Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
HẬU COVID-19Thế GiớiLiệu Covid-19 sẽ đặt dấu chấm hết cho toàn cầu hóa?

Liệu Covid-19 sẽ đặt dấu chấm hết cho toàn cầu hóa?

20.08-11

Tại mỗi quốc gia, chúng ta có thể thấy Covid-19 đang đẩy nền kinh tế và xã hội đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng dài hạn.Vậy trên bình diện toàn cầu, virus này đang gây ra những gì cho quá trình toàn cầu hóa? Liệu nó sẽ tiếp tục làm trì trệ dòng chảy con người, thương mại và đầu tư, hay nó sẽ chấm dứt hoàn toàn quá trình này?

Trước khi đại dịch bùng nổ, quá trình toàn cầu hóa cũng đã gặp không ít khó khắn, từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, đến cuộc chia ly giữa Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu, sự thất bại của hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), rồi đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, hệ thống kinh tế thị trường đồ sộ, từng là trụ cột cho tiến trình phát triển của loài người trong nhiều thập kỷ, đang hứng chịu những cú sốc nặng nề do đại dịch corona lan rộng. Tờ Economist ghi nhận rằng sau khi các lệnh cách ly xã hội và đóng cửa biện giới được áp dụng, “số lượng hành khách tại sân bay Heathrow đã giảm 97% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng xe hơi xuất khẩu của Mexico giảm 90% trong tháng 4; và 21% chuyến tàu container xuyên Thái Bình Dương trong tháng 5 đã bị hủy.” Trong tháng 4, số lượng chuyến bay trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1970, các hãng bay như Virgincủa Australia, Aviancacủa Colombia, LATAM của Chile, vàFlybecủaAnh đã tuyên bố phá sản. Và không chỉ ngành hàng không bị ảnh hưởng, hoạt động di chuyển giữa biên giới Mỹ, Canada và Mexico cũng giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 4. Tương tự, lượng người di cư qua 35 cửa khẩu quan trọng tại khu vực phía Tây và Trung tâm Châu Phi cũng giảm 48%. Các nhà phân tích dự báo rằng ngành du lịch toàn cầu sẽ suy giảm 80% so với năm ngoái, một mức giảm kỷ lục, so với mức giảm 4% của giai đoạn Suy thoái Toàn Cầu 2009 và 0,4% của đại dịch SARS năm 2002. Đến tháng 5, mỗi quốc gia trên thế giới đều áp đặt những lệnh hạn chế đi lại, mở ra một thời đại mới của giản cách toàn cầu.

Mặc dù các nước đang từng bước tái mở cửa nền kinh tế, cũng như mở cửa biên giới với một số quốc gia nhất định, chúng ta có thể tin rằng tư tưởng hướng nội đang dần trở thành một xu thế, đi kèm theo đó là sự chính trị hóa hoạt động di chuyển, ngặn chặn nhập cư, và cản trở dòng chảy tự do thương mại. Với việc các quốc gia chọn những cách tiếp cận hướng nội mang đậm chất tự cường dân tộc - nơi mà các hiệp định thương mại khu vực (như NAFTA) trở thành công cụ giữ cho dòng chảy thương mại chỉ lưu thông bên trong khu vực nội địa (giữa Mỹ, Mexico và Canada) –xu hướng nội địa hóa chắc chắn sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế và có thể dẫn đến những căng thẳng địa chính trị.

