Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiCOVID-19: Trì hoãn việc thực thi AfCFTA

COVID-19: Trì hoãn việc thực thi AfCFTA

21.08-12

Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa Châu Phi (AfCFTA) đang được kỳ vọng sẽ giúp các nền kinh tế Châu Phi hội nhập, đa dạng hóa và công nghiệp hóa. Đây là thị trường có khoảng 1,3 tỷ dân với tổng GDP là 3,4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, những khả năng này có vẻ khó khả thi khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Đại dịch này kéo theo hàng loạt sự kiện đóng cửa biên giới, cấm đi lại, và các biện pháp ngăn chặn khác tại Nigeria và các nước châu Phi. Các động thái trên đã hạn chế tác động của Hiệp định AfCFTA lên quá trình hội nhập kinh tế và thương mại nội khối châu Phi. Để tránh việc thực thi hiệp định bị ảnh hưởng bởi các bất ổn bên ngoài, các chuyên gia đang xây dựng các chiến lược và chính sách phù hợp, bao gồm cả việc xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ.

CNTT được xem là động lực chiến lược và tham vọng nhất giúp xây dựng thành công một lục địa hội nhập, đa dạng hóa và công nghiệp hóa, tăng vị thế toàn khối trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu khối thương mại lục địa gồm 1,3 tỷ người với tổng GDP khoảng 3,4 nghìn tỷ đô la được lập ra thì AfCFTA sẽ trở thành hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, tính từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1994.

AfCFTA đã được Thông qua trong Phiên họp thường lệ lần thứ 18 của Hội đồng các nguyên thủ quốc gia và chính phủ Liên minh châu Phi (AU) tại Addis Ababa, Ethiopia, vào tháng 1 năm 2012.Thỏa thuận tự do hóa thương mại này được kỳ vọng sẽ tạo ra Khu vực Thương mại Tự do Lục địa (CFTA) cho hàng hóa và dịch vụ ở châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do của người dân, các dòng vốn đầu tư và doanh nghiệp trên khắp lục địa, đồng thời hướng tới xây dựng chuỗi giá trị khu vực mạnh mẽ.

Thỏa thuận được coi là một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực của châu Phi, cụ thể, giúp thúc đẩy thương mại nội khối châu Phi hiện ở mức 16 đến 17% lên hơn 52%, trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm. Để đạt được mức này, các nước châu Phi phải xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa, riêng 10% “các mặt hàng nhạy cảm” sẽ được miễn thuế dần dần.

Tuy nhiên, những mức kỳ vọng nêu trên có thể khó đạt được vì những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đang làm tê liệt các nền kinh tế. Trong số đó, Nigeria sẽ bị mất nhiều lợi ích nhất vì nền kinh tế này vốn là bên hưởng lợi tiềm năng lớn nhất với dân số gần 200 triệu người và thị trường thương mại khổng lồ.

Các biện pháp kiểm soát như đóng cửa biên giới, cấm đi lại và giãn cách xã hội toàn bộ hoặc một phần hiện đang được hầu hết các quốc gia châu Phi áp dụng nhằm hạn chế sự lây lan của vi rút chết người. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hội nhập kinh tế và thương mại nội khối châu Phi, vốn là những vấn đề cốt lõi của thỏa thuận thương mại tự do.

Hiện tại, AfCFTA đang trong giai đoạn triển khai quan trọng. Các biện pháp hạn chế được áp dụng đã khiến việc thực hiện kế hoạch (vốn dự kiến bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 2020) bị hoãn lại tới ngày 1 tháng 1 năm 2021. Chính vì sự trì hoãn này mà nhiều người lo ngại về sự không chắc chắn xung quanh Hiệp định, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp để giảm thiểu rủi ro.

Ví dụ, nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu như dược phẩm và nông sản được cho là đã làm suy yếu xuất khẩu khi chính phủ áp dụng các biện pháp để quản lý sự lây lan của vi rút. Nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng trong bối cảnh đại dịch khiến hàng hóa trở nên khan hiếm hơn, từ đó, giá thành bị đẩy lên cao, dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà sản xuất và xuất khẩu.

Các chuyên gia tại PwC Nigeria bày tỏ lo ngại rằng “thay vì tăng cường hội nhập kinh tế, sự phát triển kinh tế ở châu Phi đã bị phá hủy”.

