Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiKhi toàn cầu hóa đang thoái trào, ASEAN có thể là đáp án cho Singapore trong một thế giới hậu đại dịch

Khi toàn cầu hóa đang thoái trào, ASEAN có thể là đáp án cho Singapore trong một thế giới hậu đại dịch

31.08-13

Các chuyên gia nhận định, mặc dù Singapore có thể hưởng lợi từ nhu cầu đầu đa dạng hóa của các tập đoàn đa quốc gia (MNC), nước này cũng phải đối mặt với khả năng những MNC xem xét lại địa điểm đặt trụ sở trong khu vực ASEAN trong bối cảnh mô thức làm việc từ xa trở nên phổ biến cùng chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi.

Với tư cách người đứng đầu của một doanh nghiệp có trụ sở chính tại quốc đảo sư tử, ông Alessandro Perrotta đã biệt phái các nhân viên Singapore đến làm việc tại hàng loạt quốc gia khác thuộc khối Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia – những nơi công ty có chi nhánh hoạt động.

Trái với suy nghĩ thông thường, ông Alessandro không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào từ đội ngũ nhân viên được biệt phái, cho dù những nước mà họ được phái đến được nhìn nhận có điều kiện sống thấp hơn so với Singapore.

Người đứng đầu Interplex Holdings nhận xét “Nhân viên Singapore của chúng tôi rất linh hoạt, họ có thể sẵn lòng làm việc tại bất cứ đâu vào bất kỳ thời gian nào”.

Vào thời điểm các công ty đang chuyển sang mô thức làm việc mới dưới tác động của dịch Covid-19, ông Perrotta cho biết Interplex Holdings sẽ tiếp tục tập trung kinh doanh tại Đông Nam Á nằm tận dụng cơ hội do khu vực này mang lại.

Xu hướng vừa nêu cũng phù hợp với chính sách quốc đảo sư tử đã nỗ lực thực hiện trong hàng thập niên qua đó là: Tăng cường kết nối với nước láng giềng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Trong bối cảnh những cuộc thảo luận về một ASEAN gắn kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thuộc khối đã bắt đầu nhiều năm trước, nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp nhận định đại dịch COVID-19 đã tạo ra cơ hội lớn để thúc đẩy liên kết vùng.

Những thay đổi này là do COVID-19 đã gây những sự thay đổi sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu trong thời điểm biên giới các nước bị đóng chặt, chuỗi cung ứng truyền thống đứt gãy và mô hình làm việc cũ thay đổi.

Lãnh đạo các quốc gia và doanh nghiệp đang kêu gọi hàng loạt công ty đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm giữa thời điểm hàng loạt khó khăn phát sinh bởi sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 – căn bệnh khiến hơn 14 triệu người bị lây nhiễm và gây nên cái chết của gần 785,000 người.

Trong môi trường toàn cầu nơi các nước đang chịu sức ép phải chọn phe vào thời điểm cạnh tranh Mỹ-Trung đang gay gắt, ASEAN với quan điểm chính trị trung lập, đang được nhiều công ty chú ý trong chiến lược đa dạng hóa thị trường – chuyên gia kinh kinh tế cấp cao Irvin Seah nhận định.

Nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhấn mạnh rằng biên giới mở và thị trường mở là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của Singapore – với nền kinh tế dựa vào thương mại, quốc đảo sư tử cần tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với những quốc gia khác trong ASEAN trong bối cảnh làn sóng chống toàn cầu hóa đang diễn ra trên toàn thế giới có thể đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia này.

Bên cạnh đó, ASEAN còn là một khu vực đầy tiềm năng, trong một báo cáo của hãng tư vấn quản lý tài sản Cushman and Wakefield, ASEAN được đánh giá là một thị trường sản xuất có khả năng hồi phục nhanh chóng sau những biến động kinh tế do những lợi thế về cơ cấu dân số và kinh tế.

Ông Douglas Foo, Chủ tịch Liên đoàn sản xuất Singapore nói rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo đều đồng thuận ý tưởng biến ASEAN thành một trung tâm công xưởng với Singapore là quốc gia chủ chốt đang thực sự hấp dẫn trong thời điểm các doanh nghiệp buộc phải uyển chuyển và nhanh nhạy trong kinh doanh.

Quan điểm “kinh doanh bình thường” khó khả thi ngay cả khi dịch COVID-19 được kiểm soát – do vậy, Singapore cần xây dựng một nền kinh tế mới – bộ trưởng Công Thương Chan Chun Singapore nhận định vào tuần trước.

Ngài bộ trưởng cũng cho biết đại dịch đã gây ra những biến đổi khó đảo ngược trong 4 lĩnh vực: địa chính trị - đặc trưng bởi sự gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc; cách thức những doanh ngiệp toàn cầu tái tổ chức chuỗi cung ứng và sản xuất; những thay đổi về công việc do yêu cầu làm việc từ xa; căng thẳng xã hội bắt nguồn từ đình trệ phát triển toàn cầu.

“Sự thật đau lòng là: Thế giới sẽ rất khác sau đại dịch COVID-19” – ông Chan nhận xét – một ngày trước khi quốc đảo sư tử công bố số liệu kinh tế ảm đạm nhất từng được ghi nhận tại đất nước này.

Singapore đã chứng kiến mức suy giảm lớn nhất trong vòng 55 năm khi tổng sản phẩm nội địa quý II giảm 13.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Đây không phải là cuộc khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu hay châu Á, thời điểm mọi thứ sẽ cải thiện trong vòng vài tháng. Nếu Singapore chờ đợi những vấn đề bất lợi qua đi, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn thời điểm hiện tại. Do vậy quốc đảo cần vạch ra hướng đi mới trong một thế giới bất định và khác biệt”.