Nhìn lại những năm 1990 - kỷ nguyên vàng của quá trình hội nhập, thế giới đã được kết nối chặc chẽ hơn bao giờ hết, trong một môi trường địa chính trị hợp nhất. Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, nước này đã nhanh chóng trở thành công xưởng của thế giới khi mà các công ty phương Tây ồ ạt tiến vào để tận dụng lợi thế chi phí sản xuất thấp và thị trường nội địa khổng lồ. Trung Quốc, vốn biệt lập với thế giời trong thời gian dài, đã nhanh chóng mở cửa đón nhận du lịch nước ngoài, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết, cũng như hoạt động đầu tư và trao đổi thông tin ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên sau khi thị trường chứng khoán chao đảo năm 2008, đặc biệt là sau sự sụp đổ đáng chú ý của tập đoàn tài chính Lehman Brothers, nhiều ngân hàng và công ty đa quốc gia đã rút bớt vốn khỏi Trung Quốc, khiến các chỉ số tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư nước ngoài trở nên trì trệ. Từ năm 2016, Trung Quốc càng gặp thêm nhiều khó khăn khi phải bước vào cuộc chiến thương mại với Tổng thống Donald Trump - do bị cáo buộc có hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và chính sách kinh doanh bảo vệ lợi ích nhóm, xua đuổi doanh nghiệp quốc tế. (Từ trước cả khi đại dịch bùng nổ, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đã giảm 75% trong giai đoạn 2015 -2020 so với đầu những năm 2000, đặc biệt là khi các công ty Trung Quốc bắt chước mô hình kinh doanh của những công ty thành đạt nước ngoài và đước phép trả lương lao động ở mức thấp hơn rất nhiều).

Tổng thống Trump theo đuổi chính sách hướng nội để thu hút nhóm cử tri lao động phổ thông, bằng cách tái mở của các nhà máy sản xuất tại Mỹ và tăng thuế quan đối với những mặt hàng bị nước ngoài cạnh tranh. Ngài Tổng thống coi trọng mục tiêu này hơn là củng cố quan hệ với cường quốc kinh tế phương Đông (và các nước như Mexico, nơi mà nhiều doanh nghiệp xe hơi Mỹ thiết lập nhà máy). Khi virus bùng phát tại Vũ Hán cuối năm 2019, thuế quan của Mỹ đổi với hàng nhập khẩu đã tăng đến mức cao nhất kể từ 1993. Hai nước cũng bắt đầu xung đột trong lĩnh vực công nghệ, song song với đó là những căng thẳng tại vùng biên giới Himalayas giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Năm 2020, sau khi virus lan rộng ra toàn cầu - khiến ngành bán lẻ và vô số lĩnh vực dịch vụ khác đình trệ, chưa kể nhiều nhà máy và văn phòng phải đóng cửa, nguồn cung lẫn nguồn cầu của cả thế giới đều sụt giảm khi mà các nhà cung ứng không thể tiếp cận thị trường tiêu dùng. Hiện tại, GDP toàn cầu đã giảm 5%. Người ta ước tính rằng nền thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ giảm từ 10% đến 30% trong năm nay. Thiệt hại đối với nền thương mại tuy to lớn, nhưng không ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực ngành nghề. Ngành công nghiệp thực phẩm vẫn tiếp tục vững mạnh, điển hình là sự gia tăng doanh số xuất khẩu kiwi và mật ong từ New Zealand (kế đến là xuất khẩu sữa) vào thị trường toàn cầu. Mặc dù nhiều nhà máy bị đình trệ do không mua được những vật liệu và phụ tùng quan trọng từ các nhà sản xuất độc lập trên thế giới, những công ty như Apple cho rằng họ vẫn có thể sản xuất được Iphone. Thực tế, nền kinh tế Đức và Trung Quốc đã phần nào hồi phục nhờ khối lượng lớn đơn đặt hàng thiết bị y tế khi làn sóng thứ nhất của đại dịch nổ ra. Cả thế giới đã chạy đua để giành lấy bất kỳ nguồn cung thiết bị y tế nào mà họ có thể tìm được. (Tuy nhiên, một số nước vẫn giữ chặc kho thiết bị bảo hộ y tế cho riêng mình để ứng phó với đại dịch, thay vì xuất khẩu ra nước ngoài và thu lợi nhuận to lớn).

