Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềDiễn biến TPP trong tháng 04

Diễn biến TPP trong tháng 04

Các nước tham gia hy vọng sẽ kết thúc đàm phán và ký kết xong thỏa thuận TPP trong năm 2013, tuy nhiên hiện nay tình hình đàm phán vẫn đang bị đình trệ và chưa có mốc thời gian kết thúc 

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. TPP do 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore sáng lập và hiện có thêm 8 nước đang đàm phán gia nhập gồm Australia, Malaysia, Peru, Mỹ, Nhật Bản, Canada và Việt Nam. Trong tương lai rất có thể sẽ còn nhiều nước khác tham gia đàm phán TPP, vì gần đây Philippines và Trung Quốc cũng bắt đầu tỏ ra quan tâm đến hiệp định này.

TPP gồm 30 chương, liên quan sâu rộng đến rất nhiều các vấn đề như thương mại hàng hóa, đầu tư, mua sắm chính phủ, môi trường, quyền lao động, quyền sở hữu trí tuệ… Điểm nổi bật của TPP là hướng đến việc giảm 90% hoặc loại bỏ hoàn toàn các loại thuế quan giữa các nước thành viên tham gia ngay khi hiệp định có hiệu lực, nhằm thúc đẩy mạnh tự do thương mại.

Vào tháng 03 và tháng 06/2010 đã diễn ra 2 vòng đàm phán TPP đầu tiên giữa các nước tham gia, và từ đó đến nay đã diễn ra 17 vòng đám phán chính thức và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ. Các nước tham gia hy vọng sẽ kết thúc đàm phán và ký kết xong thỏa thuận TPP trong năm 2013, tuy nhiên hiện nay tình hình đàm phán vẫn đang bị đình trệ và chưa có mốc thời gian kết thúc. Nguyên nhân chủ yếu là do bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản. Mỹ muốn Nhật Bản mở cửa thị trường nông nghiệp và ô tô của mình, nhưng Nhật Bản vẫn muốn bảo hộ cho 2 thị trường này. Vừa qua Mỹ đã nhượng bộ để Nhật giữ lại thuế suất cho mặt hàng gạo và lúa mì, tuy nhiên vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình về các sản phẩm còn lại như thịt bò và ô tô. Bên cạnh đó, rắc rối không chỉ đến từ vấn đề bất đồng ý kiến giữa Nhật và Mỹ, mà còn đến từ chính quan điểm mâu thuẫn của nội bộ nước Mỹ về TPP. Tại thời điểm này, các thành viên Quốc hội Mỹ đang trong giai đoạn tiền bầu cử tổng thống nên không mặn mà gì với TPP, đồng thời các tổ chức công đoàn Mỹ lo sợ hiệp định sẽ khiến công nhân Mỹ phải cạnh tranh với lao động giá rẻ ở các nước khác. Mặt khác có rất nhiều phản đối từ dân chúng Mỹ vì lo ngại TPP sẽ giúp các thực phẩm biến đổi gen (GMOs) thoát khỏi quy định kiểm soát dán nhãn và nhiều loại thực phẩm kém chất lượng sẽ tràn vào thị trường Mỹ. Chuyên mục nông nghiệp ấn phẩm Sinh thái học thuộc phe đối lập của nội các Mỹ (GSC) mới đây cũng phản đối TPP vì cho rằng TPP đe dọa chủ quyền lương thực và đặt lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia lên trên nhu cầu an ninh lương thực của con người. GSC lo ngại rằng TPP sẽ tác động đến tất cả các cấp bậc trong chuỗi sản xuất lương thực, từ người nông dân đến nhà phân phối; từ chất lượng nông sản đến khả năng của các chính phủ trong việc bảo vệ nguồn cung lương thực trong nước, khiến gia tăng nạn đói và làm hàng triệu người mất đi sinh kế.

Trong khi đó, Úc và Nhật vừa ký kết xong một thỏa thuận thương mại song phương vào giữa tháng 4 này. Theo đó Nhật sẽ giảm bớt rào cản đối với nông sản Úc, đổi lại Úc sẽ giảm thuế cho ô tô và hàng điện tử tiêu dùng của Nhật. Thỏa thuận này khiến phía Mỹ sẽ gặp áp lực phải tìm kiếm “một vị trí ngang với Úc", từ đó rất có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của Mỹ trong việc đàm phán TPP với Nhật. Đây được xem là một động thái cố gắng phá vỡ đình trệ trong đàm phán TPP của thủ tướng Nhật Shinzo Anbe.
13-tpp
Sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Obama vào 25/04, đàm phán giữa hai nước đã có dấu hiệu lạc quan hơn khi một quan chức cao cấp Nhật Bản đã nói với hãng tin Reuters rằng Mỹ và Nhật tuy chưa thể lập tức xóa bỏ mọi bất đồng, nhưng “đã tìm ra một phương hướng mới để đạt được thỏa thuận thương mại song phương”. Tuy vậy, ông cũng cho biết thêm các bất đồng chắc chắn không thể nhanh chóng giải quyết chỉ trong vài tháng tới. Trước mắt, Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục có một cuộc họp mặt quan trọng diễn ra vào tháng 5 tới tại Việt Nam.