Căng thẳng Trung-Mỹ

Thương mại toàn cầu – vốn đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế Singapore đang bị tắc nghẽn.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong giai đoạn 1985 và 2008, thương mại quốc tế đạt mức tăng gấp đối tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn thế giới. Trong vòng một thập niên qua, tốc độ tăng trưởng giao thương vẫn tiếp tục duy trì.

Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc bắt đầu vào năm 2018 cùng sự lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều quốc gia đã tạo ra một cú sốc đối với tình trạng giao thương đình trệ trên toàn cầu.

Tồi tệ hơn, dịch Covid-19 khởi phát vào đầu năm nay đã khiến thương mại quốc tế - vốn đã khó khăn rơi vào trạng thái đóng băng trong hàng tuần liền khi hàng loạt quốc gia tiến hành phong tỏa và thực thi kiểm soát dịch tại các hải cảnh nhằm ngăn chặn đại dịch bùng nổ.

Doanh nhân Ho Kwon Ping, chủ của resort danh tiếng Banyan Tree Holdings cho rằng “Dịch COVID xuất hiện chẳng khác nào châm dầu vào lửa”.

Khi việc vận chuyển hàng hóa bị đình trệ do COVID-19, thế giới nhận ra chuỗi cung ứng tập trung gần như hoàn toàn tại Trung Quốc, đặc biệt là những là sản phẩm như ô tô, hàng điện tử tiêu dùng và dược phẩm – theo lời ông Alex Capri, giáo sư thỉnh giảng tại trường Kinh doanh thuộc Đại học quốc gia Singapore.

Ông nói thêm “Chúng tôi thấy không chỉ thấy doanh nghiệp mà các chính phủ cũng đang hướng đến đa dạng chuỗi cung ứng thông qua việc gây áp lực hoặc ban hành những đạo luật buộc hàng loạt công ty phải tái bố trí các chuỗi cung cấp chiến lược, ví dụ như những chuỗi có liên quan đến công nghệ”.

Dịch COVID-19 có thể là động lực cho các doanh nghiệp đa quốc gia thực hiện sách lược “Trung Quốc cộng một” – một chính sách mà hàng loạt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thực thi hàng năm qua như cách thức để giảm rủi ro khi tập trung đầu tư tại Trung Quốc – ông Capri nhận định.

Ông Ho tin rằng ASEAN là địa điểm lý tưởng để thực hiện chuyển đầu tư khỏi quốc gia hơn 1 tỷ dân.

“Thời gian trước các doanh nghiệp lớn có hàng loạt cơ sở sản xuất khổng lồ tại lãnh thổ Trung Quốc - với trụ sở chính tại Thượng Hải – giờ đây, họ muốn đặt đầu não tại Singpaore và chuyển nhà máy đến Thái Lan và Malaysia” – ông Ho cho biết.

Ông Capri đề nghị quốc đảo sư tử có thể trở thành địa điểm sản xuất thay thế Trung Quốc đại lục của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan trong bối cảnh Singapore được coi là địa điểm cạnh tranh chính giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Sinapore cùng nhiều quốc gia ASEAN, trong nhiều thập niên, luôn giữ vị thế cân bằng giữa hai cường quốc, tránh sa vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải chọn phe.

“Vào thời điểm căng thẳng địa chính trị diễn biến khó lường, thách thức của Singapore chính là giữ vị thế trung lập giữa hai siêu cường.

Đa dạng hóa được coi là định hướng chính đối với các công ty thương mại. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đối phó với tình trạng đình trệ trong hoạt động vận chuyển hàng xuất nhập khẩu do đứt gãy chuỗi cung ứng khi đại dịch bùng phát.

Ông Jeremy Fong, giám đốc của hãng sản xuất thiết bị y tế Fong’s Engineering nhận định các khách hàng Hoa Kỳ của doanh nghiệp đã phài trải qua đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất trên thế giới.

Bên cạnh việc thay đổi lịch trình sản xuất nhằm đảm bảo thời gian giao hàng cũng như tăng cường tích trữ, ông Fong đang đàm phán với các công ty Nhật nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.

“Nhiều doanh nghiệp xứ phù tang đang chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và hướng đến lập công xưởng tại Đông Nam Á. Đây là một cơ hội” ông Fong cho biết.

Ông Mr Perrotta –giám đốc một doanh nghiệp có cơ sở hoạt động tại 14 quốc gia bao gồm Singapore cho biết ông đang làm việc với nhiều khách hàng mới – những công ty đang tìm kiếm nhà cung cấp tại chính thị trường tiêu thụ.

Ông Perrotta cho biết “Các khách hàng đang tìm đến chúng tôi, họ cho biết các nhà cung cấp hiện tại không thể sản xuất hàng hóa tại những thị trường họ muốn chuyển đến. Có một sự chuyển hướng trong chính sách liên quan đến chuỗi sản xuất, từ tập trung vào tính hiệu quả, và thời gian giao hàng với mức giá thấp sang chú ý đến tính mềm dẻo của chuỗi cung ứng. Mọi doanh nghiệp đang mong muốn chuyển sản xuất đến địa điểm gần với thị trường tiêu thụ. Do vậy, khu vực Đông Nam Á đang được hưởng lợi”.

(Còn tiếp)…

Nguồn: Channel News Asia

Tứ khóa: ASEAN, chuỗi cung ứng, Trung Quốc, chiến tranh thương mại

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007417459
Go to top