Nếu chuỗi cung ứng toàn cầu không bị gián đoạn quá lâu, và quá trình toàn cầu hóa có thể phát triển trở lại trong tương lai, nó sẽ cần phải thay đổi đáng kể để tạo ra một sân chơi công bằng và cân bằng hơn, đảm bảo lợi ích cho mọi quốc gia thay vì bị chi phối bởi những cường quốc mạnh nhất - vốn là nguồn cơn của tình trạng bất bình đẳng trên toàn cầu. (Ví dụ, cuộc Đàm phán Tự do Thương mại giữa Anh quốc và New Zealand đã mang lại cho New Zealand một thỏa thuận có lợi. Nước này sẽ được bán lượng hàng hóa trị giá 100 triệu USD cho Anh quốc, và không phải đánh đổi gì nhiều. Anh quốc vẫn chấp nhận thỏa thuận này vì họ coi trọng mối quan hệ lâu năm với New Zealand, cũng như tiềm năng tạo ra những thỏa thuận độc nhất trong tương lai, bất chấp những thách thức từ đại dịch Covid-19). Các nước cũng cần có những động thái mạnh mẽ để ngăn chặn sự bành trướng của trật tự thế giới lưỡng cực - nơi mà sự đấu đá tranh giành lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các quốc gia nhỏ hơn như New Zealand gặp khó khăn trong việc chọn phe để tồn tại và phát triển. Kể cả trong trường hợp ông Trump thất bại trong kỳ bầu cử tiếp theo, chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng chính phủ đảng dân chủ sẽ có thể thay đổi xu hướng đối địch đang gia tăng giữa các siêu cường quốc trên thế giới.

Bên cạnh những bất cập rõ ràng về kinh tế, các thể chế quản trị toàn cầu cũng đang bộc lộ sự thiếu hiệu quả, chẳng hạn như cách Tổ chức Y tế Thế giới phản ứng với đại dịch, hay Liên Hiệp Quốc bị tố cáo là tham nhũng trầm trọng và biển thủ tài sản quyên góp từ các nước thành viên. Các nước như Nga, Mỹ và Trung Quốc thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn quá trình ra quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhằm bảo vệ lợi ích cho riêng họ.Bản chất trọng phương Tây của những thể chế này đã không còn phù hợp với tình hình địa chính trị và sự phân tán quyền lực hiện tại trên thế giới, đặc biệt là với sự nổi lên của những cường quốc kinh tế tại Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Thái Bình Dương. Nó khiến việc tìm kiếm sự đồng thuận chung trong hệ thống luật lệ quốc tế trở nên khó khăn hơn, nếu "những quốc gia bị cho ra rìa" này có rất ít hoặc không có tiến nói trên bàn đàm phán.

Trung Quốc rõ ràng đã nâng đỡ Tổ chức Y tế Thế giới với gói hỗ trợ 2 tỷ USD nhằm giúp tổ chức này tiếp tục duy trì hoạt động, sau khi Chính quyền Tổng thống Trump quyết định ngừng tài trợ. Tuy nhiên, cũng chính Trung Quốc đã đe dọa áp đặt thuế quan trừng phạt đối với Australia khi nước này đề xuất một cuộc điều tra độc lập về nguồn góc của đại dịch và nghi vấn giả mạo số liệu lây nhiễm và tử vong trong giai đoạn đầu. Bản chất mờ ám và bắt nạt của Trung Quốc khiến họ không xứng đáng nắm giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu sau khi Mỹ từ bỏ. Vị thế quốc tế của Mỹ cũng đang suy giảm nghiêm trọng do sự chia rẽ đảng phái sâu sắc trong nước và những chính sách của Chính quyền đương nhiệm.

