Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Ấn Độ và RCEP

C6

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020. Khối thương mại này có những nét đặc trưng riêng về quy mô địa lý, sự đa dạng về trình độ phát triển, và chiều sâu của các cải cách thương mại sắp tới. Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán vào ngày 5 tháng 11 năm 2019 sau một thời gian dài tham gia kể từ năm 2013, đi ngược với mục tiêu dài hạn của nước này là gắn kết với Đông Á và Đông Nam Á.

Sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995, Ấn Độ bắt đầu dựa vào thương mại đa phương để thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 2005 trở đi, Ấn Độ quyết định sẽ đảm bảo thị trường cho hàng xuất khẩu của mình bằng cách ký kết các hiệp định thương mại khu vực (RTA). Các quy tắc xuất xứ ưu đãi có trong các RTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Ấn Độ, nhưng cùng lúc đó, nhập khẩu của nước này cũng tăng lên do phải giảm thuế nhập khẩu. Đối mặt với thực trạng trên và thâm hụt thương mại ngày một tăng, chiến lược RTA của Ấn Độ đã được dẫn dắt bởi 3 yếu tố sau.

Thứ nhất, nước này hy vọng sẽ bù đắp được những tổn thất trong lĩnh vực hàng hóa thông qua lợi nhuận trong lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế về chi phí so với các đối tác khác trong RCEP như Trung Quốc và Việt Nam. Thứ hai, Ấn Độ hy vọng sẽ bù đắp cho các công ty trong nước những thiệt hại do nhập khẩu thông qua tăng khả năng tiếp cận thị trường ở các thị trường đối tác. Thứ ba, nước này hi vọng thu được lợi ích thông qua việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cán cân thương mại của Ấn Độ với hầu hết các đối tác RCEP, đặc biệt là Trung Quốc, xấu đi trong những năm qua. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách đặc biệt lo lắng. Cán cân thương mại bất lợi được giải thích một phần bởi các thành phần bên trong nó. Trong khi rổ hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ tới các thành viên RCEP chủ yếu là các nguyên liệu thô hoặc trung gian, thì rổ hàng hóa nhập khẩu của nước này lại chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng và máy móc thiết bị.

Một lý do đặc biệt ngăn cản Ấn Độ tham gia RCEP là vì nước này có rất nhiều các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong RCEP mà Ấn Độ hiện không có RTA. Các hiệp hội ngành hàng ở Ấn Độ cảm thấy rằng cam kết giảm thuế trong RCEP sẽ đi ngược với lợi ích lâu dài của nước này. Sự vận động hành lang của các nhóm này đã trở nên quá mạnh mẽ khiến chính phủ Ấn Độ không thể phớt lờ.

Vấn đề còn phức tạp hơn khi Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột biên giới tại Thung lũng Galwan ở Ladakh vào tháng 5 năm 2020. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau đó khởi động chính sách 'Atmanirbhar Bharat Abhiyan' (Ấn Độ Tự cường) vào tháng 5 năm 2020 nhằm củng cố của các lĩnh vực sản xuất trong nước. Sau đó, nước này còn ban hành lệnh cấm các ứng dụng của Trung Quốc. Những diễn biến kinh tế và chính trị ngầm này khiến Ấn Độ càng khó hợp tác với Trung Quốc thông qua RCEP.

Sự thâm nhập cao của hàng nhập khẩu chi phí thấp từ “phương Đông” đã khiến cho các phân khúc sản xuất trong nước bị ảnh hưởng và hàm lượng nội địa trong hàng xuất khẩu của Ấn Độ suy giảm, mặc dù các chỉ số này có phục hồi trong thời gian gần đây nhưng với mức độ còn khiêm tốn. Trong khi đó, giá trị gia tăng từ Trung Quốc trong hàng hóa xuất khẩu cuối cùng của Ấn Độ lại tăng mạnh trên khắp các mặt hàng.

