Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiKhi toàn cầu hóa đang thoái trào, ASEAN có thể là đáp án cho Singapore trong một thế giới hậu đại dịch (Phần cuối)

Khi toàn cầu hóa đang thoái trào, ASEAN có thể là đáp án cho Singapore trong một thế giới hậu đại dịch (Phần cuối)

10.09-02

SINGAPORE VÀ ASEAN CẦN LÀM NHỮNG GÌ?

Động lực thúc đẩy liên kết sâu rộng hơn trong ASEAN không phải là chủ đề mới đối với Singapore, quốc đảo không có đất liền và diện tích tương đương một thành phố giũa biển.

Ông Foo từ SMF cho biết cơ sở cho hợp tác giũa các nước Đông Nam Á đã được thiết lập nhiều năm qua thông qua việc ký kết hàng loạt thỏa thuận giữa các tổ hợp thương mại của Singapore với những tổ chức có chức năng tương tự tại Malaysia, Thái lan, Việt Nam và Myanmar.

Ông cũng nói lo ngại về việc liệu cộng đồng doanh nghiệp quốc đảo sư tử có tìm được đối tác phù hơp hoặc hiểu về thị trường đầu tư hay không đã dần được giải quyết thông qua những nỗ lực vừa nêu.

COVID-19, mặt khác, đã giúp thúc đẩy việc nhìn nhận ASEAN như một cộng đồng kinh tế trong mắt các nhà quan sát nước ngoài. Các chuyên gia cho biết 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á nên tận dụng trạng thái bình thường mới để thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy mục tiêu dài han là tạo ra thị trường chung ASEAN tương tự như mô hình của Liên minh châu Âu.

Singapore thường xuyên tự tựu định hình quốc gia như trung tâm của khu vực, tuy nhiên, theo nhận định của ông Seah, nước này không tham gia mạnh vào tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng trong vùng như cách mà quốc đảo sư tử đã và đang đầu tư vào Trung Quốc.

Vậy nhưng với việc ASEAN có tiềm năng trở thành trung tâm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thế giới hậu đại dịch, ông Seah nhận định Singapore phải nỗ lực mạnh mẽ trong hoạt động đầu tư tại các quốc gia khác trong khối.

“Nếu ASEAN hưởng lợi từ nguồn đầu tư toàn cầu, đảo quốc sư tử sẽ thu lợi ích từ sự tăng trưởng của toàn khu vực”.

Tại ASEAN, hàng loạt quốc gia đang áp dụng chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, tiêu biểu như tập hợp những thỏa thuận thương mại tự do giữa khối với các nước châu Á khác như Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Ho tin rằng vẫn còn vấn đề cần cải thiện liên quan đến môi trường kinh doanh nếu các quốc gia trong vùng muốn nắm cơ hội mời gọi đầu tư sau đại dịch.

Ông Ho cũng nói ASEAN nên dựa vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) như là nền tảng để thực hiện một số cải cách, tiêu biểu như cấp thẻ du lịch doanh nghiệp giúp các chủ doanh nghiệp từ những thành viên khác thuộc APEC đến những nước thuộc khu vực ASEAN mà không cần thị thực.

“Thử tưởng tượng nếu bạn không cần thị thực, và có một tấm thẻ giúp đi đến nhũng quốc gia trong ASEAN, đây sẽ là giải pháp giúp giải quyết vấn đề về kết nối kinh doanh mà hàng loạt doanh nghiệp đang quan tâm. Thật là phiền phức nếu bạn phải thường xuyên dến nhiều nhà máy mà mình làm chủ trong khu vưc” – ông Ho nói.

Di chuyển thuận lợi giữa thành viên thuộc APEC có thể giúp giảm tác động tiêu cực do chính sách đóng cửa biên giới nhiều nước đang áp dụng – Phó giáo sư Theseira nhận đinh.

Trong bối cảnh ASEAN là cơ sở giúp Singapore nắm bắt cơ hội để chuyển đổi nền kinh tế sau đại dich, nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp lưu ý quốc đảo phải tiếp tục vai trò là trung tâm kinh tế mở ngay cả khi những nước khác đang quay lại chính sách bảo hộ.

Ông Ho nhắc nhở “Có nhiều thứ Singpapore đã làm suốt hàng chục năm qua; những điều này cần tiếp tục được thực hiện. Sự thật là quốc đảo không có tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa duy nhất thể xuất khẩu là kỹ năng quản lý”.