Ngoài ra, những nước như Anh và Pháp cũng đang tranh cãi nhau về quy định cách ly – một quy định chắc chắn sẽ được nới lỏng khi các nước bắt đầu mở cửa với “những đối tác nhất định”, (Chẳng hạn như New Zealand dự kiến sẽ mở cửa bờ biển Tasman với Australia, hoặc với các Đảo quốc Thái Bình Dương chưa mắc Covid-19 như Fiji, Rarotonga, Vanuatu, Tonga, Samoa, Solomon Islands, và có thể là cả Hawaii). Việc phân biệt những quốc gia được và không được mở cửa sẽ có khả năng gây xói mòn tính đoàn kết quốc tế. Một ví dụ khác là việc trì hoãn và có thể hủy bỏ hoàn toàn kỳ Olympics tại Tokyo (vốn là một ngày hội để kết nối toàn cầu), cũng như các bộ môn thi đấu quốc tế như bóng bầu dục, cricket, bơi lội, bóng rổ, khúc côn cầu, và bóng đá không thể được tổ chức dễ dàng. Các quy định cách ly và đảm bảo an toàn của chính phủ nước ngoài khiến việc tham gia vào những ngày hội như vậy trở nên vô cùng khó khăn, và trong một số trường hợp buộc ban tổ chức phải thay đổi hoàn toàn hình thức tổ chức để công chúng có thể tham gia. Do đó, khi mà những sự kiện như Super Rugbykhông còn mời được những đại diện từ Australia, Argentina, Nhật Bản và Nam Phi, và buộc phải giới hạn tổ chức bên trong New Zealand –kèm với những rủi ro mới về tài chính và sức khỏe – chúng ta dễ hình dung được rằng trừ khi có một lượng lớn tiền bạc được đổ vào, môn thể thao phải phổ biến, và có số lượng người xem cao, nhiều sự kiện toàn cầu sẽ phải trì hoãn cho đến khi thế giới tìm ra phương thuốc hoặc vaccine đáng tin cậy. Tuy nhiên, một vài giải đấu thể thao sẽ tìm thấy những nguồn tài trợ không tưởng nhờ vào đại dịch, như trong trường hợp của giải vô địch Bóng chày New Zealand – vừa ký được một hợp đồng truyền hình béo bở với kênh ESPN, vì đây là nơi duy nhất trên thế giới mà bộ môn bóng chày có đông khán giả và do đó nhận được sự quan tâm từ kênh truyền hình Mỹ.

Từ dẫn chứng trong ngành thể thao nêu trên, và những khó khăn trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa do các lệnh hạn chế di chuyển và rủi ro sức khỏe, có vẻ như những sự kiện quốc tế chỉ có thể diễn ra nếu nó thật sự đáng giá. Khó khăn này còn đặt ra thách thức to lớn hơn trong vấn đề di chuyển thể nhân, đặc biệt là khi Chính quyền Tổng thống Trump siết chặc quy định nhập cư, bằng cách hoãn cấp Thẻ Xanh và visa làm việc của người lao động trong nhóm ngành thiết yếu như cung ứng thực phẩm, chăm sóc viện dưỡng lão, và những công việc lương thấp, rủi ro cao khác mà người dân địa phương thường không muốn nhận. Tình trạng tương tư cũng đang xảy ra với New Zealand khi mà chỉ 5% lao động nước ngoài có khả năng nhập cư trở lại New Zealand - theo báo cáo của Bộ Trưởng Kiểm dịch Lao Động Megan Woods - ngay cả khi rất nhiều người trong nhóm này có nhà cửa, visa hợp pháp và cuộc sống rất ổn định tại New Zealand. New Zealand cũng không chi trả phúc lợi cho những người lao động đang mắc kẹt tại đây. Những người này không thể tìm việc làm, đặc biệt là nếu visa lao động của họ chỉ cho phép họ làm việc tại một công ty xác định và hiện đang đóng cửa. Cuộc sống của họ trở nên bất định và phải lệ thuộc vào thực phẩm cứu trợ cho đến khi họ tìm được cách để quay về quê hương, hoặc chịu đựng đến khi mọi thứ bình thường trở lại.

