Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiToàn cầu hóa trong một thế giới hậu Covid

Toàn cầu hóa trong một thế giới hậu Covid

globalization

Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đang khiến làn sóng phản đối toàn cầu hóa dâng cao. Tuy nhiên, làn sóng này vốn dĩ đã lấp ló từ trước đại dịch, và có thể sẽ trở nên mạnh hơn khi mà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở phương Tây.

Sự gia tăng tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Châu Âu và cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nói chung đang dập tắt tiếng nói của các nhà bình luận chính thống về một xã hội hậu Covid. Những tuyên bố về tương lai đa phần đến từ các hệ tư tưởng chính trị cánh tả và các nhà bảo vệ môi trường, chủ yếu là lặp lại những gì họ đã kêu gọi trong suốt thời gian qua.

Việc các nhà bình luận chính thống ngần ngại bày tỏ suy nghĩ của mình về giai đoạn hậu Covid cũng có lý nếu cân nhắc những bất ổn mà xã hội Châu Âu đang phải đối mặt. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu bỏ qua hoàn toàn quan điểm của nhóm này khi tiến hành dự báo những gì sẽ diễn ra trong dài hạn.

Có khá nhiều điều đã bắt đầu lộ rõ trong một thế giới hậu Covid, chẳng hạn như tương lai của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Một trong những mục tiêu chính của chủ nghĩa tư bản là tối ưu hóa chi phí hoạt động sản xuất hàng hóa. Nhiều năm qua, trong mắt các tập đoàn đa quốc gia, cả thế giới được xem như là một nguồn sản xuất duy nhất. Nói cách khác: “việc gia tăng thất nghiệp tại các nước phương Tây cũng là điều tốt nếu chúng ta có thể mua hàng hóa rẻ hơn nhiều từ các nước có chi phí sản xuất thấp”. Thương mại quốc tế cũng vì thế mà tăng trưởng mạnh mẽ. Khoảng vài năm trước, có đến một phần tư sản lượng hàng hóa sản xuất toàn cầu được dùng cho xuất khấu.

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã đạt đến những năm đỉnh điểm khi thế giới có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nhưng rồi đại dịch ập đến như một gáo nước lạnh. Virus đã làm lộ ra những điểm yếu của xã hội phương Tây. Tuy nhiên, ta không thể vì thế mà kết luận rằng toàn cầu hóa kinh tế sẽ đi đến kết thúc – chỉ vì nó đã qua thời đỉnh điểm của mình. Chúng ta vẫn sẽ nhìn thấy hàng hóa giá rẻ tiến vào thị trường phương Tây, chẳng hạn như hàng dệt may từ các nước Đông Nam Á.

Một trong những vấn đề phức tạp nhất mà đại dịch gây ra là việc nhiều mặt hàng thiết yếu dùng cho phòng chống dịch trở nên khan hiếm tại các nước phương Tây. Các mặt hàng này cần được nhập khẩu, đôi khi là từ rất xa, và trong một số trường hợp còn không tìm thấy người bán. Tệ hơn là khi có một số nước Châu Âu tìm cách giữ lại các mặt hàng này cho riêng mình, thay vì chia sẽ với khu vực như đúng quy tắc của thị trường chung. Có nhiều báo cáo truyền thông cho rằng Đức, và một số nước châu Âu khác như Pháp, đã áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu đối với một vài loại dược phẩm trong giai đoạn này.

Có một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của toàn cầu hóa, có thể được gọi là “tâm trạng” hay “trạng thái của tâm trí” – đó là thái độ cho rằng “thế giới đang thu hẹp” hay “thế giới là một thực thể và chúng ta có thể tối ưu hóa vị thế của mình trong nó”. Một trong những dấu hiệu căn bản của toàn cầu hóa kinh tế là sự đóng cửa của các nhà máy ở phương Tây, do không thể cạnh tranh với lao động giá rẻ ở Châu Á. Trong suy nghĩ của nhiều người, bao gồm cả chính phủ phương Tây, đây là một sự đánh đổi cần thiết.