Thực ra, điều này không khó hiểu. Tự do hóa thương mại thông qua CFTA được kỳ vọng sẽ cải thiện các hoạt động kinh tế về mặt thương mại và đầu tư. Khi đại dịch xảy ra, tất cả các cuộc đàm phán về nhượng bộ thuế quan bị đình trệ, đồng thời, các quốc gia chuyển sang tập trung hơn vào việc cứu sống và duy trì sinh kế của người dân.

Điều này tạo ra những bất ổn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển thấp (LDCs), vì thuế quan chiếm một tỷ lệ lớn trong nguồn thu của các nước này. Theo các chuyên gia, những bất ổn như vậy không thể thúc đẩy việc tăng tốc đàm phán để hướng tới tự do hóa thương mại.

Đại dịch đã làm các bên tạm dừng tất cả các hình thức tiếp xúc và hợp tác trong việc đàm phán các khía cạnh chính của Giai đoạn I trong AfCFTA về Quy tắc xuất xứ (QTXX) cũng như lộ trình nhượng bộ thuế quan. Trong khi đó, 2 nội dung này cực kỳ quan trọng trong giai đoạn bắt đầu triển khai hiệp định.

QTXX được sử dụng trong thương mại quốc tế để xác định nguồn gốc quốc gia nơi một sản phẩm hình thành. Đây là nội dung quan trọng, đòi hỏi phải có các cuộc đàm phán để xác định danh mục sản phẩm được miễn thuế.

Việc thành lập AfCFTA vốn đang được tiến hành gồm hai giai đoạn. Giai đoạn I cơ bản đã hoàn thành, ngoại trừ 2 vấn đề về QTXX và lộ trình nhượng bộ thuế quan. Các cuộc đàm phán ở Giai đoạn II vẫn đang diễn ra, bao gồm các nghị định thư về chính sách cạnh tranh, đầu tư và tài sản trí tuệ. Khi đại dịch xảy ra, giai đoạn II sẽ bị trì hoãn.

Nỗi lo về an ninh lương thực

Nền kinh tế Nigeria và các nước châu Phi khác có thu nhập bình quân đầu người thấp chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu thương mại ngoài khu vực đối với thực phẩm khiến các nước châu Phi dễ bị tổn thương khi hệ thống hậu cần và phân phối quốc tế bị gián đoạn.

PwC chỉ ra rằng điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực cùng với việc giá cả lương thực tăng. Đại dịch COVID-19 lại càng đẩy nhu cầu về lương thực lên cao hơn, trong khi dân số Châu Phi đa phần đều nghèo, các quốc gia không có ngành sản xuất và nông nghiệp hiệu quả để đảm bảo khả năng tự cung tự cấp trong lục địa. Điều này tăng nguy cơ mất an ninh lương thực và khiến lục địa này phải phụ thuộc nhiều vào viện trợ từ bên ngoài.

Điều đáng lo ngại nữa là các nước châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ giảm nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa từ Nigeria cùng các nước châu Phi khác. Hơn nữa, khả năng châu Phi tiếp cận hàng hóa trung gian và hàng hóa chế tạo từ các khu vực trên cũng bị cản trở.

Song, điều này không quá bất ngờ. Đại dịch đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, dẫn đến nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa châu Phi giảm đáng kể, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp (chẳng hạn như lúa mạch, dầu cọ, đường, hạt ca cao, bông và ngô), kim loại công nghiệp (chẳng hạn như đồng, quặng sắt, niken, chì, nhôm và kẽm), kim loại quý (chẳng hạn như vàng), và năng lượng (như khí đốt tự nhiên, than đá và dầu mỏ), v.v.

Nhu cầu thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực hàng không, tài chính và viễn thông cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đối với các nền kinh tế châu Phi dự kiến sẽ ngày càng xấu đi do chuỗi cung ứng vẫn bị gián đoạn và giá trị xuất khẩu từ khu vực này giảm dần do nhu cầu từ các đối tác thương mại quốc tế như châu Á và châu Mỹ ít đi vì lý do thiệt hại nặng nề từ đại dịch.

Ngoài ra, trong báo cáo mới nhất có tiêu đề “COVID-19 và Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa Châu Phi: Những vấn đề chính cần lưu ý”, PwC cũng cập nhật thêm rằng: “Cơ sở xét nghiệm kém, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) không đủ cung cấp cho nhân viên y tế tuyến đầu và các hoạt động cộng đồng tắc nghẽn có thể khiến hậu quả của đại dịch trầm trọng hơn”.