Những vấn đề này chỉ là bề nổi của tảng băng. Các dòng chảy hàng hóa, vốn đầu tư và con người sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặc chẽ hơn so với dòng chảy thông tin trên mạng internet, tuy nhiên, ngay cả lĩnh vực báo chí hiện nay cũng đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc tiếp cận những điểm nóng trên thế giới để cập nhật tin tức. Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc các nhà báo không thể thu thập chính xác số lượng ca tử vong do Covid-19 gây ra, mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại thông tin cập nhật online liên tục. Bởi vì một số chính phủ đang chọn cách tiếp cận tương tự Trung Quốc – đóng cửa với thế giới bên ngoài – nên báo chí không thể nắm bắt được tình hình thật sự đang diễn ra tại nước họ, điều này làm giảm sức hút du lịch và kinh doanh của quốc gia đó, do sự bất ổn và khó đoán của tình hình trong nước.

Ngành du lịch nhiều khả năng cũng sẽ bị hạn chế nghiêm trọng trong tương lai. Các hãng bay lớn như Emirates đã tuyên bố họ sẽ không thể hồi phục cho đến năm 2022, khi mà 90% đường biên giới trên thế giới phải đóng cửa từ tháng 6/2020. Các chuyến bay giá rẻ cũng dần trở thành quá khứ, do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngạch trên các chuyên bay khiến giá vé tăng cao. Quy định mới này có thể khiến một loạt các hãng hàng không giá rẻ như Easy Jet, Air Asia, Virgin Atlantic, Jetstar và Ryanair đóng cửa. Điều này cũng có nghĩa chỉ những người giàu có mới đủ khả năng đi du lịch quốc tế, càng làm hạn chế việc trao đổi văn hóa giữa các tầng lớp, dân tộc và thế hệ trên toàn thế giới. Khi những lệnh hạn chế duy chuyển toàn cầu này đánh vào lĩnh vực thương mại, có thể thấy các nước sẽ phải hướng nội sâu hơn đển đảm bảo tính tự cường trong giai đoạn bất ổn. Ví dụ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modiđã tuyên bố hôm 12/5/2020 rằngnước này sẽ bước vào một giai đoạn mới của sự tự cường. Nhật Bản thì tung ra một gói cứu trợ Covid-19 để doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy sản xuất về nội địa. Một phần của Vương quốc Anh từ lâu đã tách rời khỏi Liên minh Châu Âu, và cuộc khủng hoảng này đã buộc chính bản thân EU khuyến nghị phương án “tự chủ chiến lược” tại mỗi nước thành viên nếu cần. Những cách tiếp cận này khá giống với Mỹ, nơi đang khuyến khích việc xây dựng nhà máy nội địa và đưa chuỗi cung ứng về bên trong biên giới để đảm bảo tính bền vững dài hạn và sự tự chủ cho nền kinh tế quốc nội. Tuy nhiên, đưa việc làm trên toàn cầu về nội địa thường khó khăn hơn so với những gì mà các chính trị gia miêu tả. Một ví dụ điển hình là trường hợp của công ty G95. Công ty này chuyên sản xuất khăn choàng cổ với công nghệ lọc đặc biệt - một loại mặt hàng lý tưởng trong thời kỳ đại dịch và đáng lẽ đã lãi to do nhu cầu khẩu trang tăng mạnh. Tuy nhiên, khi các nhà cung ứng Trung Quốc đóng cửa, công ty này đã tìm cách đưa hoạt động sản xuất về Bang Michigan (Mỹ) nhưng nỗ lực này khiến chi phí tăng cao, giảm chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất bị đình trệ hơn.

Sự đảo chiều của dòng chảy thương mại cũng phản ánh sự thay đổi của dòng chảy vốn đầu tư. Tờ Economist cho biết, vốn đầu tư kinh doanh vào Trung Quốc đã giảm còn 400 triệu USD trong quý I năm 2020, thấp hơn 60% so với 2 năm trước đó, và các công ty đa quốc gia có thể sẽ tiếp tục cắt giảm thêm một phần ba vốn đầu tư xuyên biên giới trong năm nay. Chính phủ Mỹ cũng đã yêu cầu quỹ hưu trí liên bang ngừng mua cổ phiếu Trung Quốc, và theo tờ Economist, các quốc gia đại diện cho 59% GDP toàn cầu đã siết chặt các quy định về đầu tư nước ngoài của mình.