Một sự “thay đổi tâm trạng” có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cầu hóa đã bắt đầu hiện ra từ trước cả khi đại dịch bùng phát. Khi Donald Trump trở thành Tổng thống vào năm 2016, chính phủ Mỹ đã áp dụng những chính sách đối đầu gay gắt hơn với Trung Quốc. Anthony Cordesman, một chuyên gia chiến lược nổi tiếng từng giữ nhiều vị trí trong chính phủ Mỹ, đã tóm tắt lại rằng: “Chỉ trong tầm hơn một tháng, nước Mỹ đã thay đổi từ cạnh tranh xen lẫn hợp tác với Trung Quốc, sang trạng thái đối đầu trực tiếp. Cuộc đối đầu này cũng diễn ra rộng rãi ở các cấp độ dân sự - cụ thể hơn là về hệ tư tưởng, kinh tế, gián điệp công nghiệp, tấn công mạng và cơ sở dữ liệu dân sự, và các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch”.

Ông Trump cũng áp dụng các biện pháp thuế quan với Trung Quốc. Khi đại dịch bùng phát, Trump đổ lỗi cho Trung Quốc khiến đại dịch lan ra toàn cầu.

Một số yếu tố chính trị cũng là nguồn cơn cho những động thái này - mặc dù ảnh hưởng của chúng đối với thái độ của Mỹ và phương Tây tương đối nhỏ - chẳng hạn như việc Trung Quốc đàn áp quyền tự do của Hong Kong bằng luật an ninh mới, hay chính sách khắc nghiệt đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Ông Trump cũng trở nên đối đầu hơn với Châu Âu. Ông cáo buộc rằng hầu hết các nước châu Âu không tuân thủ các cam kết tài chính trong khối NATO, và tuyên bố thẳng thừng rằng vấn đề nóng lên toàn cầu – một mối quan tâm lớn của châu Âu – không phải là điều mà ông quan tâm.

Một số vấn đề chính trị khác ít nổi bật hơn cũng đã gây xáo trộn hệ tư tưởng “một thế giới chung nhất”. Thế giới đang hướng đến sự phân mảnh nhiều hơn, với dẫn chứng điển hình nhất là quyết định rút khỏi Liên minh Châu Âu của Vương quốc Anh. Nhờ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 do tổng thống Obama dẫn dắt, Iran đã trở thành một thế lực khủng bố mạnh hơn và rắc rối hơn ở Trung Đông. Thúc đẩy bởi tham vọng muốn trở thành một cường quốc lớn hơn trên thế giới, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng đang khuấy động tình trạng bất ổn ở nhiều nơi. Việc Mỹ phản đối Nga và Đức xây dựng đường ống dẫn dầu cũng là một vấn đề quan trọng khác, dù việc này không gây hại gì.

Chính quyền Biden sắp tới có thể sẽ giảm bớt sự đối đầu trên trường quốc tế, nhưng điều này sẽ không giải quyết được những bất cập căn bản. Ngược lại, nó sẽ khiến bất cập này trầm trọng hơn.

Sự bất ổn do đại dịch gây ra đang khiến mọi vấn đề trở nên tệ hơn. Nếu virus tiếp tục ở lại trong một khoảng thời gian dài, quá trình toàn cầu hóa kinh tế sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Nhiều vấn đề mới sẽ lộ ra, chẳng hạn như sự khó khăn trong việc di chuyển quốc tế.

Tâm trạng phản đối toàn cầu hóa sẽ được củng cố bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại các nước phương Tây. Tình trạng này sẽ diễn biến theo nhiều hướng khác nhau ở mỗi quốc gia, và không nhất thiết phụ thuộc vào chính sách của chính phủ.

Có một vấn đề quan trọng đã lộ ra trong thời kỳ đại dịch, đó là các nước cần nghiêm túc cân nhắc lại những loại sản phẩm nào nên được sản xuất tại nội địa, ngay cả khi chúng rẽ hơn khi nhập khẩu. Các nước phương Tây không thể cứ tiếp tục lệ thuộc vào các loại dược phẩm nhập khẩu giá rẽ nhưng thiết yếu – chẳng hạn như từ Ấn Độ, và liên đới lệ thuộc vào Trung Quốc vì đây là nguồn cung nguyên liệu thô quan trọng để sản xuất. Đây là một ví dụ đơn giản, nhưng có thể các chính sách quốc gia về tự chủ sản xuất trong những lĩnh vực khác sẽ thay đổi khi có nhiều nghiên cứu sâu hơn được thực hiện.

Một yếu tố quan trọng khác là đầu tư. Trong một thế giới mở cửa thân thiện, các nước phương Tây có xu hướng đầu tư ra bên ngoài, ngay cả khi nền dân chủ những nơi nhận đầu tư chưa hề hoàn thiện.

