Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềNew Zealand lo ngại về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sữa khi TPP được ký kết

New Zealand lo ngại về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sữa khi TPP được ký kết

Liên quan đến ngành công nghiệp sữa và Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Giáo sư Keith Woodford, một chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp thuộc Đại học Lincoln có bài viết mới nhất về chủ đề này, chúng tôi xin phép lược dịch nội dung như sau:
Canada và New Zealand hiện đang đàm phán một cách nghiêm túc về những quy định trong khuôn khổ TPP. Đối với những vấn đề về sản phẩm sữa, hiện tại cả hai nước đang có những quan điểm trái ngược nhau. New Zealand muốn xâm nhập thị trường một cách tự do trong khi đó Canada muốn duy trì hạn ngạch quản lý nguồn cung nhằm kiểm soát sản lượng và từ đó bảo vệ giá sữa.  

Giả định của New Zealand là tự do thương mại sẽ mở ra thị trường mới tại Canada với nhu cầu hơn 8 tỷ lít sữa mỗi năm, trong khi đó New Zealand có khả năng sản xuất 20 tỷ lít sữa mỗi năm. Trên phương diện đó, tự do thương mại có thể đem đến những cơ hội rất đáng mong chờ.
Báo cáo gần đây của Conference Board (CB) - Canada (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York chuyên nghiên cứu các chỉ số thống kê về “sức khỏe” của các nền kinh tế trên thế giới) đưa ra một quan điểm khác về vấn đề này. CB đồng ý với New Zealand rằng Canada nên bỏ cơ chế quản lý nguồn cung và nhanh chóng chuyển đổi ngành công nghiệp sữa để sớm trở thành một nhà xuất khẩu quan trọng. CB đưa ra 2 kịch bản đó là Canada sẽ trở thành nhà sản xuất sữa với sản lượng 14 tỷ lít/năm hoặc sản lượng 20 tỷ lít/năm vào năm 2022. Cởi bỏ những “xiềng xích” này (cơ chế quản lý nguồn cung), Canada có thể nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp đẳng cấp của thế giới và tập trung nhiều hơn vào thị trường tại khu vực châu Á.

Một chuyến thăm trang trại bò sữa tại Canada giống như một cuộc hành trình trở lại quá khứ thông qua cỗ máy thời gian. Một trang trại bò sữa trung bình của Canada có khoảng 80 con bò và sản lượng chỉ bằng 1/3 so với sản lượng trung bình của Mỹ. Vốn của hầu hết các trang trại bò nằm trong giá trị của hạn ngạch với mức chi phí lao động đầu vào khá cao. Tuy nhiên, quy trình sản xuất công nghiệp sau đó khá hiệu quả và do đó giá bán lẻ, ít nhất đối với sản phẩm sữa tươi, có thể thấp hơn so với New Zealand.

CB đánh giá những gì New Zealand đã đạt được trong ngành công nghiệp sữa với cái nhìn ngưỡng mộ, tuy nhiên cũng xem đó như một điều gì không liên quan đến tương lai. Về khía cạnh quy mô, CB mô tả New Zealand như một “bá tước” còn đang phải giải quyết những hạn chế trong sản xuất. Về cơ bản, Canada cho rằng chi phí sản xuất sữa của họ thấp hơn so với New Zealand.

Canada là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất thức ăn hiệu quả cao. Họ nhìn qua biên giới thấy chi phí sản xuất của những trang trại bò sữa quy mô lớn tại Mỹ và nghĩ họ có thể bắt kịp dựa trên nguồn thức ăn quy và năng lực sản xuất của họ. Họ đã tìm ra một cách chính xác chi phí sản xuất tối ưu trên một lít sữa tại các trang trại tốt nhất của Mỹ và so sánh với New Zealand. Dữ liệu của họ cho thấy rằng đối với trang trại bò sữa lớn nhất của Mỹ chi phí thực sự ở Mỹ thấp hơn so với ở New Zealand. Đối chiếu với tỷ giá hiện tại, khả năng là họ đã đúng. Như vậy, về cơ bản Canada cho rằng chi phí sản xuất của họ lẫn của Mỹ đều thấp hơn so với chi phí sản xuất sữa của New Zealand.
cong-nghiep-sua
Trong tất cả các kịch bản, CB nhìn nhận Mỹ như là quốc gia thống trị về thương mại sữa trong tương lai, còn New Zealand ở vị trí số 2. Nó cũng giả định thương mại toàn cầu đối với sản phẩm sữa sẽ tăng lên; các nước ôn đới có lợi thế cạnh tranh lớn về chăn nuôi bò sữa so với các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do đó cầu sẽ chủ yếu xuất phát từ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

CB lập luận rằng thu nhập của các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa của Canada cao gấp 7 lần so với các hộ gia đình khác. Về cơ bản họ khá giàu có. Điều này cho thấy rằng, hạn ngạch có thể được mua lại bởi chính phủ Canada ở mức giá mà người dân đã mua thay vì mức giá hiện hành trên thị trường nếu chính phủ Canada thực sự muốn chuyển đổi ngành công nghiệp này.

Một trong những vấn đề mà Giáo sư Keith Woodford không đồng ý với CB là thời điểm mà ngành công nghiệp sữa của Canada có thể thực sự chuyển đổi. Không giống như ở New Zealand, lực lượng chống đối tự do hóa thương mại ở Canada được tổ chức rất tốt và có khả năng tạo ra những “cuộc chiến lớn”. Giáo sư Keith cho rằng Canada sẽ thật sự từ bỏ hệ thống quản lý nguồn cung sữa nhưng quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra hết sức chậm rãi. 

Một thông điệp lớn cho ngành công nghiệp sữa của New Zealand mà Giáo sư Keith Woodford đưa ra là những nhà sản xuất sữa ở Bắc Mỹ đang đến với chi phí sản xuất cạnh tranh và các vấn đề môi trường được quản lý tốt hơn so với hệ thống hệ thống chăn nuôi dựa trên đồng cỏ truyền thống của New Zealand. Câu hỏi duy nhất là liệu sự canh tranh này chỉ đến từ Mỹ hay bao gồm cả Canada. 

Theo http://www.stuff.co.nz- PC

Từ khóa: New Zealand, lo ngại, khả năng cạnh tranh, ngành công nghiệp sữa, TPP được ký kết

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408867
Go to top