Báo cáo cũng lưu ý thêm rằng ngoài việc gây ra thêm những bất ổn trầm trọng ở một lục địa vốn đã phải vật lộn với sự bất ổn địa chính trị và kinh tế lan rộng, đại dịch còn có thể mở rộng khoảng cách cạnh tranh giữa các nền kinh tế châu Phi và làm suy yếu hơn nữa khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế nhỏ hơn. Các nền kinh tế nhỏ này phần lớn là những nơi có nền văn hóa độc nhất, cách biệt và không có khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Chuỗi giá trị khu vực bị gián đoạn

CFTA vốn được lập ra để tìm cách cải thiện sự phát triển công nghiệp - yếu tố có thể mang lại lợi ích cho sự bền vững của lục địa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phát triển, điều này chỉ có thể thực hiện được khi các quốc gia thành viên nâng cấp các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, từ đó làm tăng GDP từ việc chế biến nguyên liệu thô nhập khẩu trong CFTA thành xuất khẩu hàng bán thành phẩm hoặc thành phẩm giá trị cao hơn.

Một lần nữa, sự bùng phát COVID-19 đã làm suy yếu chuỗi giá trị khu vực. Việc phát triển công nghiệp trong thời kỳ đại dịch dường như chỉ là giải pháp thay thế thứ cấp đối với hầu hết các nền kinh tế châu Phi có thu nhập thấp dựa vào xuất khẩu.

Biến khủng hoảng thành cơ hội

Đối với Nigeria và các quốc gia đối tác muốn tận dụng AfCFTA để nâng cao khả năng cạnh tranh, đại dịch xảy ra là một tin tức xấu. Song, các chuyên gia đều nhất trí rằng việc dịch bệnh hoành hành có thể biến thành một cơ hội tiềm ẩn nếu đưa ra được các chiến lược và chính sách hợp lý cho từng quốc gia khác nhau.

PwC cho biết, thông qua AfCFTA, châu Phi sẽ có cơ hội tái cấu trúc chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài và tăng tốc độ thiết lập các chuỗi giá trị khu vực, từ đó, thúc đẩy thương mại nội khối châu Phi.

Theo đó, các nền kinh tế châu Phi có thể cải thiện GDP thông qua giá trị gia tăng nội địa đối với hàng nhập khẩu đã qua chế biến trong CFTA và xuất khẩu ra bên ngoài các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Báo cáo cũng cho biết thêm rằng, nếu có cơ hội, chuỗi giá trị khu vực sẽ giúp phát triển các nền kinh tế ở Nam và Bắc Phi, nơi tập trung nhiều hoạt động sản xuất của châu lục.

Tuy vậy, các nền kinh tế ở Trung, Đông và Tây Phi lại có thể tham gia vào chuỗi giá trị này bằng cách nâng cấp khu vực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh nội khối trong CFTA để hưởng lợi về tiềm năng tăng trưởng.

Đối với Nigeria, cơ hội mở rộng quy mô lĩnh vực sản xuất khá rõ ràng và hấp dẫn. Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Châu Phi (Afreximbank), Giáo sư Benedict Oramah tin rằng một trong những lợi ích của thỏa thuận đối với Nigeria là khả năng thay thế Trung Quốc làm trung tâm sản xuất của thế giới.

Trong một bài giảng công khai gần đây ở Lagos, Giáo sư Oramah đã phát biểu rằng tầng lớp trung lưu đang gia tăng của Nigeria cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sẽ giúp mở rộng nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất.

Ông cho biết, theo kịch bản hiện tại, dân số đô thị của Nigeria sẽ đạt 264 triệu người vào năm 2030, bằng 15% tổng dân số dự kiến. Những điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng quan trọng, nhà ở, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng tiện lợi (FMCG) và một loạt các cửa hàng bán đồ ăn nhẹ khác.