Điển hình là, những thế lực lớn ở Đức sẽ tiếp tục đầu tư vào các công ty con trong ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc. Công ty Volkswagen đã tuyên bố đến năm 2024, họ sẽ đầu tư 50 tỷ Euro vào phát triển và sản xuất các dòng xe điện mới tại Trung Quốc. Một trong 33 nhà máy của Volkswagen đang được đặt tại tỉnh Tân Cương, nơi sinh sống của người Duy Ngô Nhĩ. Volkswagen tuyên bố họ rất coi trọng nhân quyền nhưng lại ngó lơ trước những áp bức của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Có thể kết luận rằng những tuyên bố ấy chỉ mang tính tượng trưng.

Có những nhận định cho rằng các nhà sản xuất xe hơi của Đức không có lựa chọn thay thế nào khác ngoài việc đầu tư vào Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa các ngân hàng đại diện cho đối tác của họ tại nhiều nước khác sẽ tiếp tục hành động tương tự. Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất nước Đức, không kỳ vọng có bất kỳ sự thay đổi nào trong vấn đề này.

Tương tự, những nhà cung ứng lớn khác cũng phải chạy theo ngành xe hơi. Continental, công ty sản xuất vỏ xe hàng đầu nước Đức, đang muốn phát triển mạnh hơn tại châu Á. Thị trường Trung Quốc hiện tại chỉ chiếm 12% trong tổng doanh thu của họ. Đồng thời, họ đang cắt giảm khoảng 30.000 nhân công trên toàn cầu, trong đó có 12,000 tại Đức.

Những hiện tượng vừa nêu trong lĩnh vực kinh tế không phản ánh cho những lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, truyền thông báo chí, văn hóa, thể thao... Toàn cầu hóa trong những lĩnh vực này có thể sẽ tiếp tục tiến triển tốt.

Với chính quyền Biden sắp tới, chúng ta cần chú ý đến những ý kiến của ông Jared Bernstein, một cộng sự cấp cao tại Trung tâm về Ưu tiên Chính sách và Ngân sách, đồng thời là cố vấn kinh tế trưởng của Biden khi ông còn là phó tổng thống, từ 2009 đến 2011. Bernstein có thể là một ứng viên cho vị trí cấp cao trong chính quyền mới. Ông có hiểu biết sâu sắc về nhiều khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế và tác động của nó đến nước Mỹ.

Ông Bernstein từng viết: “Thời kỳ tự do thương mại cuối cùng sẽ đẩy nước Mỹ đến tình trạng thâm hụt thương mại to lớn với các nước có lợi thế sản xuất tương đối so với Mỹ nhưng có chi phí nhân công thấp hơn hẳn, nổi bất nhất là Mexico và Trung Quốc.” Ông chỉ ra rằng số lượng việc làm tại nhà máy Mỹ vẫn ở mức “khá ổn định”, khoảng 17 triệu vào giữa năm 2020. Trong thập kỷ tới, 6 triệu việc làm sẽ biến mất. Ngoài ra, tiên lương của người lao động phổ thông đã bị ảnh hưởng, và chỉ tăng 5% kể từ cuối những năm 1970.

Ông Bernstein nói: “Liệu những người thắng cuộc từ thương mại – các tập đoàn đa quốc gia đã di dời cơ sở sản xuất, các công ty tài chính tìm được hợp đồng mới, những nhà bán lẻ tìm kiếm lợi nhuận từ “giá Trung Quốc” – có bù đấp được cho những kẻ thua cuộc? Dĩ nhiên là không. Họ cho rằng “hàng giá rẽ” đã là phần thưởng đủ xứng đáng”.

Ông kết luận: “Cả Mỹ và các nước đang phát triển đều hưởng lợi to lớn từ hoạt động thương mại toàn cầu. Nhưng vì những quan niệm sai lầm cho rằng tự do thương mại là tích cực toàn diện – tất cả các bên cùng thằng – một vết thương kinh tế to lớn đang lan ra, và chưa có chính sách nào đủ hiệu quả để chữa trị vết thương này”.

Tiến sĩ Manfred Gerstenfeld là cộng sự nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm BESA, cựu Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Trung tâm Các vấn đề Công cộng Jerusalem, và là tác giả quyển The War of a Million Cuts. Ông từng nhận giải thưởng International Lion of Judah năm 2019 của Viện Canada về Nghiên cứu Do Thái.

Nguồn: JNS

Từ khóa: Toàn cầu hóa kinh tế, tự do thương mại, bất bình đẳng xã hội, di chuyển chuỗi cung ứng

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401349
Go to top