Ông cũng tin rằng yếu tố trọng yếu để Singapore tiếp tục trở thành một phần quan trọng của thế giới chính là cần nhanh chóng xác định những cơ hội mới, không cần là các cơ hội tổng thể mà chỉ là một số phần trong đó.

Ông Singh – đến từ công ty Solstar International nhận định Singapore nên định hướng trở thành công xưởng chuyển hóa các ý tưởng từ phòng thí nghiệm thành sản phẩm công nghiệp thương mại.

“Các cơ sở nghiên cứu và trường đại học của Singapore đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu xuất sắc dựa trên những công nghệ tuyệt vời, điều nước này thiếu chính là thương mại hóa chúng” – ông Singh nhấn mạnh.

“Tôi đã thấy một vài thí nghiệm công nghệ có thể bắt đầu đi vào sản xuất thương mại ở giai đoạn ban đầu khi có nguồn tài chính hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà phát minh lại chọn rời quốc đảo sư tử để bắt đầu chế tạo quy mô lớn ở quốc gia khác”.

Nhằm xây dựng Singapore như một trung tâm về sản xuất va thử nghiệm công nghệ cao, ông Sigh đề xuất chính phủ đảo quốc nên hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa đồng thời dùng quỹ đâu tư quốc gia để mua lại các công ty lớn đang gặp khó khan về tài chính.

Ông cũng nói thêm quan điểm cho rằng giá thuê đất cao cùng chi phí đắt đỏ về nhân công sẽ khiến Singpapore khó có thể tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Sự thật là chi phí sử dụng đất có thể được trợ cấp bởi chính phủ trong khi đó nguồn lao động kỹ thuật cao sẽ giúp nước này vận hành các nhà máy tự động hóa qua đó giảm phụ thuộc vào nguồn nhân công.

Những chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật mất việc làm có thể tiếp nhận các vị trí chủ chốt trong nhà máy tự động hóa hoặc được tái đào tạo để có thể làm việc tại những doanh nghiệp sản xuất hoặc chế tạo.

Ông Kurt Wee, chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa vầ nhỏ cho biết những công ty đang mong muốn mở rộng kinh doanh tại ASEAN không nên xác định thị trường họ muốn đầu tư mà cần nhìn vào lĩnh vực tiềm năng nhất tại thị trường đó.

Ví dụ, Lazada là công ty thương mại điện tử thân thuộc tại quốc đảo sư tử, trong khi đó, Tokopedia lại đang thống trị lĩnh vực này tại Indonesia.

Ông Foo nhận định các công ty Singapore cần một tư duy mở về về tiềm năng của ASEAN đồng thời gạt bỏ thái độ tiêu cực lâu nay về các quốc gia khác cùng khối.

Ông Foo cũng chỉ ra rằng vốn là một quốc gia đa văn hóa, Singapore sẽ không mấy khó khăn khi tiếp nhận sự đa dạng. Đồng thời, quốc đảo cần nhìn nhận những thị trường khác trong ASEAN là các cơ hội đáng để tìm hiểu, khám phá.

“Nên bắt đầu chuyến hành trình tìm hiểu về các nước láng giềng” – ông nhận định.

Tuy nhiên, điều cần biết chính là liệu đại dịch COVID-19 có giúp các quốc gia láng giềng của đảo quốc sư tử tăng cường liên kết về kinh tế.

Một mặt, đại dịch thúc đẩy sự cần thiết về một mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong ASEAN liên quan đến lĩnh vực cung ứng thiết bị y tế và trao đổi thông tin nhằm phòng chống sự lây lan của COVID-19, mặt khác, điều này cũng gây hại đến khu vực nền công nghiệp nội địa của chính những quốc gia này – ông Seah nhận định.

Ông nói thêm “Còn nhiều lực cản và trở ngại liên vquan đến việc tự do hóa thị trường nội địa tại các nước torng ASEAN”.

Ông Chua cũng cho biết đang có những dấu hiệu cho thấy chính phủ nhiều quốc gia Đông Nam Á ngày càng chấp nhận xu hướng bảo hộ do họ buộc phải tập trung giải quyết các vấn đề trong nước phát sinh do đại dịch.

“Mọi quốc gia ASEAN đều đang chứng kiến cuộc khủng hoảng việc làm. Do vậy, họ phải đặt ưu tiên công việc cho người bản địa lên hàng đầu, đồng thời dựng lên hàng rào thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước” ông Chua cho biết

Nguồn: Channel News Asia

Từ khóa: Singapore, ASEAN, việc làm, bảo hộ

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393638
Go to top