Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiThương mại tự do bền vững rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu

Thương mại tự do bền vững rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu

 argusadobestockfreetrade550102816 15657919841161365224197

Hơn 10 tháng trôi qua, đại dịch Covid-19 vẫn đe dọa cuộc sống và sinh kế ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong những tác động của đại dịch là làm rạn nứt chuỗi cung ứng quốc tế, vốn là điều cốt yếu để giữ cho các nền kinh tế toàn cầu hóa phát triển.

Do lo ngại về nguy cơ lây nhiễm, một số nền kinh tế trở nên bảo bộ hơn, hướng nội hơn. Tuy nhiên, nếu như chúng ta duy trì niềm tin rằng sự thịnh vượng kinh tế đạt được là do việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nơi chúng được sản xuất đến nơi chúng được cần nhất, thì chúng ta sẽ nhận ra rằng sự thịnh vượng đó chỉ có thể đạt được thông qua hành động tập thể, chứ không phải thông qua sự cô lập.

Tiếp tục toàn cầu hoá và hướng trọng tâm vào phân phối công bằng và chính sách thương mại tự do bền vững là giải pháp hết sức quan trọng giúp phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Những thách thức

Chúng ta đã học được gì từ đại dịch? Theo lẽ thường tình, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, việc chuyển hoạt động sản xuất về lại trong nước (còn gọi là reshoring) đã nổi lên như một giải pháp phổ biến. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi việc đóng cửa biên giới do đại dịch gây ra, dẫn đến việc cắt đứt nguồn cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhiều quốc gia. Chuỗi cung ứng ngắn hơn sẽ giảm nguy cơ bị gián đoạn từ các nhà cung cấp chính. Nhưng liệu các công ty có thực sự đạt hiệu quả khi thực hiện tái cơ cấu chuỗi cung ứng, mà bỏ qua những lợi thế có được nhờ các cụm, vùng sản xuất tiên tiến được chuyên môn hóa hay chi phí sản xuất thấp hơn của các nền kinh tế phát triển và mới nổi?

Ví dụ, Khu vực vịnh The Greater Bay - Trung Quốc là một trung tâm sản xuất của các công ty quốc tế. Qua cuộc khảo sát vào đầu năm nay, gần 70% các nhà sản xuất đang xem xét chuyển hoạt động sang các địa điểm khác, nhưng tìm hiểu sâu hơn, gần một nửa số người được hỏi vẫn chưa hoàn thành quyết định của mình. Có thể thấy, Trung Quốc vẫn sẽ là trụ cột trong hệ sinh thái thương mại toàn cầu và là chìa khóa của chuỗi cung ứng toàn cầu, bất chấp sự thay đổi. Những lợi thế mà Trung Quốc cung cấp sẽ không đột nhiên trở nên có sẵn đối với các chính quốc của họ và chi phí cho sự chuyển đổi sẽ rất cao và khó thực hiện.

Tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ở đâu?

Cuối cùng, khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và các công ty có thể tập trung vào việc phụ hồi và phát triển, các nhà sản xuất sẽ cần tìm kiếm các lĩnh vực tăng trưởng mới.

Một trong những giải pháp là xác định và nắm bắt những cơ hội cho thương mại toàn cầu. Báo cáo về Cơ hội Thương mại của Standard Chartered đã chỉ ra cơ hội gần 40 tỷ đô la Mỹ cho các nhà xuất khẩu thông qua đẩy mạnh thương mại song phương giữa Ấn Độ và 10 thị trường chính, trên nhiều lĩnh vực. Các thị trường này trải dài khắp ASEAN, Đông Bắc Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Chỉ với các cơ chế thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp này mới có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của họ với Ấn Độ, để đôi bên cùng hưởng lợi.

Các định chế tài chính và các nhà hoạch định chính sách cần phải hành động để đảm bảo các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn, cơ sở hạ tầng cần thiết và môi trường pháp lý phù hợp để tận dụng những cơ hội này, từ đó, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Thuận lợi hóa thương mại toàn cầu

Để thương mại toàn cầu phát triển trong tương lai, chúng ta cần xây dựng các giải pháp phát triển bền vững hơn và có khả năng ứng phó tốt hơn trước những cú sốc bên ngoài. Một trong những vấn đề lớn nhất được bộc lộ ra qua đại dịch Covid-19 là sự thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các vấn đề tại một điểm cục bộ có thể phá vỡ toàn bộ quy trình được kết nối với nhau mà nhà sản xuất không thể biết chính xác nơi chúng xảy ra.

Nâng cao công nghệ là giải pháp then chốt để giải quyết vấn đề này: các giải pháp ngân hàng số có thể mang lại cho các doanh nghiệp sự minh bạch mà họ cần, giảm thiểu sự chậm trễ và thủ tục phiền hà trong chuỗi cung ứng và tiếp cận tài chính dễ dàng hơn. Ví dụ: các ngân hàng đã đăng ký Contour- một nền tảng dựa trên blockchain, có thể cung cấp cho các công ty quyền tiếp cận tài trợ thương mại dễ dàng hơn thông qua các giao dịch đơn giản, không cần thủ tục hành chính phức tạp. Các nền tảng như vậy giúp các công ty tăng cường khả năng phục hồi nhanh trong chuỗi cung ứng của họ qua việc cải thiện tính minh bạch, tăng hiệu quả cắt giảm chi phí và giảm rủi ro trong thanh toán.

Về phía chính phủ và chính sách đa phương, cần phải thừa nhận những lợi ích của thương mại tự do và nhận ra rằng tạo thêm chi phí cho hoạt động sản xuất thường sẽ gây hại cho người tiêu dùng cuối cùng. Các chính sách cần tạo điều kiện thuận lợi, không cấm đoán, tạo điều kiện cho các công ty tự do xuất khẩu, và việc đi lại của lao động có trình độ cao và hàng hóa không bị cản trở.

Singapore đã tạo dựng được nền kinh tế thành công, một phần là nhờ sự kết nối toàn cầu và dòng chảy thương mại toàn cầu. Đối mặt với một hiện thực mới, quốc gia này tiếp tục tiến nhanh đến một hệ sinh thái thương mại kỹ thuật số. Singapore thúc đẩy việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số phù hợp với nhiều tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ của họ; nó thúc đẩy việc áp dụng thương mại điện tử và bảo vệ các nền tảng tài trợ thương mại sáng tạo, chẳng hạn như Nền tảng thương mại được nối mạng và kết nối kỹ thuật số với các đối tác thương mại chính. Sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, trở lại bình thường như trước đây là điều không thể. Do đó thách thức hiện tại là định hình một hiện thực mới nơi mà thương mại toàn cầu trở thành động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bền vững.

Nguồn: Business Times

Từ khoá: chính sách đa phương, thương mại tự do, điều kiện thuận lợi, sáng tạo, kinh tế bền vững

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401378
Go to top