khi mối quan hệ gần gũi giữa người dân Ấn Độ với công đồng dân cư ASEAN đã được minh chứng bằng việc số lượng khách du lịch nước này đến Campuchia, Việt Nam và Singapore ngày tăng, số liệu thương mai hai chiều vẫn ở mức thấp. Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Delhi và các nước Đông Nam Á được đánh giá là dưới mức tiềm năng, chỉ hơn 71 tỷ USD.

Ấn Độ hy vọng, quan hệ thương mại với 10 nước ASEAN sẽ đạt mốc 22 tỷ USD vào năm 2022. Hiện tại, Ấn Độ đang nhập siêu tới 9.6 tỷ USD từ các quốc gia Đông Nam Á. Tuy vậy, mục tiêu 2022 chỉ có thể đạt được với điều kiện RCEP được đàm phán thành công vào cuối năm 2018. RCEP là hiệp định thương mại tự do giữa 10 nền kinh tế ASEAN và 6 quốc gia khác mà khối này đã có FTA gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Ấn Độ và ASEAN có một số quan điểm chung, nhưng đồng thời cũng có những quan điểm đối lập liên quan đến nội dung của Hiệp định RCEP, theo đó, cắt giảm thuế và tự do hóa thương mại dịch vụ là hai trong số các vấn đề còn bất đồng ý kiến. 10 nước thành viên của ASEAN gần đây đổ lỗi cho Ấn Độ về những bế tắc liên tiếp trong đàm phán RCEP.

Giám đốc về chính sách thương mại, ngoại giao của Viện RIS-ông Sachin Chaturvedi nhận định, “Các nước ASEAN dự định sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm 2017-thời điểm khối này tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập. Tuy nhiên, do những tranh cãi gay gắt giữa Ấn Độ với các quốc gia phát triển như Úc và Hàn Quốc về thương mại nông nghiệp và về vấn đề người nhập cư đã khiến mong muốn này sụp đổ”. Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa thể thống nhất, một quan chức thuộc Bộ Thương mại Ấn Độ cho rằng, các bất đồng này nên được thảo luận tại vòng đàm phán chính thức. Tính đến nay, 20 vòng đàm phán đã được tổ chức, cộng với 5 cuộc gặp cấp bộ trưởng, 3 phiên thảo luận liên bộ và 1 cuộc gặp giữa những người đứng đầu chính phủ liên quan đến quá trình tạo lập nội dung của RCEP. Vị quan chức này cho biết thêm, vòng đàm phán chính thức tiếp theo tại Indonesia dự kiến cũng không có nhiều đột phá. Còn rất nhiều khác biệt trong quan điểm của các nước tham gia RCEP. Các quốc gia nhỏ như Lào và Campuchia có những lợi ích không tương đồng với Malaysia và Indonesia-những nước có nền kinh tế và mức độ thị trường hóa lớn hơn. Một chuyên gia thương mại tại Dehli có nhận định rằng Ấn Độ và Trung Quốc đã và đang nỗ lực giành giật sự ủng hộ của các thành viên khác để tạo lợi thế cho mình trong các cuộc thảo luận về RCEP; kết quả là, quan điểm những nước tham gia đàm phán đã trở nên quá khác biệt”.

Bất chấp nhiều khúc mắc, các nước thành viên RCEP vào năm ngoái đã tuyên bố sẽ hoàn tất RCEP trong năm 2018. Chính phủ Ấn Độ được dự đoán sẽ tập trung vào ngành hàng may mặc truyền thống, để quảng bá ngành hàng này trên thị trường khu vực và toàn cầu. Theo nguồn tin cho hay, một cuộc triển lãm về các loại vải đặc biệt cũng được dự kiến tổ chức, với sự hỗ trợ của Bộ Dệt may Ấn Độ. Đây là nơi giới thiệu các thiết kế truyền thống đến từ các nhà thiết kế Ấn Độ và ASEAN.

Nguồn: business-standard.com - LA

Từ khóa: Ấn Độ, RCEP, ASEAN, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393008
Go to top