Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Xây dựng một Asean số mở rộng vào năm 2040

kinhteso 05

Số hóa cho phát triển đóng vai trò quan trọng hơn là phát triển số. Đây là thời điểm cấp bách để 10 nước Asean hợp tác để giải quyết khoảng cách về phát triển số trong nội bộ 1 quốc gia và giữa các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu Asean số mở rộng vào năm 2040.

Vài ngày trước, công ty kinh doanh dịch vụ đi chung xe đã công bố một kế hoạch tham vọng đầu tư 500 triệu đô la vào Việt Nam trong 5 năm tới, một tháng sau khi công ty này loan báo sẽ đổ 2 tỷ đô la vào thị trường Indonesia.

Theo chủ tịch Grab, quyết định đầu tư của doanh nghiệp là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật số của 2 quốc gia Asean tương đồng về cấu trúc kinh tế-xã hội.

Hai nước được nhìn nhận là có những điều kiện hứa hẹn nhất để các doanh nghiệp số phát triển do có dân số trẻ, số lượng người sử dụng internet cao và tầng lớp trung lưu đang gia tăng.

Indonesia dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất Đông Nam Á trong vài năm tới, trong khi đó Việt Nam đang tiến hành xây dựng đề án chuyển đổi số quốc gia với tham vọng đưa nước này trở thành nền kinh tế số dẫn đầu khu vực Asean vào năm 2030.

Đề án sẽ được trình lên chính phủ đất nước hình chữ S thông qua vào tháng 11.

Những dấu hiệu về chuyển đổi số không chỉ đang trở nên ngày một rõ ràng tại Indonesia và Việt Nam

Các quốc gia khác thuộc Asean đã và đang bắt đầu quá trình cách mạng số.

Trên quy mô quốc gia, Malaysia đã thiết lập Khu vực thương mại tự do kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới vào năm 2017; Singapore thì triển khai dự án Thành phố thông minh riêng của mình, về phần Thái Lan, đất nước của những nụ cười đang xây dựng các kế hoạch để phát triển năng lực số trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ở cấp độ khu vực, tất cả quốc gia thành viên đã ký kết nhiều thỏa thuận nhằm thúc đẩy Asean hướng tới Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0). Đáng kể nhất là một hiệp định về thương mại điện tử 10 nước Asean đã đạt đồng thuận vào năm ngoái nhằm khai thác tiềm năng tăng trưởng của khu vực trong lĩnh vực số.

Quy mô nền kinh tế của khu vực đã đạt mức 200 tỷ đô la vào năm 2025, trong đó thương mại điện tử dự đoán có thể chạm đến con số 88 tỷ đô la.

Theo nghiên cứu công bố vào năm ngoái của hãng Bain & Company, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số vào tổng GDP Asean là 7% so với 16% của Trung Quốc, 35% GDP của Hoa Kỳ và 27% của nhóm 5 nước EU (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh).

Báo cáo của công ty AT Kearney nhận định mặc dù đang bị bỏ lại phía sau trong lĩnh vực số, Asean có tiềm năng để trở thành một trong 5 nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất hành tinh vào năm 2025.

Bên cạnh đó, việc triển khai một nghị trình số hóa mạnh có thể giúp GDP của khu vực tăng thêm 1000 tỷ đô la trong 10 năm tới.

Quá trình số hóa và chuyển đổi số là một con đường rõ ràng để các quốc gia Asean bắt kịp với Công nghiệp 4.0 cũng như thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của mình trong bối cảnh dựa vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên thiên hoặc lao động giá rẻ để phát triển kinh tế không còn là lựa chọn của các nước.

Để tiến lên bậc thang phát triển, các quốc gia phải theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên tri thức, công nghệ và dữ liệu.

Tuy vậy, thúc đẩy phát triển nhanh hơn không có nghĩa là phải nới rộng sự bất bình đẳng.

Việc áp dụng công nghệ số phải phục vụ phát triển bao trùm trên cơ sở nguyên tắc “không bỏ ai lại phía sau”.

Một mặt, công nghệ số tạo ra hướng đi mới cho mỗi cá nhân trong một quốc gia và người dân các nước Asean có thể kết nối với nhau để cùng làm việc, trao đổi thương mại và tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn.

Khoảng cách địa lý cũng được rút ngắn thông qua việc ra đời của công nghệ 5G và internet băng thông rộng.

Người dân sống tại những vùng xa xôi có thể tiếp cận những nguồn thông tin và cơ hội mới như tư vấn y tế và giáo dục từ xa.

Điều này sẽ mang đến sự phát triển bao trùm trên cơ sở không tiêu tốn nhiều ngân quỹ để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho những vùng xa xôi và kém phát triển.

Ở khía cạnh khác, mục tiêu không để ai bị bỏ lại phái sau đang bị thách thức bởi chính sự tiến bộ công nghệ

Trong bối cảnh nỗi sợ hãi về tình trạng mất việc làm trên quy mô lớn ngày một hiện hữu, tương lai kinh tế thế giới sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Nhu cầu nhân sự có kỹ năng sẽ giúp thu nhập người lao động được cải thiện, khuyến khích tăng cường học tập, rèn luyện kỹ năng.