Sự gia tăng bất ổn của hệ thống thương mại, cũng như tăng cường kiểm soát biên giới có thể sẽ tác động tiêu cực nhiều nhất đến những nước nghèo. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối chảy về các nước nghèo sẽ giảm 20% - một mức giảm kỷ lục. Tương tự như mức giảm GDP, lượng kiều hối chảy về các nước nghèo dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999, và họ cũng sẽ có ít cơ hội tiếp cận các gói cứu trợ vì những nền kinh tế giàu có tập trung hướng nội để bảo vệ vị thế tài chính và xã hội. Và ngoài ra, họ cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bắt kịp về công nghệ.

Khi quy mô các nền kinh tế thu hẹp và rủi ro tập trung tăng cao do sự nội địa hóa hàng hóa và thương mại, cuộc sống người dân tại những nước giàu có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn và ít tương tác xã hội hơn. Ngoài ra, với hàng triệu việc làm mất đi và lượng nợ tiêu dùng khổng lồ tăng lên - do bản chất của hệ thống xã hội tân tự do, cơ cấu xã hội sẽ có sự chuyển dịch tiêu cực và hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ chuyển thành nghèo đói. Ta đã bắt đầu nhận thấy điều này qua hình ảnh chủ nhân những chiếc xe hơi Mercedes Benz's và các thương hiệu đắt đỏ khác phải đứng xếp hàng dài để xin thực phẩm cứu trợ tại Mỹ.

Sự kết thúc của toàn cầu hóa cũng có thể tác động sâu sắc đến quá trình phát triển các loại công nghệ mới, đặc biệt là trong việc tạo ra và phân phát những loại vaccine hay thuốc điều trị cần thiết chống lại virus. Tuy nhiên, Vương quốc Anh đang hợp tác với EU để gây quỹ nghiên cứu vaccine (hiện đã quyên góp được 7 tỷ Bảng), và đã tạm hoãn thu nợ các nước nghèo trong giai đoạn này. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy một số nước vẫn còn tinh thần hợp tác trong bối cảnh đại dịch hoành hành.

Vậy còn Chuỗi cung ứng Lương thực Toàn cầu? Liệu nó cũng sẽ chịu tác động tiêu cực?

80% trong tổng số 7,8 tỷ người trên thế giới đang sử dụng nguồn lương thực nhập khẩu từ nước ngoài. Chi tiêu cho lương thực nhập khẩu năm 2020 là 1,5 nghìn tỷ, cao gấp 3 lần so với đầu năm 2000. Đây là một con số đáng kinh ngạc, đặc biệt là khi kết nối thương mại toàn cầu gần như sụp đổ do đại dịch Covid-19. Dĩ nhiên, việc tự sản xuất mọi nhu yếu phẩm trong nước là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống bảo quản và vận tải lương thực có thể bị đình trệ trong giai đoạn khủng hoảng đại dịch toàn cầu, do biên giới đóng cửa, sự kiểm dịch nghiêm ngặt,và các hãng hàng không ngừng bay. Ví dụ, chính phủ New Zealand đã phải hỗ trợ hãng bay quốc gia Air New Zealandmột khoảng vay để tiếp tục vận hành đường bay đến Trung Quốc, nhằm duy trì hoạt động xuất khẩu lương thực, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã ngăn công dân di chuyển đến New Zealand từ giai đoạn Tết Nguyên Đán, thời điểm số ca nhiễm corona bắt đầu tăng cao. Nhờ vào những chuyến bay không hành khách, chỉ vận chuyển các sản phẩm sữa, trái kiwi và những đặc sản khác, New Zealand đã có thể giữ được một đối tác thương mại quan trọng và duy trì sự kết nối ngay cả khi tình hình đại dịch trở nên tồi tệ hơn. New Zealand cũng đặt thỏa thuận với các hãng bay từ Trung Đông để duy trì tuyến đường cung ứng hàng nông nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những loại thực phẩm mà các nước Trung Đông không thể tự sản xuất – tạo ra một kết quả đôi bên cùng có lợi.Câu hỏi đặt ra là, hệ thống thương mại lương thực toàn cầu này sẽ còn trụ vững được trong bao lâu, đặc biệt là nếu virus tiếp tục làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm tới?

