Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

ASEAN thiếu nỗ lực hội nhập kinh tế thực sự

aseaneu21

Theo kết quả khảo sát mới đây của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN, trong khi các doanh nghiệp Châu Âu ngày càng tự tin vào khả năng đầu tư tại ASEAN, thì Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lại đang tạo ra bất ổn trong một số lĩnh vực kinh doanh.

Hôm 2/9 vừa qua, Báo cáo Khảo sát Tâm lý Kinh doanh EU-ASEAN đã được phát hành, đây là kết quả thăm dò từ các doanh nghiệp Châu Âu đang hoạt động trong khu vực ASEAN. Kết quả cho thấy 88% số người được khảo sát kỳ vọng rằng hoạt động thương mại và đầu tư vào ASEAN sẽ tăng lên trong 5 năm tới, tỷ lệ này trong năm 2018 là 75%.

73% số công ty được khảo sát tin rằng lợi nhuận của họ tại ASEAN sẽ tăng lên. 53% số công ty tin rằng khu vực này sẽ mang lại những cơ hội kinh doanh tốt nhất trong 5 năm tiếp theo – tỷ lệ cao gần gấp đôi so với khu vực đứng thứ hai là Trung Quốc (27%).

Tuy nhiên, sự hoài nghi đối với AEC đang làm xấu đi tâm lý kinh doanh của những công ty trong khu vực, mặc dù AEC được tạo ra nhằm kết hợp 10 nền kinh tế thành viên thành một khối thống nhất.

Thành lập vào tháng 12/2015, mục tiêu của AEC là tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, giúp thúc đẩy hiệu quả các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, và lao động trình độ cao bên trong ASEAN.

Chỉ 3% người được khảo sát cho rằng AEC đang giúp tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra nhanh hơn, giảm từ mức 11% của năm ngoái. Khi được hỏi liệu ASEAN sẽ đạt được mục tiêu tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, chỉ 4% đồng tình – tỷ lệ này của năm ngoái là 12%.

Điều đáng lo là 46% người được khảo sát cảm thấy bất an về tác động của AEC lên hoạt động kinh doanh của họ - tăng từ mức 35% hồi năm ngoái.

Các mục tiêu trọng tâm của AEC – bao gồm: đơn giản hóa thủ tục hải quan cho dòng chảy hàng hóa nội khối ASEAN, xóa bỏ các Rào cản phi thuế quan (NTB) trong lĩnh vực thương mại, và hài hòa hệ thống tiêu chuẩn và luật lệ - được báo cáo chỉ ra là những lĩnh vực chính mà ASEAN chưa đạt được tiến độ đáng kể, so với những mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Tổng thể AEC (2015 và 2025).

Donald Kanak, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN nhận xét: “Nếu ASEAN không đẩy nhanh những nỗ lực hội nhập, đặt biệt là xóa bỏ các NTB và hài hòa hệ thống tiêu chuẩn, họ có thể sẽ bị coi là “một sự tập hợp mang tính hình thức” của 10 nước thành viên, và không nắm bắt được sự hợp lực và phát triển kinh tế và các lợi ích phát triển lớn hơn mà một cộng đồng hội nhập có thể mang lại”

Liệu ASEAN sẵn sàng cho AEC?

Mặc dù ASEAN liên tục quảng bá AEC là một thị trường hội nhập, có thể mang lại lới ích cho toàn khu vực, và đã có những thành công nhất định như xóa bỏ thuế quan nội khối ASEAN, nhưng khối này vẫn chưa đạt được khả năng hội nhập kinh tế thực sự.

Tháng 12 năm ngoái, trong một báo cáo phát hành trên website trường Đại học Monash (Malaysia), Tiến sĩ Jorn Dosch, Giáo sư Khoa Hợp tác Phát triển và Chính trị Quốc tế tại Đại học Rostock (Đức) cho biết: “Có rất nhiều bài hùng biện cả ngợi AEC, và các thành viên ASEAN luôn lạc quan về tiến độ mà họ đã hoàn thành và mức độ hội nhập mà họ đã đạt được.”

“Tuy nhiên, những doanh nghiệp và các đối tác bên ngoài muốn gia tăng quan hệ với ASEAN – như Liên minh Châu Âu, Mỹ và Australia – thì lo ngại rằng mức độ thực thi chính sách hội nhập thực sự của khối không cao như những lời quảng bá”. 

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN CIMB (CARI), tiến sĩ Dosch và nhóm của ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về thực trạng hội nhập kinh tế khu vực, và phát hiện rằng các nước thành viên vẫn chưa thực thi những gì mà họ đồng thuận. Và ông Dosch ghi nhận rằng sự mất lòng tin bắt nguồn từ tinh thần chủ nghĩa dân tộc to lớn và sự bất cân xứng về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, là một trong số những lý do dẫn đến sự đình trệ của AEC.

Tháng 12 năm ngoái, một bài đánh giá thực hiện bởi Viện Dân chủ và Kinh tế Malaysia (IDEAS) ghi nhận rằng, trong nhiều lĩnh vực kinh tế, quá trình triển khai thực thi chính sách của AEC 2025 vẫn đang chậm tiến độ.

Trong số các mục tiêu của AEC, còn vài hoạt động đã được lên lịch dự kiến hoàn thành từ năm ngoái, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy tiến độ đáng kể. Có lẽ không mấy ngạc nhiên khi mục tiêu phức tạp nhất, với số biện pháp đi kèm cao nhất – “Mục tiêu A: Nền kinh tế hội nhập và gắn kết cao” – cũng là mục tiêu chậm tiến độ nhất với dưới 30% số biện pháp đã được triển khai đúng tiến độ.

Trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, di cư và du lịch, IDEAS phát hiện rằng tỷ lệ hoạt động kinh tế xuyên biên giới nội khối ASEAN đang chững lại hoặc giảm nhẹ.

Tiến sĩ Dosch nhận định: “Mọi người hiểu rằng ASEAN chưa thực sự sẵn sàng cho một mức độ hội nhập kinh tế cao. Vậy nên câu hỏi đặt ra là tại sao ASEAN lại muốn mọi người giả vờ nhìn nhận là họ có thể đạt được điều đó?”. Ông Dosch trước đây từng là một chuyên gia đánh giá và tư vấn các vấn đề về ASEAN cho Liên minh Châu Âu, Chính phủ Đức, Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức khác.

Ông nói: “ASEAN cần phải nhìn nhận rằng họ có thể đã hơi quá tham vọng, và họ cần một khung thời gian dài hơn để triển khai tất cả các quy định. Họ cần tập trung vào những mục tiêu thiết thực hơn”.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: Hội nhập kinh tế, ASEAN, Công đồng kinh tế ASEAN, tự do thương mại, rào cản phi thuế quan, AEC Blueprints

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408128
Go to top