Trong quá trình đàm phán RCEP, Ấn Độ cũng được yêu cầu phải giảm thuế nhiều hơn, do mức thuế quan hiện nay của nước này tương đối cao hơn so với các đối tác khác trong RCEP. Điều này khiến ngành nông nghiệp và sản xuất của Ấn Độ khó chịu. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, các nước cũng yêu cầu Ấn Độ phải đệ trình cam kết cắt giảm thuế quan áp dụng chung cho tất cả các nước RCEP, đề nghị này khiến Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa.

Ấn Độ cho rằng các đối tác RCEP đã không mở cửa thị trường dịch vụ đủ rộng để bù đắp cho những thiệt hại tiềm tàng từ việc cắt giảm thuế quan hàng hóa. Hơn nữa, yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ các đối tác RCEP khiến Ấn Độ đặc biệt khó chịu vì những hậu quả tiềm tàng đối với ngành xuất khẩu thuốc generic (thuốc giá rẻ) của nước này. Tất cả những yếu tố này chung quy lại đã dẫn tới quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP của Ấn Độ.

Ấn Độ đã tham gia các cuộc đàm phán RCEP trong hơn 8 năm với mục tiêu đạt được vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn thông qua việc tăng cường nền sản xuất trong nước. Việc ra mắt sáng kiến ​​'Sản xuất tại Ấn Độ' vào năm 2014 - và một loạt cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh - đã thể hiện nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn FDI. Quyết tâm của Ấn Độ trong việc hội nhập với các nước Đông và Đông Nam Á còn được thể hiện rõ ràng hơn trong ‘Chính sách Hành động Hướng Đông’ năm 2014. Tuy nhiên, với mức tăng khiêm tốn về khả năng cạnh tranh và các nguy cơ thâm hụt thương mại ngày càng lớn, nước này đã thận trọng hơn trên mặt trận tham gia RTA kể từ năm 2019.

Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP có thể không dẫn đến việc nước này tham gia nhiều hơn vào các diễn đàn đàm phán đang diễn ra của WTO. Ấn Độ không tỏ ra hào hứng với lời kêu gọi của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer về việc “xây dựng lại biểu thuế quan”. Nước này cũng tỏ ra thận trọng hơn trong các cuộc đàm phán đa phương hiện tại về trợ cấp thủy sản và thương mại điện tử. Các thay đổi trong ​​chính sách nông nghiệp và công nghiệp của Ấn Độ trong thời gian gần đây cũng đã bị các nước khác kiện lên tòa án WTO.

Đối mặt với thâm hụt thương mại và áp lực cải cách hơn nữa trong tương lai từ WTO, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ hiện đang tập trung mạnh mẽ vào việc phục hồi nền kinh tế sau COVID-19 thông qua chính sách “Ấn Độ Tự cường” trong 5 giai đoạn. Giai đoạn một dự kiến ​​sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Giai đoạn hai và ba tập trung vào cải thiện ngành nông nghiệp và giai đoạn bốn dự định phát triển cơ sở hạ tầng và hiệu suất công nghiệp. Giai đoạn năm tập trung vào cải cách chính phủ và những người hỗ trợ.

“Ấn Độ Tự cường” và các khuôn khổ chính sách khác gần đây chủ yếu dựa vào dân số và nhu cầu trong nước, tạo ra sự hướng nội trong triển vọng kinh tế. Khó có khả năng Ấn Độ chấp thuận một chương trình cải cách thương mại đầy tham vọng trong cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo của WTO vào tháng 6/2021.

Chiến lược hiện tại của Ấn Độ là giúp cho khu vực trong nước sẵn sàng để tham gia các RTA trong tương lai bằng cách cải thiện năng suất trong ngắn hạn. Cách tiếp cận này có thể hiểu quả trong năm 2020–21 nhưng có những hạn chế khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Khả năng tiếp cận thị trường của Ấn Độ sẽ bị hạn chế hơn nữa nếu thị phần RCEP của Trung Quốc ngày càng sâu rộng, vì ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nằm trong số các đối tác RTA tích cực của nước này. Các cuộc thảo luận gần đây của Ấn Độ để ký kết các hiệp định thương mại tự do mới với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ nên được hiểu là sự thừa nhận thực tế này.

Nguồn: East Asia

Từ khóa: hiệp định RCEP, Ấn Độ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390654
Go to top