Ngoài những vấn đề phát sinh từ nguy cơ tắt nghẽn xuất khẩu do hệ thống thương mại toàn cầu sụp đổ, còn có một thực tiễn đáng sợ khác là hơn 1 tỷ người lao động đã bị cắt giảm lương hoặc mất việc làm do Covid-19. Tờ Economist dự báo rằng tổn thất này có thể khiến số lượng người dân rơi vào cảnh nghèo đói vượt hơn 265 triệu chỉ riêng trong năm nay. Tình trạng khó khăn này cũng lan rộng đến các nước đã phát triển. Ta có thể được chứng kiến hình ảnh những dòng người tại Mỹ xếp hàng dài để chờ nhận thực phẩm cứu trợ , khi mà số lượng người thất nghiệp vượt qua cột mốc 40 triệu. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi các nhà máy sản xuất thực phẩm ở Mỹ phải hoạt động dưới công suất, do phải cắt giảm nhân công để tránh rủi ro lây nhiễm Covid-19, mặc dù Tổng thống Trump đã ra lệnh các nhà máy phải duy trì hoạt động.

Khi Thị trường Chứng khoán sụp đổ năm 2007 – 2008, người ta ước tính khoảng 75 – 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo đói. Việc không tìm được nguồn cung thực phẩm đã dẫn đến những cuộc biểu tình to lớn ở các nước như Mexico, Burkina Faso, Bangladesh, Mauritania, và là nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến Syria năm 2009. Tình hình sẽ còn tệ hơn dưới thời Covid-19, vậy nên thế giới sẽ cần giám sát thận trọng tình trạng vận hành của hệ thống cung ứng thực phẩm và nền thương mại toàn cầu, với mỗi thay đổi lớn trong nguồn cung và nguồn cầu. Ví dụ trong tháng 3/2020, do lo sợ những lệnh cách ly xã hội và viễn cảnh cách ly toàn cầu, các hộ gia đình đã tranh nhau tích trữ hàng hóa tiêu dùng, khiến các nhà cung ứng không nắm bắt kịp nhu cầu, các kệ siêu thị bị quét sạch, giá thực phẩm đóng hộp và mì sợi ở một số khu vực tăng gấp 7 lần.

Tuy nhiên, những nguồn cung lương thực thay thế cuối cùng vẫn được tìm ra và quản lý hiệu quả. Ví dụ, tờ Economist cho biết, khi bị các thương lái Ấn Độ ngừng ký hợp động xuất khẩu lương thực trong tháng 4, Carrefour - một tập đoàn siêu thị Pháp - đã tìm ra những nguồn cung thay thế tại Pakistan và Việt Nam, và mở đường nhập khẩu thịt bò từ Romani. Siêu thị này cũng tăng hạn mức dự trữ các nhu yếu phẩm như giấy vệ sinh và bột mì từ 30 ngày lên thành 90 ngày. Tesco, thương hiệu tạp hóa lớn nhất nước Anh, cũng tranh thủ lúc tỷ lệ thất nghiệp cao do Covid-19 gây ra để tiếp nhận hàng ngàn lao động từ 1,3 triệu đơn xin việc làm mà họ nhận được trong tháng 3 - cao hơn 10 lần so với bình thường. Tuy nhiên, những nhu cầu này thường không kéo dài, đặc biệt là khi người tiêu dùng bình tâm trở lại và thoát khỏi nổi ám ảnh "mua sắm phòng ngừa tận thế".