Tuy nhiên, Asean cần những bước đi vững chắc nhằm giúp mọi cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận các khóa đào tạo kỹ năng thông qua việc phát triển những cơ sở giáo dục và đào tạo hiện đại.

Khoảng cách số

Một vài công nhân có kỹ năng thấp sẽ không thể tồn tại trong một môi trường mà trong đó nhu cầu về nhân sự loại này đang suy giảm – do vậy họ cần những chính sách an sinh xã hội.

Đầu tư vào giáo dục, tăng cường kỹ năng hoặc đào tạo lại được coi là những phương thức bắt buộc để đảm bảo tác động của những công nghệ mới sẽ không dẫn đến bất bình đẳng gia tăng.

Những cách thức khác nhằm thúc đẩy phát triển bao trùm chính là xây dựng cơ sở hạ tầng cho kết nối số, thúc đẩy nền kinh tế tự do và tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs)

Bên cạnh đó, vẫn còn mối bận tâm liên quan đến khoảng cách số giữa khu vực thành thị và nông thôn trong cùng 1 quốc gia giữa các quốc gia phát triển và kém phát triển hơn tại khu vực Asean.

Khác biệt số đang là vấn đề trọng tâm không những trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trực tuyến và trong hoạt động ứng dụng công nghệ số trong cả khu vực tư và khu vực công.

Theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Thế giới với nhan đề Nền kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á: Tăng cường nền tảng cho Tăng trưởng tương lai, số lượng người sử dụng internet tại các quốc gia Asean đang gia tăng gấp 3 lần, từ 127 triệu người năm 2011 lên 390 triệu người năm 2017, tuy nhiên 90% người dùng tại Asean chủ yếu đến từ 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Khu vực đang chứng kiến khoảng cách phát triển giữa các nước trong lĩnh vực băng thông rộng.

Tốc độ của mạng di động 4G băng thông rộng cao nhất tại Singapore, Malaysia, tuy vậy lại rất thấp tại Myanmar và Philippines.

Trong lĩnh vực áp dụng công nghệ số, bức tranh hoàn toàn khác.

Ví dụ, không phải nước nào trong Asen cũng áp dụng chương trình Một cửa sổ quốc gia – một cơ chế về hải quan điện tử giúp rút ngắn các thủ tục xuất nhập khẩu và giảm chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, 8/10 quốc gia thành viên trong Asean đã chính thức kết nối vào chương trình Một cửa sổ Asean – một thiết chế khu vực liên kết các chương trình Một cửa sổ quốc gia ở từng nước.

Trong lĩnh vực tài chính, theo số liệu từ Tracxn – một công ty nghiên cứu vận hành một công cụ theo dõi dữ liệu liên quan đến các doanh nghiệp khởi nghiệp, Singapore đứng đầu Asean về số lượng các công ty tài chính điện tử (chiếm 39%), theo sau đó là Indonesia (20%) và Malaysia (15%).

Số công ty tài chính điện tử tại Việt Nam chiếm 6% tổng số doanh nghiệp loại này trong khu vực.

Thúc đẩy một nền kinh tế tự do cũng đồng nghĩa là sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động – những công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên biệt và mang tính mùa vụ.

Nhân sự thường là người lao động tự do không chịu sự điều chỉnh của luật lao động ví dụ tài xế sẽ làm việc cho hãng dịch vụ vận chuyển công nghệ như Grab và Now (ứng dụng giao đồ ăn). 

Mặc dù có nhiều sự linh hoạt, người lao động trong khu vực phi chính thức sẽ dễ bị tổn thương hơn những đối tượng tại các ngành nghề chính thức, truyền thống khi họ sẽ không được hưởng quyền lợi về bảo hiểm và phúc lợi xã hội.

Bên cạnh đó, các chính phủ phải đảm bảo rằng những lao động thuộc nhóm yếu thế sẽ được bảo vệ nhưng sẽ không gây hại đến hoạt động sáng tạo. Chính sách phù hợp và thay đổi về cấu trúc là điều cần thiết để giảm thiểu bất bình đẳng xã hội.

Sự phát triển của đội ngũ MSME là kênh chủ yếu để đảm bảo tăng trưởng mạnh và bao trùm trong bối cảnh đội ngũ doanh nghiệp loại này chiếm 90% tổng số công ty và sử dụng hơn 50% tổng lao động tại hầu hết các nền kinh tế thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Cuộc cách mạng số giúp các MSME giải quyết được 2 thách thức chính là tiếp cận thị trường và tiếp cận tài chính.

Cần nhiều hơn các chính sách để tạo một môi trường khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (nhằm mở rộng lượng khách hàng) và doanh nghiệp tài chính điện tử (nhằm giúp các MSME có khả năng tìm kiếm nhiều nguồn tài chính)

Có thể nói, hoạt động số cho sự phát triển quan trọng hơn là phát triển hoạt động số.

Đây là thời điểm quan trọng để các quốc gia Asean hợp tác để giải quyết khoảng cách số trong một quốc gia và giữa các nước nhằm đảm bảo một Asean số phát triển bao trùm vào năm 2040

Nguồn: Asia Network

Từ khóa: khoảng cách số, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Asean, doanh nghiệp tài chính điện tử

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408435
Go to top