Không chỉ Nhật Bản và Mỹ gặp vướng mắc, một số nước khác cũng gặp khó khăn khi bàn về các điều khoản TPP. Đơn cử như Brunei đang gặp khó khăn với vấn đề công khai, minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, vì nguồn lực chủ yếu để quốc gia này phát triển chính là dầu khí, và những công ty khai thác dầu khí đều là những công ty quốc doanh do chính quốc vương Brunei trực tiếp điều hành nên chuyện minh bạch công khai là vấn đề hết sức khó khăn. Không chỉ Brunei, Malaysia cũng tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm cản trở việc ký kết TPP như vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do chính trị. Đồng thời, Malaysia và Mỹ cũng gặp nhiều bất đồng về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, Malaysia phản ứng rất quyết liệt trước đề nghị về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thuốc chữa bệnh bởi vì, cũng như nhiều nước tham gia đàm phán khác, Malaysia cho rằng quy định trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thuốc giá rẻ của người dân Malaysia. 

Bên cạnh đó, phía New Zealand và Canada cũng đang gặp bế tắc trong đàm phán TPP về các quy định liên quan đến sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Phía New Zealand muốn Canada mở cửa hoàn toàn thị trường này, trong khi đó Canada lại muốn giữ vững hạn ngạch nhập khẩu nhằm kiểm soát giá sữa, từ đó bảo vệ cho thị trường này của mình. Mặt khác, New Zealand cũng muốn giành lấy thêm nhiều thị phần trên thị trường sữa Mỹ, vì vậy nước này cũng tìm cách thuyết phục Canada bớt hỗ trợ cho ngành sữa của Canada. Mục đích của New Zealand là giúp ngành sữa nước mình có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn so với ngành sữa Canada trên thị trường Mỹ.

Đối với Việt Nam, hiệp định TPP vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nhiều ngành của Việt Nam được hưởng lợi lớn từ TPP, điển hình là ngành dệt may và giày dép. Trước tình hình Việt Nam sắp ký kết TPP, để tận dụng ưu thế của quy định “từ sợi trở đi” và các ưu đãi thuế quan từ hiệp định này, rất nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dệt may, đa phần là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Hồng Kông, đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Vừa qua, việc đàm phán TPP giữa Việt Nam và các nước cũng đã đạt được thỏa thuận quan trọng: quy định “từ sợi trở đi” chỉ phải áp dụng sau khi TPP đã có hiệu lực từ 3 đến 5 năm. Ngày 25/04, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thể hiện quan điểm Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với Brunei, Malaysia và Singapore để hoàn tất đàm phán TPP càng sớm càng tốt.

Các nước còn lại như Chile, Peru và Singapore tháng qua vẫn chưa có động tĩnh gì và các nước này vẫn đang chờ đợi kết quả đàm phán TPP của hai đối tác lớn Mỹ và Nhật trước khi quyết định phương hướng hành động tiếp theo.

Trung Quốc từ thái độ thờ ơ ban đầu hiện nay cũng bắt đầu cân nhắc lợi hại khi tham gia TPP. Cuối tháng 5/2013, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố một bản nghiên cứu sâu về TPP và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã đề cập TPP với Tổng thống Obama tại Hội Nghị thượng đỉnh “Sunnylands” vào tháng 6 năm ngoái. Tháng 1 vừa qua, ông Yiping Huang, một nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết “nhiều nhà chính sách hiện nay đang kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tham gia đàm phán TPP sớm nhất có thể”. Việc Trung Quốc bỗng dưng xem xét lại khả năng tham gia TPP được cho là do Nhật đã chính thức tham gia đàm phán hiệp định. Những người ủng hộ cải cách ở Trung Quốc coi việc tham gia TPP như một đòn bẩy mới đưa nước này tiến xa hơn trên con đường cải cách kinh tế và mở cửa lĩnh vực nội địa để nâng cao cạnh tranh.

Philippines thì đang xem xét khả năng gia nhập TPP để khai thác cơ hội tại thị trường Mỹ. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Philippines và Philippines lo sợ nhiều đối thủ của mình trên thị trường Mỹ vốn là các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Philippines khi trở thành thành viên của TPP. Hiện các quan chức Philippines đã bắt đầu trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến từ các đối tác Mỹ về triển vọng gia nhập TPP theo cơ chế Hiệp định Thương mại và khung đầu tư trong một cuộc họp được tổ chức tại Washington hồi tháng trước.

Nhìn chung tháng qua TPP chỉ đạt được những tiến bộ rất nhỏ trong quá trình đàm phán do vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn và bất đồng tồn tại giữa các nước thành viên. Tuy vậy, một số quan chức cao cấp của các nước vẫn lạc quan rằng TPP sẽ được ký kết hoàn tất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Đại diện 12 nước tham gia TPP sẽ tham dự hội nghị tại Việt Nam vào giữa tháng 5-2014, tiếp theo là Hội nghị Bộ trưởng Thương mại châu Á- Thái Bình Dương được tổ chức vào ngày 17 và 18-5 tại Trung Quốc. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có cuộc gặp tiếp theo tại Hội nghị thượng đỉnh châu Á - Thái Bình Dương ở Trung Quốc vào tháng 11-2014.

Thanh Vy – Trung tâm WTO Thành phố

Từ khóa: Diễn biến, TPP,  tháng 04

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409531
Go to top