Trong tình hình hiện tại, thách thức đối với người nông dân và các nhà sản xuất là làm thế nào để giữ cho chuỗi cung ứng hoạt động ổn định, đặc biệt là khi phần lớn các nhà hàng và quán ăn đã đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động, khiến họ mất đi 30% lượng khách tiêu dùng. (Các khách hàng thường không mua cùng một loại thực phẩm ở siêu thị, nhưng ăn cùng một loại thực phẩm ở nhà hàng. Đây cũng là một thách thức cạnh tranh đối với nhà sản xuất). Hệ quả là một số nhà cung ứng thực phẩm đã phải cắt giảm sản lượng, chẳng hạn như những ngư dân Pháp đã phải thả hai phần ba lượng cá đánh bắt được, hay Australia gặp tình trạng dư thừa trái bơ. Ngoài ra, những thùng bia dự trữ cũng bị hỏng do quán bar đóng cửa quá lâu, và một số nông dân buộc phải đổ sữa cho bò uống do nhu cầu tiêu thụ sữa không còn, khi các cửa hàng cafe đóng cửa. Tờ Economist ước tính rằng Liên minh Châu Âu sẽ phải đổ bỏ lượng khoai tây trị giá 430 triệu USD, và tỷ lệ thực phẩm thừa tại Mỹ sẽ tăng từ 30% lên 40% trong năm 2020, trong khi mọi người phải xếp hàng dài để xin thực phẩm cứu trợ.

Ngoài ra, với sự tắt nghẽn giữa nguồn cung và nguồn cầu thịt các loại, chẳng hạn như thịt heo, người ta ước tính mỗi ngày có khoảng một triệu con lợn bị bỏ lại trong các trang trại, và chủ trang trại đang chật vật để xử lý chúng, vì các lò mổ cắt giảm 40% sản lượng chế biến do nhu cầu tiêu thụ giảm. Khủng hoảng an ninh lương thực chỉ khiến giá cả cao hơn và gây chậm trễ bất tiện cho những tầng lớp giàu có, nhưng đây lại là một mối đe dọa thực sự đối với những tầng lớp nghèo hơn, và các nhà sản xuất thì có thể bị phá sản. Với việc toàn bộ vụ mùa bị héo úa vì nông dân không thể thu hoạch, do họ không tìm được người thu mua, hoặc do không tìm được nhân công thích hợp để làm công việc này vì biên giới đóng cửa với người nhập cư, liệu ngành nông nghiệp và sản xuất thực phẩm sẽ đứng vững trước những áp lực đang diễn ra? Liệu chúng ta có cần cải cách ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ robot vào giai đoạn "bình thường mới", nhất là khi những loại công nghệ này khắc chế được những rủi ro mà Covid-19 gây ra? Cuối cùng, câu hỏi then chốt đặt ra là: liệu quy trình sản xuất và mua bán thực phẩm này có bền vững? Olivier De Schutter, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền lương thực từng tranh luận rằng lĩnh vực thương mại lương thực cần được xây dựng dựa trên ý tưởng xem lương thực như một quyền, chứ không phải hàng hóa thương mại. Ông ủng hộ việc trao quyền ra quyết định cho các công đồng bị ảnh hưởng, đầu tư xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, và dần dần đưa con người thoát khỏi sự lệ thuộc vào lương thực nhập khẩu trong dài hạn. Những hành động này có thể đóng góp đáng kể vào khái niệm "một tiến trình toàn cầu hóa và tự chủ" trong ngành lương thực và các ngành nghề liên quan khác.

Nguồn: SCOOP

Từ khóa: toàn cầu hóa, an ninh lương thực, covid-19, khủng hoảng kinh tế, hiệp định thương mại

Hậu Covid-19

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007418879
Go to top