Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiTác động của hạn chế đi lại đến hoạt động thương mại trong đại dịch COVID-19

Tác động của hạn chế đi lại đến hoạt động thương mại trong đại dịch COVID-19

Hạn chế nghiêm ngặt về đi lại đã ngăn trở các doanh nhân di chuyển đến các quốc gia khác nhau để thực thiện những cuộc gặp mặt trực tiếp. Bài báo này sẽ phân tích tác động từ việc hạn chế dịch chuyển lên hoạt động giao thương thông qua việc tổng hợp số liệu từ thời điểm Liên bang Xô-viết thực hiện tự do hóa bầu trời vào năm 1985- động thái giúp giảm thời gian bay giữa châu Âu và Đông Á. Những thông tin trong bài báo này cho thấy thời gian di chuyển có thể là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến giao thương song phương do cách trở về địa lý; điều này cho thấy những hạn chế về du lịch hiện tại có thể gây tác động tiêu cực đến thương mại.

Thương mại toàn cầu đã hứng chịu thiệt hai lớn do tác động của đại dịch. Trong quý II năm nay, thương mại toàn thế giới đã chứng kiến mức suy giảm lớn nhất trong lịch sử (14.3% so với cùng kỳ năm ngoái). WTO dự báo hoạt động giao thương sẽ giảm 9.2% trong năm 2020. Mối quan tâm của toàn thế giới đổ dồn về sự đứt gãy của chuỗi cung ứng cũng như hàng loạt vấn đề liên quan đến phân phối thực phẩm và dược phẩm. Chuỗi cung cấp đổ vỡ có thể là lời nhắc nhở về mức độ phụ thuộc của các nước vào thương mại cũng như vị thế quan trọng của Trung Quốc với tư cách là trung tâm sản xuất toàn cầu.

Một vấn đề ít được chú ý chính là mức độ ảnh hưởng của những hạn chế về đi lại có lên thương mại do các đối tác kinh doanh tại những quốc gia khác nhau sẽ gặp phải hàng loạt khó khăn trong việc tiếp xúc thảo luận trực tiếp. Trong lúc một lượng lớn lao động đang thích ứng với mô thức làm việc tại nhà cũng như nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển đổi để duy trì mối quan hệ hợp tác kinh doanh, một số bằng chứng thực tế cho thấy những cuộc gặp trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại.

Hiểu đúng về tầm quan trọng của giao lưu và thương mại tiếp xúc trực tiếp chính là nhân tố giúp các nhà kinh tế có thể lý giải vì sao cách biệt về địa lý gây nên những hệ quả tiêu cực đến giao thương song phương. Tác gải Baldwin (2016) nhận định rằng trong khi toàn cầu hóa giúp giảm chi phí lưu chuyển thông tin và vận chuyển hàng hóa, phí tổn cho hoạt động chuyên chở con người vẫn không thay đổi. Ngay cả khi giá vé vận chuyển hàng không giảm, thời gian cùng sự bất tiện trong việc chuyên chở người tiếp tục là yếu tố chính gây khó khăn cho việc kéo giảm chi phí đi lại vì mục đích kinh doanh. Những cuộc gặp trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, do vậy chi phí vận chuyển hành khách có thể là lời giải thích cho tác động lâu dài của phân cách địa lý hàng năm qua mặc cho sự tiến triển không ngừng của toàn cầu hóa.

Khi vấn đề được nêu là khá rõ ràng, những bằng chứng về tác động của chi phí dịch chuyển vì lý do kinh doanh vẫn còn khá ít ỏi. Những phát hiện của Startz (2018) là một ngoại lệ. Điều tra số liệu giao dịch của những thương nhân Nigeria, tác giả nhận thấy chi phí đi lại cao gây giảm sút hoạt động thương mại; lý do là vì các nhà kinh doanh sẽ gặp khó khăn liên quan đến thu thập thông tin và vượt qua hàng loạt trở ngại về văn hóa.

