Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềTPP và vấn đề lương thực của thế giới

TPP và vấn đề lương thực của thế giới

Chuyên mục nông nghiệp ấn phẩm Sinh thái học thuộc phe đối lập của nội các Mỹ (GSC) mới đây đã phản bác Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do mới nhất đe dọa chủ quyền lương thực và đặt lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia lên trên nhu cầu an ninh lương thực.

GSC cho rằng TPP đang đi ngược lại tiến trình mở rộng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và lập luận rằng tiếp cận lương thực là quyền cơ bản của con người nhưng TPP xem lương thực cũng như mọi loại hàng hóa khác buộc phải tuân theo quy luật khai thác và đầu cơ của thị trường nhằm tăng lợi nhuận cho các tập đoàn đa quốc gia. TPP khuyến khích sản xuất lương thực định hướng xuất khẩu và việc thông qua nó sẽ làm gia tăng nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng và biến hàng triệu người mất đi sinh kế bao gồm tài sản, tài nguyên: đất, nước, thủy sản, hạt giống, công nghệ và kiến thức văn hóa bản địa.

Để đảm bảo sự độc lập và chủ quyền lương thực của tất cả các dân tộc trên thế giới, điều quan trọng là sự đa dạng trong sản xuất các loại lương thực dựa trên hệ thống sản xuất của các cộng đồng dân cư. An ninh lương thực là quyền của con người trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm, quyền được bảo vệ và được quyết định đối với sản xuất nông nghiệp trong nước (giao dịch thương mại chỉ phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững) nhằm xác định được khả năng mà một quốc gia có thể tự cung cấp lương thực cho chính mình; hạn chế khả năng phá giá các sản phẩm nông nghiệp trong thị trường của chính họ và đảm bảo được quyền quản lý các nguồn tài nguyên nước của các cộng đồng phụ thuộc vào nguồn lợi thủy hải sản.

Hiệp định TPP sẽ tác động đến tất cả các cấp bậc trong chuỗi sản xuất lương thực, từ người nông dân đến nhà phân phối; từ chất lượng nông sản đến khả năng của các chính phủ trong việc bảo vệ nguồn cung lương thực trong nước. TPP được thiết kế giúp cho các các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên lớn hơn và mạnh mẽ hơn với động cơ là củng cố quyền sở hữu trong hệ thống nông nghiệp từ hạt giống đến sản phẩm được bày bán. TPP sẽ đưa giá cả nông sản, tiền lương của người lao động, các tiêu chuẩn về môi trường và quyền của con người xuống ngưỡng thấp nhất trong cuộc đua toàn cầu.

Nông dân bị gạt bỏ ra khỏi các vòng đàm phán TPP. Việc tham dự các cuộc họp và tài liệu đàm phán chỉ giới hạn trong phạm vi các quan chức và đại diện của một số công ty/ tập đoàn. Đại diện cho ngành nông nghiệp Mỹ là những công ty lớn bao gồm Monsanto, Dupont, Syngenta, và Walmart. GSC nhấn mạnh thương mại tự do không thể công bằng khi mà người dân lại bị gạt bỏ ra khỏi quá trình đàm phán.
76-luong-thuc
TPP cũng cho phép các công ty nông nghiệp kiện các quốc gia có chính sách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng của họ. Tiêu chuẩn về an toàn lương thực của các nước có thể phải bị thách thức thông qua việc làm suy yếu các rào cản thương mại. TPP sẽ làm tăng rủi ro đối với an toàn lương thực của Mỹ, ví dụ với “nguyên tắc tương đương” buộc Mỹ phải cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt dưới chuẩn. Public Citizen - một tổ chức phi chính phủ chỉ ra rằng Mỹ cần hơn 13 tỷ USD để thực thi các chính sách về môi trường, sức khỏe cộng đồng và giao thông khi hiệp định được ký kết.

Mặt khác, trong khi các nước TPP đã đồng ý cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài một loạt các đặc quyền bất thường nhưng ngược lại không yêu cầu các nhà đầu tư này cam kết các nguyên tắc về sức khỏe, lao động và nghĩa vụ môi trường.

Cũng giống như Hiệp định thương mại tư do Bắc Mỹ (NAFTA) đã buộc di dời hàng triệu nông dân trồng ngô của Mexico, TPP kỳ vọng sẽ phủ khắp thị trường với các sản phẩm giá rẻ và gia tăng áp lực buộc nông dân phải canh tác công nghiệp thay vì canh tác nông nghiệp truyền thống. TPP đồng thời cũng buộc nông dân sản xuất nhỏ lẻ ra khỏi đất canh tác của họ và di chuyển đến các thành phố lớn hoặc di cư xuyên biên giới để có thể tồn tại. Thương mại tự do sẽ cắt giảm quyền của những người sản xuất địa phương, để thị trường quyết định giá bán và buộc người nông dân phải cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Kết quả của thương mại tự do là việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, làm gia tăng rủi ro về sức khỏe và môi trường đi kèm với nguy cơ biến đổi gen và mất đi sự đa dạng sinh học do vấn đề độc canh.

Nhiều nhóm hoạt động vì môi trường, nông dân và công bằng thương mại cũng đang quan tâm đế những ảnh hưởng tiêu cực của TPP đến quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm sữa. Ngành công nghiệp sữa của Mỹ tạo ra 140 tỷ USD, sử dụng khoảng 900.000 lao động và cung cấp dinh dưỡng cho hàng triệu người. Nước Mỹ không thể cạnh tranh với sản phẩm sữa nhập khẩu được tạo ra dưới những điều kiện không công bằng, GSC cho biết thêm.

Rõ ràng, những tác động tiêu cực có thể có của TPP đặc biệt đối với ngành nông nghiệp không chỉ tạo ra những phản ứng trái chiều tại các nền kinh tế mới nổi mà đồng thời diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ - quốc gia có tiếng nói quyết định trong quá trình đàm phán hiệp định TPP.

Theo - http://hwaairfan.wordpress.com - PC

Từ khóa: TPP, lương thực, thế giới

Chuyên mục

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409288
Go to top