Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP - Bước đệm quan trọng

5fdbe8b8a31099a2249c50b0

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có khả năng định hình tương lai nền thương mại Châu Á và xa hơn.

Ngày 15/11 vừa qua, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết, đánh dấu kết thúc 8 năm đàm phán giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

RCEP là hiệp định tự do thương mại lớn nhất trong lịch sử, đại diện cho khoảng 29% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. Là sự kết hợp của các hiệp định song phương sẵn có giữa ASEAN và 5 đối tác thương mại lớn, RCEP sẽ là một bước đệm quan trọng hướng đến một hệ thống kinh tế hội nhập và mở cửa tại Châu Á và Thái Bình Dương. RCEP có thể thúc đẩy sâu hơn hoạt động thương mại trong khu vực, bằng cách củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua hệ thống chính sách và quy định hài hòa giữa các thành viên. Tương tự, sự thống nhất của các quy tắc xuất xứ sẽ làm giảm chi phí xuất khẩu.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn tỏ ra hoài nghi về RCEP. Mặc dù hiệp định này đã thành công trong việc kết hợp các nền kinh tế không đồng nhất về mặt trình độ phát triển thành một khối thương mại, bằng cách tạo ra sự linh hoạt, chẳng hạn như những điều khoản “đối xử đặc biệt và khác biệt”, để thích ứng với mức độ phát triển khác nhau giữa các nền kinh tế thành viên – nhưng so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phạm vi của RCEP ít tham vọng hơn, và không bao hàm những tiêu chuẩn cấp cao về lao động và môi trường. Hơn nữa, ngoài việc cắt giảm các biện pháp thuế quan, CPTPP còn tập trung cắt giảm các rào cản phi thuế quan. Trong khi đó, RCEP chỉ tập trung chủ yếu vào cắt giảm thuế quan, dù yếu tố này vốn dĩ đã rất thấp. Và mục tiêu của RCEP là cắt giảm 90% các mức thuế quan, trong khi ở CPTPP là 100%. Ngoài ra, lộ trình cắt giảm thuế sẽ tiến hành dần dần, và sẽ mất thời gian để hiệp định được thực thi hoàn chỉnh. Việc loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi RCEP cũng là điểmcần lưu ý.

Tuy vậy, RCEP vẫn được xem là một bước tiến quan trọng đến một hệ thống thương mại đa phương mở cửa. Đây là bước đi đầu tiên hướng đến việc tạo ra một khu vực thương mại gắn kết và nhất quán trong phần lớn khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

Trong ngắn hạn, đóng góp của RCEP đối với nền thương mại và thu nhập trong khu vực có thể sẽ khiêm tốn, đặc biệt là khi thuế quan cắt giảm không đáng kể.Nhưng đây là vì hơn 70% giao dịch nội khối ASEAN đang diễn ra với mức thuế quan 0%.

Tuy nhiên, RCEP vẫn có khả năng định hình tương lai nền thương mại của Châu Á và cả thế giới. Đáng chú ý, RCEP là hiệp định tự do thương mại đầu tiên giữa Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Mặc dù còn đơn sơ, nhưng RCEP vẫn là thành quả đàm phán của ba nền kinh tế lớn sau khoảng thời gian dài trì hoãn. Nhật Bản không có hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc, mặc dù hai nước này chiếm 29% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản. Với RCEP, tỷ lệ hàng hóa xuất từ Nhật Bản sang Trung Quốc được miễn thuế sẽ tăng từ 8% lên 86%, và xuất sang Hàn Quốc được miễn thuế sẽ tăng từ 19% lên 92%. Ở khía cạnh này, RCEP đại diện cho một bước tiến quan trọng đến một hệ thống thương mại mở cửa hơn trong khu vực, mang lại lợi ích kinh tế tiềm năng cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thông qua các dòng chảy thương mại và đầu tư to lớn hơn.

Ngoài ra, lợi ích của RCEP cũng không bị giới hạn trong khối thương mại, hoặc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng. Cả thế giới sẽ được hưởng lợi từ hiệp định, với tổng thu nhập toàn cầu ước tính tăng 186 tỷ USD trong năm 2030. Mặc dù những lợi ích kỳ vọng này đa phần sẽ phân bổ vào 15 nước ký kết hiệp định, phần còn lại của thế giới cũng sẽ được hưởng lợi từ vai trò của RCEP như một khối kinh tế quan trọng hướng đến tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mở cửa.

RCEP cũng mang lại lợi ích bằng việc tạo ra những mạng lưới sản xuất mạnh mẽ hơn, giúp thúc đẩy thương mại và tăng trưởng trong khu vực và trên toàn cầu. Hiện tại, các liên kết chuỗi giá trị khu vực giữa các nước thành viên RCEP vẫn ở mức dưới trung bình của Châu Á. Năm 2018, tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị khu vực tổng thể của các nền kinh tế RCEP chỉ đạt 46,8% và tỷ lệ tham gia chuỗi giá trị khu vực phức tạp chỉ đạt 15,8%, thấp hơn so với các mức trung bình tương ứng của Châu Á là 48,9% và 26,2%. Điều này nghĩa là chỉ 46,8% giá trị giao thương giữa các nước ký kết RCEP bắt nguồn từ các công đoạn sản xuất ở ít nhất 2 nước thành viên, và chỉ 15,8% giá trị thương mại liên quan đến giao dịch hàng trung gian xuyên biên giới giữa ít nhất quốc gia trước khi thành phẩm được xuất khẩu.

Với mức độ tự do hóa thương mại cao hơn, các nước thành viên RCEP sẽ có tiềm năng mở rộng tỷ lệ tham gia vào các chuổi giá trị phức tạp và tổng thể của khu vực, để bắt kịp hoặc vượt qua mức trung bình của khu vực. Ngoài ra, tác động của các ưu đãi thuế quan đối với hàng trung gian trong các chuỗi giá trị phức tạp sẽ lớn hơn đáng kể, vì nó sẽ tăng lên theo số lần mà hàng hóa được trao đổi qua biên giới giữa các nước thành viên RCEP.

Ngoài những lợi ích từ tự do thương mại cao hơn đối với hàng hóa và dịch vụ, lợi ích ngầm của RCEP là việc nó thúc đẩy cải cách nội địa và tái cơ cấu kinh tế. Điều này sẽ biến các thành viên RCEP thành những nền kinh tế hiệu quả cao trong những năm tới đây. Các hiệp định thương mại đa phương thường giúp đẩy nhanh quá trình cải cách cơ cấu và củng cố chính sách quốc nội và các khuôn khổ thể chế, từ đó thúc đẩy canh tranh, tính hiệu quả và năng xuất. Lợi ích tiềm năng từ cải cách cơ cấu và chính sách nội địa thường lớn hơn nhiều so với những lợi ích thu được từ thương mại.

Năm nay, đại dịch đã làm xáo trộn các chuỗi cung ứng và thương mại xuyên biên giới, do lệnh đóng cửa và hạn chế đi lại. Với việc RCEP tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của khu vực về mở cửa thương mại và đầu tư và ủng hộ một hệ thống thương mại quốc tế dựa theo luật lệ, cả thế giới cần phải tận dụng động lực này để khôi phục nền thương mại và đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và toàn diện, nhằm giúp các nền kinh tế khu vực và toàn cầu chống chọi với đại dịch và hồi phục mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: RCEP, hiệp định tự do thương mại, hội nhập kinh tế, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386875
Go to top