Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP nêu bật các vấn đề địa chính trị ở châu Á

C2

Sự đối địch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng và khó đoán. Tuy vậy, châu Á vẫn đạt được thành tựu to lớn với ASEAN là trung tâm.

Thỏa thuận thương mại với tên gọi chính thức là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực giúp giảm thiểu "hiệu ứng tô mì" tại châu Á. RCEP sẽ giúp hài hòa hóa các quy tắc xuất xứ riêng biệt trong khu vực, thúc đẩy cải tiến chuỗi cung ứng và sản xuất.

Tuy vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của RCEP chính là tính chiến lược địa chính trị.

Trước hết, RCEP là một thành tựu của hội nhập kinh tế khu vực lấy ASEAN làm trung tâm. Thỏa thuận thỏa thuận thương mại tự do này bao gồm mười thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, chiếm khoảng 30% nền kinh tế và dân số thế giới. Sau 8 năm đàm phán, RCEP là sự kết hợp hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN ký với các đối tác trong khu vực: FTA ASEAN-Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, FTA ASEAN-Hàn Quốc và FTA ASEAN-Australia-New Zealand.

Về khía cạnh hội nhập khu vực, đây rõ ràng là một thành tựu lớn.

Nhờ có ASEAN, RCEP đã trở thành hiệp định thương mại đa phương đầu tiên bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. RCEP phù hợp với chiến lược của ASEAN trong việc thu hút và liên kết các cường quốc liên quan tham gia khuôn khổ chung của khu vực.

Điều này sẽ loại bỏ suy nghĩ cho rằng RCEP “do Trung Quốc lãnh đạo”, trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng xem xét mọi sự kiện từ góc độ của cuộc xung đột Mỹ-Trung. Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất trong RCEP, do đó, được coi là người chơi có ảnh hưởng nhất. Song, các cuộc đàm phán đa phương hiếm khi đơn giản như vậy.

Dù ASEAN đóng vai trò trung tâm, nhưng Nhật Bản và Australia cũng đã có đóng góp lớn trong việc định hình thỏa thuận. Hai nước này đã nỗ lực đưa các chương về đầu tư và dịch vụ vào thỏa thuận, trái ngược với Bắc Kinh chỉ tập trung vào tự do hóa thương mại hàng hóa.

Trong bối cảnh xung đột Mỹ - Trung hiện tại, Washington dường như hơi yếu thế.

Các công ty đa quốc gia của Mỹ có thể hưởng lợi từ các chuỗi giá trị tích hợp ở châu Á. Ngoài ra, các công nhân và người tiêu dùng Mỹ cũng có thể hưởng lợi từ nguồn đầu vào và hàng hóa tiêu dùng giá rẻ. Tuy nhiên, Mỹ đã mất đi ảnh hưởng do lợi thế địa chính trị của thương mại chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát tư cách thành viên và thiết lập chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán.

Mỹ không phải là thành viên tham gia đàm phán RCEP vì nước này không có FTA với ASEAN. Nói cách khác, ban đầu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính là nước cờ để Mỹ nhúng tay vào khu vực ASEAN. TPP đã gần như được thông qua vào năm 2016. Nhưng sau đó, Tổng thống Donald Trump - người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ - đã tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức tại Nhà Trắng.

Các thành viên còn lại của TPP do Nhật Bản và Australia dẫn đầu đã quyết định tiếp tục thực hiện hiệp định. TPP sau đó trở thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Giờ đây, khi RCEP được ký kết, không chỉ Mỹ bị loại khỏi hiệp định thương mại khu vực lớn nhất thế giới lấy châu Á làm trung tâm mà các nhà xuất khẩu của nước này cũng mất khả năng tiếp cận thị trường tại các nước thành viên của CPTPP.

Đối với Indonesia nói riêng và ASEAN nói chung, RCEP là bước khởi đầu chứ không phải khâu kết thúc của quá trình hội nhập khu vực. Cũng như các hiệp định khác trong khuôn khổ ASEAN-Plus, RCEP sẽ được xem xét và mở rộng hơn nữa. Các chương RCEP về đầu tư, thương mại dịch vụ, thương mại điện tử, cạnh tranh và nông nghiệp cũng sẽ được xem xét để mở rộng hơn nữa.

Ấn Độ đã chọn đứng ngoài RCEP. Các chuyên gia kinh tế Indonesia cho rằng nước này nên dẫn đầu ASEAN để hợp tác sâu rộng hơn mối quan hệ kinh tế với Ấn Độ. Chẳng hạn, nên đưa nội dung nâng cấp FTA ASEAN-Ấn Độ hiện có vào trong chương trình nghị sự.

Indonesia cũng nên hợp tác sâu hơn với Mỹ. RCEP chủ yếu bao gồm phần “Châu Á” của Châu Á - Thái Bình Dương (bỏ qua Úc và New Zealand) nhưng không bao gồm Ấn Độ - Thái Bình Dương. Do đó, sự hợp tác với Mỹ có ý nghĩa quan trọng. Hơn thế, chính quyền mới của ông Biden có lẽ cũng hoan nghênh điều này.

Bước tiếp theo, các quốc hội, nghị viện của quốc gia thành viên sẽ phê chuẩn RCEP. RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi sáu trong số mười thành viên ASEAN và ba trong số năm đối tác đối thoại hoàn tất quá trình phê chuẩn. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch coronavirus và chiến tranh thương mại, RCEP gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng chương trình hội nhập kinh tế ở châu Á vẫn đang được tiến hành.

Tuy nhiên, về phía Mỹ, việc hoàn tất thỏa thuận RCEP sẽ là một lời cảnh tỉnh cho sự mất cân bằng trong chính sách đối ngoại của nước này ở châu Á.

Nguồn: The Interpreter

Từ khóa: hiệp định RCEP, vấn đề địa chính trị, châu Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390559
Go to top