Ông chủ Afreximbank cũng nhấn mạnh rằng: “Chính ngành sản xuất sẽ cung cấp những mặt hàng này. Liên quan đến những điều đã nói ở trên là việc Trung Quốc dần dần rời bỏ ngành công nghiệp nhẹ thâm dụng lao động. Ngày nay, Nigeria và Châu Phi lần lượt nhập khẩu 1 tỷ USD và 43 tỷ USD sản phẩm từ các ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc. Khi Trung Quốc chuyển sang sản xuất thâm dụng vốn nhiều hơn do chi phí lao động tăng, những hàng hóa thuộc ngành công nghiệp nhẹ phải có nhà sản xuất thay thế. Nigeria, và có thể là toàn bộ lục địa châu Phi sẽ phải tự chủ sản xuất nếu muốn trở thành trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Liên quan đến chủ đề “Từ hàng hóa đến trung tâm sản xuất toàn cầu: Con đường phía trước cho Nigeria”, Oramah nói thêm rằng vì các nhà sản xuất chiếm khoảng 60% tổng thương mại nội khối châu Phi, nên thương mại nội khối trong lĩnh vực sản xuất có thể tăng lên hơn 150 tỷ đô la vào năm 2022.

Bên cạnh kết luận về cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất châu Phi, thì vị Giám đốc Ngân hàng này đặc biệt cho biết, những ưu đãi mà AfCFTA mang lại có thể khiến hàng hóa sản xuất của Nigeria cạnh tranh hơn ở nhiều thị trường châu Phi, đồng thời giúp thúc đẩy quá trình hội nhập vào nguồn cung khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là tất cả nguyên nhân để kết luận. PwC cũng cho biết việc tối đa hóa tiềm năng của AfCFTA sẽ là một biện pháp giảm sốc hiệu quả nếu nền kinh tế toàn cầu vẫn suy thoái bởi đại dịch và sự bất ổn vẫn gia tăng. Khi đó, châu Phi sẽ trở thành một thị trường hấp dẫn cho toàn cầu.

Trên thực tế, các nhà sản xuất và các bên liên quan và các bên liên quan đều khá lo ngại về những thách thức và bất ổn xung quanh AfCFTA. Tuy nhiên, PwC lại chỉ ra rằng vẫn có những cơ hội dành cho lục địa này. Theo nhóm chuyên gia do Partner Taiwo Oyedele dẫn đầu cho hay: “Cuộc khủng hoảng đã làm nổi bật lên tầm quan trọng và bộc lộ những cơ hội về kinh tế kỹ thuật số cho châu Phi.

Sáng kiến AfCFTA không nên tiếp tục bị trì hoãn. Thay vào đó, cần phải nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán liên quan tới lộ trình giảm thuế dịch vụ để tạo điều kiện cho các ngành quan trọng phát triển, thúc đẩy sáng tạo các giải pháp trong nước, đồng thời tăng cường chuỗi giá trị khu vực.

Một hệ thống thị trường hợp nhất sẽ cho phép các nước châu Phi tận dụng quyền lực tập thể tương đối về số lượng, nâng tầm vị thế và khả năng thương lượng trong nền kinh tế toàn cầu hậu COVID-19.

Nền kinh tế kỹ thuật số chiếm ưu thế

PwC khuyến nghị nên xây dựng và vận hành nền kinh tế kỹ thuật số để thúc đẩy sản xuất hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn. Theo đó, điều này sẽ mở ra các kênh mới, giúp gia tăng giá trị và thay đổi cơ cấu theo hướng mở rộng.

Theo PwC, hướng đi của châu Phi là nên tập trung phát triển và/hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, dịch vụ tài chính kỹ thuật số, doanh nghiệp kỹ thuật số và kỹ năng kỹ thuật số. Đây sẽ là các trụ cột của Nền kinh tế kỹ thuật số cho châu Phi (DE4A), thông qua việc khuyến khích giao dịch kỹ thuật số giữa các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), và chính phủ.

PwC nhấn mạnh rằng các quốc gia có thể đạt được yêu cầu phát triển này và có đủ năng lực cạnh tranh hiệu quả trong CFTA cần lưu ý rõ ràng rằng hỗ trợ Công nghệ Thông tin (CNTT) không được coi là một dịch vụ thiết yếu trong thời gian cách ly xã hội.

Báo cáo cũng nói thêm: “Mỗi chính phủ cần xem xét lại kế hoạch phát triển Công nghệ thông tin, số hóa kinh tế trước khi triển khai hoạt động thương mại trong CFTA, bắt đầu vào năm 2021. Hiện tại, toàn cầu hóa phần nhiều đã chuyển sang hình thức trực tuyến”.

