Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung

C1

Năm 2017, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã khởi xướng các cuộc điều tra theo Điều 301 Đạo luật Thương mại 1974 đối với các hoạt động thương mại của Trung Quốc theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump. Tháng 3 năm 2018, USTR công bố báo cáo cho rằng một số chính sách, quy định và thông lệ của Trung Quốc gây bất lợi cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ của Mỹ.

Vào tháng 7 năm 2018, Mỹ đã áp đặt mức thuế trừng phạt 25% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, hầu hết trong số đó là hàng hóa công nghệ cao. Ngược lại, Trung Quốc cũng áp dụng chính sách ăn miếng trả miếng, dẫn đến việc Mỹ áp thuế thêm 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Đến ngày 15 tháng 1 năm 2020, sau khi thảo luận và đàm phán, cả hai bên cuối cùng đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Theo thỏa thuận đó, Trung Quốc hứa sẽ nhập khẩu thêm 200 tỷ USD từ Mỹ trong hai năm tới bao gồm năng lượng, các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ.

Cùng với trừng phạt thuế quan là các biện pháp trừng phạt về công nghệ. Mỹ đã phát động cuộc chiến công nghệ chống lại Trung Quốc, áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc như công ty viễn thông ZTE năm 2018 và Huawei vào năm 2019.

Cả hai nước đều phải chịu những tổn thất do xung đột về thương mại và công nghệ. Kể từ khi cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã hội nhập sâu rộng vào hệ thống kinh tế thế giới và phát triển thành một trung tâm công nghiệp chế biến và chế tạo toàn cầu. Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô từ các nền kinh tế châu Á và hàng hóa khoáng sản khác từ các quốc gia xuất khẩu tài nguyên khác, và có thâm hụt thương mại lớn về hàng hóa đối với các nền kinh tế này. Sau khi gia công và chế tạo từ nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian nhập khẩu, Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác, đặc biệt là sang các thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Và Trung Quốc trở thành quốc gia xuất siêu đối với các nước này.

Mỹ nắm giữ các vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Nước này kiểm soát công nghệ cốt lõi trong chuỗi giá trị toàn cầu về công nghệ cao, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ của các chuỗi giá trị toàn cầu quan trọng khác thông qua các thương hiệu và mạng lưới bán hàng. Người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi hàng nhập khẩu chất lượng cao với chi phí thấp và các công ty đa quốc gia của Mỹ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn, trong khi đó Mỹ vẫn duy trì thâm hụt thương mại lớn với nhiều đối tác thương mại của mình.

Năm 2019, xét về cán cân thương mại hàng hóa, Trung Quốc xuất siêu với 60 trên 100 đối tác thương mại hàng đầu của mình, trong khi Hoa Kỳ thâm hụt thương mại với 61 trên 100 đối tác. Tuy nhiên, 100 đối tác thương mại hàng đầu với Trung Quốc chiếm 95,6% tổng giá trị thương mại của Trung Quốc vào năm 2019, trong khi đó 100 đối tác thương mại hàng đầu với Hoa Kỳ chiếm 99,4% tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc đã kìm hãm thương mại hàng hóa giữa hai nước. Hàng hóa được sản xuất thành công ở Trung Quốc, nay chuyển sang sản xuất ở các nước láng giềng, dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và nâng giá thành sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, vì họ phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một loại hàng hóa nhập khẩu, và các công ty đa quốc gia của Mỹ cũng bị giảm lợi nhuận.

Chiến tranh thương mại cũng trực tiếp làm giảm quy mô thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Mỹ, với thương mại hai chiều trị giá 659,8 tỷ USD - lớn hơn thương mại của Mỹ với Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (không bao gồm Vương quốc Anh). Năm 2019, với cuộc chiến thương mại đang diễn ra, giá trị thương mại hàng hóa của Trung Quốc với Mỹ đã giảm 101 tỷ USD và Trung Quốc chỉ là đối tác thương mại thứ 4 của Mỹ.

Hệ thống quốc tế dựa trên chủ nghĩa đa phương và các luật lệ tạo ra hàng hóa công toàn cầu có giá trị cao nhưng cũng dễ bị gãy vỡ. Chủ nghĩa đơn phương giữa các cường quốc, đặc biệt là các nước có tiềm năng bá chủ, sẽ không chỉ khiến cả hai bên cùng thiệt hại, mà còn phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa đa phương. Chủ nghĩa đơn phương của bất kỳ một cường quốc nào cũng sẽ kích hoạt sự trả đũa từ những quốc gia khác. Do đó, mối đe dọa trả đũa song phương và các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục leo thang khi những bối cảnh này còn diễn ra.

Trung Quốc đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan trước những căng thẳng thương mại và công nghệ ngày càng gia tăng với Mỹ: nếu nước này không phản ứng và thay vào đó chọn cách chờ đợi sự can thiệp từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ sẽ phải chờ đợi một thời gian dài mới có thể áp đặt biện pháp trừng phạt theo đúng quy định. Phải mất hai năm để WTO ra phán quyết rằng mức thuế theo Mục 301 mà Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc là bất hợp pháp. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa để chấn chỉnh hành vi sai trái của Mỹ.

Trong quá trình này, Trung Quốc sẽ phải chịu những tổn thất do Mỹ gây ra. Mức độ ảnh hưởng này cũng có thể tăng lên theo thời gian. Nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp ăn miếng trả miếng, nước này sẽ dần chệch hướng khỏi chủ nghĩa đa phương và chuyển sang chủ nghĩa song phương. Đây là cơ chế trái ngược với xu thế phát triển của trật tự quốc tế. Theo cơ chế này, trật tự chính trị thế giới dựa trên luật lệ có thể dễ dàng bị phá hủy bởi sự cạnh tranh của các cường quốc.

Chủ nghĩa song phương cũng sẽ dẫn đến sự tách rời kinh tế Mỹ - Trung, buộc họ phải chuyển sang phát triển kinh tế hướng nội, và thiết lập các hệ thống chuỗi cung ứng nội địa và độc lập. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra hai hệ thống kinh tế quốc tế song song và đối lập nhau, kết quả sẽ tăng chi phí do ảnh hưởng của việc chuyển hướng đầu tư và thương mại (để đổi lấy sự tự chủ và an ninh trong việc sản xuất và cung ứng của mỗi quốc gia).

Không may là cuộc chiến thương mại và công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang điễn ra theo hướng này. Ngay cả khiMỹ khởi xướng điều tra theo Điều 301 sớm hơn, và sau đó Trung Quốc chọn biện pháp đáp trả và trả đũa, kết quả cuối vẫn không có gì thay đổi. Cả hai nước sẽ chuyển từ chủ nghĩa đa phương sang chủ nghĩa song phương, và từ hệ thống dựa trên luật lệ chuyển sang hệ thống dựa trên quyền lực.

Các cường quốc trên thế giới nên ghi nhớ trách nhiệm quốc tế của họ. Các cường quốc nên cố gắng tránh chủ nghĩa đơn phương, thay vào đó sử dụng đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề song phương.

Source: East Asia Forum

Từ khóa: chủ nghĩa đa phương, xung đột thương mại Mỹ- Trung

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392465
Go to top