Lấy ví dụ về một sự kiện lịch sử có tác động sâu sắc đến thời gian dùng cho việc dịch chuyển xuyên biên giới. Tác giả bài báo sẽ dùng nó như một cứ liệu nhằm đánh giá tác động của các chuyến đi vì mục đích kinh doanh đến hoạt động thương mại (Söderlund 2020). Sự kiện này chính là quyết định mở cửa bầu trời của Liên Xô năm 1985, theo đó, nước này cho phép các hãng hàng không bay không dừng xuyên qua lãnh thổ liên bang. Mở cửa bầu trời giúp rút ngắn thời gian bay từ châu Âu đến Đông Á, với kết quả là sự gia tăng đáng kể trong hoạt động thương mại giữa hai khu vực. Có thể nói, thời gian di chuyển là một trong những nguyên nhân chính cho những tranh chấp thương mại – yếu tố căn bản khiến giao thương song phương suy giảm nhanh chóng.

Tính toán tác động của thời gian di chuyển lên thương mại, tác giả đã phân tích những kịch bản phản đề liên quan đến sự hạn chế dịch chuyển giữa những nhóm quốc gia. Có thể thấy rằng, quyết định hạn chế di chuyển áp dụng trong suốt thời gian đại dịch được thực thi một cách toàn diện thay vì chỉ gây tăng chi phí ở mức độ khiêm tốn. Tuy nhiên, hiểu biết đầy đủ về cách thức thương mại bị tác động trước những lệnh hạn chế đi lại thật sự rất quan trọng.

Tác giả sử dụng khung phân tích được thiết lập bởi Head and Mayer (2014) nhằm tính toán tác động cân bằng của chi phí di chuyển đến thương mại. Sử dụng số liệu từ CEPII Trade and Production cùng với phương pháp tính độ co giãn chi phí dịch chuyển vì mục đích công vụ, tác giả đã giả định sự tác động của hạn chế di chuyển như một yếu tố cân bằng tăng trưởng trong thời gian dịch chuyển giữa các nước khác nhau trên cơ sở giả định không có hạn chế di chuyển trong nội địa.

Hình 1 cho thấy tỷ lệ tương ứng giữa suy giảm thương mại toàn cầu trong bối cảnh chi phí cho việc di chuyển vì lý do công vụ gia tăng. Trục ngang phản ánh tỷ lệ tăng thời gian di chuyển phục vụ hoạt động công vụ. Từ đó, có thể thấy, thời gian dịch chuyển tăng 50% sẽ gây giảm hoạt động thương mại đến 20%.

Hình 1. Tác động của gia tăng cho phí dịch chuyển vì lý do công vụ đến thương mại toàn cầu

C2

Phân tích đã nêu có một số khiếm khuyết. Đầu tiên, như đã đề cập ở phần trên, dưới tác động của đại dịch COVID-19, hạn chế đi lại giữa các quốc gia được áp dụng cực kỳ nghiêm ngặt; tuy nhiên, trong hình mô tả, tác giả chỉ thể hiện như sự kiện này như một yếu tố gây gia tăng chi phí vận chuyển. Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng phương pháp cân bằng tác động chung. Những doanh nghiệp dự định bỏ mô thức hợp tác kinh doanh từ xa trong trường hợp hạn chế dịch chuyển không được áp dụng vĩnh viễn có thể tiếp tục duy trì trong ngắn hạn. Thứ ba, việc áp dụng hạn chế đi lại không đồng nhất tại tất cả quốc gia, một vài nước còn áp dụng thêm việc cấm những chuyến bay nội địa.

Tuy nhiên, những phân tích đã nêu cho thấy hạn chế di chuyển có tác động sâu sắc đến giao thương toàn cầu. Không rõ các doanh nghiệp sẽ ứng phó như thế nào trước tình trạng giao tiếp trực tiếp với các đối tác nước ngoài trở nên vô cùng khó khăn. Mức tác động của các lệnh hạn chế đi lại sẽ phụ thuộc vào khả năng của các doanh nghiệp trong việc duy trì quan hệ kinh doanh trước tình trạng thiếu tiếp xúc trực tiếp cũng như khả năng gánh vác của doanh nghiệp trong vai trò thay thế những nhà cung ứng nước ngoài tại thị trường nội địa.

Nếu tác động tiêu cực của hạn chế đi lại đến thương mại mang tính sâu sắc, chính sách miễn trừ có thể được áp dụng cho một số công ty có lượng giá trị trao đổi hàng hóa, dịch lớn. Những tháng tiếp theo, thế giới sẽ được chứng kiến cách thức các công ty trên toàn cầu phản ứng trước tình trạng hạn chế giao lưu giữa doanh nghiệp một nước với các đối tác nước ngoài.

Nguồn: Vox EU

Từ khóa: Covid-19, tác động hạn chế đi lại, thương mại

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402068
Go to top