Tại Nigeria, chiến lược kinh tế kỹ thuật số bao gồm Chiến lược và Chính sách Kinh tế Kỹ thuật số Quốc gia (2020-2030) do Bộ Truyền thông và Kinh tế Kỹ thuật số, cùng với Dự án Kinh tế Kỹ thuật số Nigeria thông minh do Chính phủ Nigeria đề xuất. Trong thời điểm COVID-19 đang hoành hành, Nigeria cần phải đặt ra bài toán về duy trì sự tương tác và phát triển kinh tế khi đối mặt với đại dịch.

Câu hỏi như trên là vô cùng cần thiết vì CFTA sẽ có tính cạnh tranh. Các quốc gia như Ai Cập với ba chiến lược kỹ thuật số tích cực thường sẽ có lợi thế hơn các quốc gia thuộc những khu vực có thị trường kém cạnh tranh hoặc những quốc gia không có khung kỹ thuật số hỗ trợ thương mại hàng hóa và dịch vụ trong thị trường. Ba chiến lược kỹ thuật số kể trên bao gồm Chiến lược thương mại điện tử quốc gia, Chiến lược về trách nhiệm xã hội trong CNTT-TT và Chiến lược Nội dung Ả Rập kỹ thuật số.

Câu hỏi đặt ra là liệu Nigeria có đủ khả năng vượt qua thách thức trong không gian kỹ thuật số? Câu trả lời chỉ mang tính phỏng đoán. Những người lạc quan dựa vào các phát biểu gần đây của Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kinh tế kỹ thuật số, Tiến sĩ Isa Pantanmi và Giám đốc điều hành, Ủy ban Truyền thông Nigeria (NCC), Giáo sư Umar Garba Danbata, thì tin rằng Nigeria có thể nổi lên mạnh mẽ trên không gian nền kinh tế kỹ thuật số trước ngày Hiệp định có hiệu lực (ngày 1 tháng 1 năm 2021).

Pantanmi và Danbata đã đảm bảo rằng Chính phủ đang đi đúng hướng nhằm đạt được khát vọng kinh tế kỹ thuật số. Tuyên bố nói trên được phát biểu tại lễ khánh thành trực tuyến của Trung tâm Liên lạc Khẩn cấp Kaduna (ECC) do NCC xây dựng và năm dự án công nghệ thông tin của các cơ quan khác thuộc Bộ.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có những bước đi táo bạo nhằm thể hiện cam kết của mình đối với sự thành công của Hiệp định bằng cách đưa ra các biện pháp khác nhau. Ví dụ, Tổng thống Muhammadu Buhari, vào ngày 28 tháng 7 năm 2019, đã phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Hành động Quốc gia (NAC) để thực hiện Hiệp định AfCFTA.

NAC bao gồm đại diện của các Bộ, Ban và Cơ quan (MDA) có chức năng và thẩm quyền khác nhau về mặt pháp lý, các bên liên quan được lựa chọn từ khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Tất cả các bên sẽ phối hợp để triển khai thực hiện AfCFTA hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư, Otunba Niyi Adebayo, là Chủ tịch Ủy ban.

Ngoài ra, để Nigeria được hưởng lợi hoàn toàn từ thỏa thuận, một số giải pháp được đề ra, bao gồm việc thực hiện các chính sách kinh tế để thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ra mắt chính sách thị thực mới trong đó công dân của các quốc gia châu Phi khác sẽ được cấp thị thực khi đến Nigeria thay vì phải xin thị thực Nigeria tại các quốc gia mình.

Chính phủ Liên bang cũng thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế khác nhau nhằm giảm bớt tác động của đại dịch, bao gồm việc hoãn nộp thuế cho các công ty, miễn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dược phẩm và vật tư y tế, v.v.

Cuộc khủng hoảng mới có thể là một thách thức không nhỏ đối với Nigeria và các nước đối tác khác. Một số giải pháp được thực hiện cho đến nay, với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, đều hướng tới việc nâng cao nhận thức của người dân châu Phi và thay đổi cái nhìn của thế giới về lục địa này, xem châu Phi là một đối tác tiềm năng trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp như COVID-19.

Nói rộng ra, các giải pháp được thực thi nêu trên chính là những dấu hiệu cho thấy sau khi đại dịch kết thúc, châu lục này sẽ có cơ hội trở nên tự chủ và tự lực hơn, nhờ vào tiến trình củng cố nền móng cho các cải cách kinh tế, ưu tiên cho các thị trường châu Phi, đổi mới sáng tạo và phát triển sản xuất địa phương.

Nguồn: The Nation

Từ khóa: COVID-19, trì hoãn, việc thực thi, AfCFTA

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007418173
Go to top